Chén lễ bị chiến binh Hồi giáo bắn được trưng bày tại nhà thờ

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 126)

- Tục hoá khi biến “không gian thánh” (Phụng Vụ) trở thành “phàm tục”: Hội Thánh thành “Trạm thu phí”:

Chén lễ bị chiến binh Hồi giáo bắn được trưng bày tại nhà thờ

bắn được trưng bày tại nhà thờ ở Tây Ban Nha

Một số nhà thờ ở giáo phận Malaga của Tây Ban Nha đang trưng bày một chén lễ đã bị chiến binh Nhà nước Hồi giáo bắn, để nhắc nhớ các tín hữu về các tín hữu bị bách hại và cầu nguyện cho họ.

Chén thánh được cứu khỏi một nhà thờ của GHCG Syria ở thị trấn Qaraqosh, ở vùng bình nguyên Ninive của Iraq, được tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ mang đến Malaga để trưng bày trong các Thánh lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu bị bách hại.

Chén thánh đã bị các chiến binh thánh chiến Hồi giáo dùng để tập bắn, sau đó đã được làm phép lại và được trưng bày trong các Thánh lễ tại nhiều nơi trên thế giới.

Nâng cao nhận thức thức về cuộc bách hại các Ki-tô hữu

Ba Ana Maria Aldea, một đại diện của tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ giải thích mục đích của việc trưng bày chén thánh trong các Thánh lễ là “để cho dân chúng Malaga thấy được cuộc bách hại tôn giáo mà nhiều Kitô hữu ngày nay phải chịu.” Bà nói tiếp: “Khi các bạn nhìn thấy chén thánh này với lỗ thủng do đạn bắn, đó

là khi bạn ý thức về cuộc bách hại các Kitô hữu đang chịu đựng tại những nơi này.”

Một tội ác diệt chủng

Nhà nước Hồi giáo xâm chiếm miền bắc Iraq vào năm 2014. Quân đội của họ tràn đến vùng bình nguyên Ninive, nơi có những thị trấn với đa số Kitô hữu, buộc hơn 100.000 Kitô hữu di tản đến vùng Kurdistan của Iraq để lánh nạn. Trong thời gian chiếm đóng, quân đội Nhà nước Hồi giáo đã phá hủy nhiều gia cư và cơ sở kinh doanh Kitô giáo. Một số nhà thờ cũng bị phá hủy hoặc làm hư hại nghiêm trọng.

Năm 2016, Liên hiệp châu Âu, Hoa Kỳ và Anh quốc đã tuyên bố việc Nhà nước Hồi giáo nhắm mục tiêu vào các Kitô hữu và các tôn giáo thiểu số khác là một tội ác diệt chủng.

Vào năm 2017, Nhà nước Hồi giáo đã bị đánh bại phần lớn và bị đánh đuổi khỏi lãnh thổ của họ ở Iraq, bao gồm cả Mosul và các thị trấn ở vùng bình nguyên Ninive. Một số đông Kitô hữu đã trở về các thị trấn bị tàn phá của họ để xây dựng lại, nhưng nhiều người ngần ngại quay trở lại do tình hình an ninh bất ổn. (CNA 28.08.2020)

(Hồng Thủy - Vatican News)

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)