Là một vốn liếng vô cùng giá trị cho tất cả mọi người Việt

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 38 - 39)

trị cho tất cả mọi người Việt Nam chúng ta. Vốn liếng này hoàn toàn phản ảnh các giá trị Kitô Giáo.

Thực vậy, Công Đồng Vatican II đã tóm tắt tất cả các điều trên trong đoạn 11 của hiến chế về Giáo Hội, Gaudium et Spes, “Do sự kết hợp vợ chồng mà gia đình được hình thành, từ đó sinh ra những công dân của xã hội loài người; những

con người ấy nhờ ơn của Thánh Thần được trở nên con cái của Chúa qua bí tích rửa tội ngõ hầu bành trướng Dân Chúa trải qua dòng thời gian. Ở trong gia đình, tựa như trong một Giáo hội gia thất (velut Ecclesia domestica), cha mẹ phải là những người tiên phong rao giảng đức tin, bằng lời nói cũng như bằng gương lành; cha mẹ cần phải cổ võ ơn gọi riêng của mỗi người con, đặc biệt là ơn gọi tận hiến“.

Yếu tố nam nữ để sinh ra con cái đã được nhấn mạnh ngay từ đầu. Mối liên hệ giữa các chủ thể này được tóm gọn trong hình ảnh “giáo hội tại gia”. Ngoài ý nghĩa một tế bào của Giáo Hội, nơi giúp cho Giáo hội được tăng trưởng và cũng là nơi hình thành Giáo hội qua việc rao truyền đức tin, giáo hội tại gia còn nhắc ta nhớ tới “thần học gia đình” của các giáo phụ, khi các vị không ngừng khuyên nhủ các đôi bạn hãy tiếp tục cố gắng duy trì nhà mình, nghĩa là gia đình thành một “Giáo hội“, bởi vì gia đình là… nơi thể hiện tình yêu của đức Kitô đối với Hội thánh, nơi biểu hiện tình yêu thông hiệp giữa ba ngôi Thiên Chúa, nơi mà đức Kitô hiện diện khi có hai ba người ý hợp tâm đồng, nơi mà các thành viên thực thi bác ái không những giữa các phần tử trong nhà mà còn mở rộng tới đối với người ngoài nữa.

Theo linh mục Giuse Phan Tấn Thành, O.P., Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh tới các điểm trên trong bài giảng với các gia đình hành hương đến từ 75 quốc gia trên thế giới; một sự kiện trong khuôn khổ năm Thánh Đức Tin. Trước

150 ngàn tín hữu hôm đó, Đức Thánh Cha nói rằng: “Niềm vui chân thực mà ta nếm hưởng trong gia đình không phải là một cái gì hời hợt, không đến từ sự vật, từ những hoàn cảnh thuận tiện. Niềm vui chân thực đến từ một sự hòa hợp sâu xa giữa con ngừơi, mà mọi người đều cảm thấy trong tâm hồn, nâng đỡ nhau trên con đường đời. Nhưng ở căn cội tâm tình vui mừng sâu xa ấy có sự hiện diện của Thiên Chúa trong gia đình, có tình thương đón tiếp, của Ngài, tình yêu từ bi, tôn trọng mọi người. Và nhất là một tình yêu kiên nhẫn: kiên nhẫn là một đức tính của Thiên Chúa và Chúa dạy rằng trong gia đình phải có tình yêu kiên nhẫn như thế, mỗi người đối với nhau. Chỉ mình Thiên Chúa biết kiến tạo sự hòa hợp giữa những khác biệt. Nếu thiếu tình thương của Thiên Chúa, thì cả gia đình cũng mất đi sự hòa hợp, và thái độ duy cá nhân chủ nghĩa sẽ trổi vượt, và niềm vui bị tắt lịm. Trái lại, gia đình nào sống niềm vui đức tin thì tự nhiên cũng thông truyền, là muối đất và là ánh sáng thế gian, là men cho xã hội”.

Thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 2013 cũng nhắc nhở ý nghĩa của gia đình như giáo hội tại gia, khi nhấn mạnh rằng gia đình là cộng đoàn yêu thương bằng tình yêu hợp nhất thủy chung; và gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống…

Khía cạnh sống chung, tuy mặc nhiên đã được bao hàm trong hạn từ “kết hợp” và cả trong hạn từ “giáo hội tại gia”, nhưng vẫn đã được minh nhiên hóa trong một thuật ngữ khác của Bộ Giáo

Luật năm 1983. Thực thế, Bộ Luật này đã không dùng các kiểu nói cổ điển như communio vitae, coniunctio vitae, mà chọn kiểu nói consortium vitae (GL đ. 1055 §1; 1096 §1; 1098; 1135). Theo nguyên ngữ, “consortium” (con + sors) có nghĩa là chia sẻ một số phận, do đó có thể bao gồm một nội dung rất phong phú. Nói rằng hôn nhân là “consortium vitae” có nghĩa là một cộng đồng năng động với quyền lợi và nghĩa vụ hỗ tương giữa vợ chồng. Nó bao gồm: a) việc hai người chung sống với nhau, đùm bọc che chở nhau (communio vitae, mutuum adiutorium); b) việc thông hiệp với nhau cả hồn (yêu thương) cả xác (sự giao hợp hướng tới sự truyền sinh) một cách trường tồn và độc hữu.

Theo Đức Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc (Mầu Nhiệm Ba Ngôi, Nền Tảng Của Thần Học Về Gia Đình, tgpsaigon.net), Đức Gioan Phaolô II, với bức tâm thư gửi các gia đình năm 1994, đã đào sâu hơn nền thần học gia đình khi sử dụng hạn từ hiệp thông để nói lên mối tương quan giữa các thành viên trong gia đình: “gia đình được coi như cộng đồng những ngôi vị kết hiệp với nhau trong tình yêu (Hiệp Thông các ngôi vị). Cách hiện hữu và cách sống chung của những người trong gia đình là hiệp thông, quy chiếu về khuôn mẫu “chúng ta Thần Linh”. Chỉ các ngôi vị mới có thể sống hiệp thông… Sự hiệp thông đôi bạn làm nảy sinh cộng đồng gia đình. Chính vì thế, cộng đồng này phải thấm nhuần tình yêu hiệp thông”.

Như thế, đủ hiểu ta có thể phong phú hóa nền mục vụ gia đình của ta bằng cách thánh hóa và hội nhập một số yếu tố tích cực trong quan niệm mở rộng của truyền thống gia đình Việt Nam

Thiển nghĩ, một trong các yếu tố đó là tinh thần gia tộc. Thực vậy, truyền thống gia đình Việt Nam coi trọng tinh thần gia tộc này, chứ không chỉ thu mình vào ý niệm gia đình hạt nhân như ở Tây Phương. Đã đành các yếu tố kinh tế xã hội hiện nay mỗi ngày mỗi ảnh hưởng xấu tới tinh thần này, nhưng nó vẫn được đại đa số các gia đình Việt Nam coi như một gia tài qúy giá nói lên tình liên đới giữa những người cùng sinh ra từ một ông tổ, gần nhất, là từ một ông bà: “Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì’; “nó lú chú nó khôn”…

Một yếu tố tích cực khác cần được hội nhập và thánh hóa là sự nối kết chặt chẽ giữa các thế hệ trong gia đình, khiến các thế hệ này luôn nghĩ tới nhau, khích lệ nhau, thậm chí còn quên mình hy sinh cho nhau. “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”; “cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con”…Cụ Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, cho rằng “Người Việt Nam có cái kiến giải tầm thường và chắc chắn hơn, chỉ trông cậy vào con cháu để lưu truyền nòi giống và tiếp nối sự nghiệp của tổ tiên. Người ta đã có quan niệm ấy thì sở dĩ làm điều thiện ở đời, sở dĩ có lúc hy sinh, không phải cốt cầu vinh nhục, cũng không mong giải thoát khỏi vòng luân hồi, mà chỉ cốt lưu chút phúc ấm cho con cháu đời sau. Người có lòng ác cũng không sợ ngày thẩm phán cuối cùng hoặc ở hình phạt địa ngục mà chỉ sợ con cháu bị ác báo mà thôi”. Ai cũng biết, Nho Giáo đã gần như “thần tượng hóa” cha mẹ khi các ngài đã qua đời và những vị “thần” này, với quyền phù hộ mạnh mẽ, vẫn quanh quẩn bên con cháu trong mọi bước đường đời của chúng. Cốt lõi của triết lý này tức mối liên kết giữa mọi thành phần của gia đình, cả sống lẫn chết, thiển nghĩ không xa lạ gì với mầu nhiệm hiệp thông các thánh của người Công Giáo.

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)