Nói chung, gia đình thuộc thế hệ chúng tôi hồi những năm 1950 là thuộc kiểu gia đình

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 73)

- Khía cạnh thứ ba “Gắn bó và Tách rời”

2. Nói chung, gia đình thuộc thế hệ chúng tôi hồi những năm 1950 là thuộc kiểu gia đình

tôi hồi những năm 1950 là thuộc kiểu gia đình truyền thống, phổ biến là nếp nhà “nam ngoại nữ nội”. Do đó, người mẹ là nguồn cung cấp những tri thức chủ yếu cho con cái. Không phải vô cớ, từ xưa thế nhân vẫn đổ lỗi cho mẹ, rằng: “Con hư tại mẹ” hoặc “Con dại cái mang”! Cứ như rằng việc dạy dỗ con cái hết thảy đều dồn hết vào hai vai mẹ. Mặc dù, quan điểm quan phương của chế độ phụ quyền lại thường trích dẫn thánh hiền, rằng: “Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao” (kinh Thi), theo đó, công lao của cha mẹ đối với con cái gom vào chín điều khó nhọc, gọi là “cửu tự cù lao”: sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), xúc (cho bú), trưởng (nuôi lớn), dục (dạy dỗ), cố (đoái tưởng, lo toan đến), phục (săn sóc dạy bảo) và phúc (bảo vệ). Nghĩ xem: Chín việc ấy việc gì mà mẹ không làm!

Ngành xã hội học xác định xã hội hóa là nền tảng quan trọng trong loài người chúng ta. Đó là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời, qua đó cá nhân phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình. Chính nhờ sự hiểu biết xã hội mỗi cá nhân mới có được khả năng tồn tại và mặt khác, kinh nghiệm xã hội tạo ra nền tảng nhân cách. Nhân cách bao gồm việc chúng ta suy nghĩ ra sao về thế giới và về bản thân mình, chúng ta phản ứng cảm xúc ra sao với các tình huống khác nhau và với người khác, và chúng ta và hành động như thế nào trong đời

sống hằng ngày. Nói cách khác, nhân cách là hệ thống tư duy, cảm xúc và hành vi có tổ chức.

Xã hội hóa diễn ra trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ đời sống, song tập trung vào thời thơ ấu và gia đình là bối cảnh đầu tiên của xã hội hóa: có tầm quan trọng chủ yếu trong việc định dạng ban đầu thái độ và hành vi đứa trẻ. Trong những năm đầu tiên đối với hầu hết cá nhân, gia đình là thế giới xã hội. Điều này chỉ ra vai trò, ảnh hưởng của mẹ là đặc biệt quan trọng và những bài hát ru của mẹ không chỉ mở ra cho con những tri thức mà còn gieo trồng những mầm mống xúc cảm dạt dào tình thương cùng những mỹ cảm định hướng cho hành vi.

Cho đến giờ, dù đã từng đọc đi đọc lại kho tàng ca dao từ các sưu tập bề thế, song mỗi khi va đập với đời tôi vẫn cứ như mãi băn khoăn về nghĩa lý nội dung của không ít bài hát ru mà mẹ tôi thường hát.

Một mai ai chớ bỏ ai,

Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim. Một mai, trống lủng khó hàn,

Dây dùn khó dứt, người ngoan khó tìm.

Không chỉ những bài hát ru chỉ ra những chuẩn tắc ứng xử, triết lý sống như vậy đeo đuổi lâu dài mà còn lắm những tra vấn không dễ dứt khoát, cứ như câu hỏi treo lửng lơ mãi trong dòng chảy của thời gian.

Ra đi mẹ có dặn dò,

Sông sâu đừng lội, đò đầy đừng đi. Sông sâu đừng lội thì trưa,

Đò đầy bước xuống ai đưa một mình?

Thế đấy, không ít lúc chúng ta phải chọn lựa cái ít xấu hơn trong hai cái xấu vì trên đời hiếm khi có sẵn cái tốt và cái xấu rạch ròi để chọn lựa. Đó là bài học quan trọng.

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)