Sự tương đồng liên tôn về gia đình

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 36)

gọi toàn thể Giáo Hội Công Giáo và những người thiện chí khắp thế giới cùng suy niệm và tái tạo hình ảnh nguyên thủy của gia đình, không hẳn để đưa ra một chủ trương mới, một đề án mới, một lý thuyết mới mà là một cách sống mới nói lên vẻ đẹp tinh khôi của gia đình.

Trong chiều hướng ấy, chúng tôi sẽ lần lượt

trình bầy một số khía cạnh của mục vụ gia đình. Nói đến mục vụ gia đình, dĩ nhiên nói tới khía cạnh thực hành lý tưởng gia đình. Ngoại trừ một vài thông tin nền ra, chúng tôi chỉ tập chú vào khía cạnh thực hành này mà thôi. Hạn từ gia đình ở đây cũng có nghĩa giới hạn: đó là hình thức gia đình truyền thống, gồm cha mẹ và con cái (nếu có), chứ không đề cập tới các hình thức “gia đình” đa dạng hiện nay theo cái hiểu của truyền thông thế tục.

1. Sự tương đồng liên tônvề gia đình về gia đình

Trước khi đi vào mục vụ gia đình nói chung, tưởng cũng nên nói qua về gia đình truyền thống Việt Nam nói riêng. Gia đình truyền thống này, xét chung, không xa ý niệm Kinh Thánh bao nhiêu, nhất là các yếu tố cấu thành ra nó. Thực vậy, theo nhà tâm lý học Ngô Công Hoàn, gia đình này bao gồm 6 yếu tố sau đây:

- Là một nhóm xã hội có từ 2 người trở lên - Trong gia đình, phải có giới tính (nam, nữ) - Quan hệ trong gia đình phải là quan hệ ruột thịt huyết thống nghĩa là có quan hệ tái sản xuất con người.

- Các thành viên trong gia đình phải gắn bó với nhau về đặc điểm tâm sinh lý.

- Gia đình phải có ngân sách chung. - Gia đình phải sống chung một nhà.

Sáu đặc điểm trên hiện vẫn còn trong tâm thức người Việt Nam. Hiện tượng ở Hoa Kỳ với 45% người dân coi một đôi không cần kết hôn nhưng chỉ sống chung với nhau vẫn được coi là một gia đình thực thụ, 33% người dân coi các đôi cùng giới tính có nuôi nấng con cái cũng là gia đình…

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 36)