Không một loài nào bị lãng quên Dẫn nhập:

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 82 - 83)

- Khía cạnh thứ ba “Gắn bó và Tách rời”

Không một loài nào bị lãng quên Dẫn nhập:

Dẫn nhập:

Trên “thân thể của “một người chị đang khóc” Ngay dòng đầu tiên của số 2 Thông điệp Laudato Sí, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vẽ lên một hình ảnh trái đất khá đau thương: “Người chị nầy giờ đây đang kêu khóc vì chúng ta đã tiêm nhiễm lên chị những mối nguy qua cách sử dụng vô trách nhiệm và lạm dụng của cải vật chất Thiên Chúa ban tặng”. (LS 2).

Trong khi đó, nhà văn Mạc Ngôn (Trung quốc) đã mô tả “dung nhan người chị nầy” chi tiết hơn như sau: “Chúng ta khoan vào trái đất trăm ngàn lỗ thủng, chúng ta làm ô nhiễm các dòng sông, đại dương và không khí, chúng ta tập trung lại một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những công trình kiến trúc kỳ quái, đặt cho nó cái tên mỹ miều là “Thành phố”, chúng ta ở trong thành phố nầy thoải mái phóng túng những dục vọng của mình, tạo ra những thứ rác rưởi vĩnh viễn khó mà tiêu huỷ được… Địa cầu bốn bề lửa khói, toàn thân run rẩy, biển cả kêu gào, cát bụi bay khắp nơi, hạn hán lũ lụt, bệnh tật lan tràn… đều liên quan đến sự phát triển bệnh hoạn của khoa học kỹ thuật dưới sự kích thích bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển”.[1]

Việt Nam là một trong những “nước phát triển” đó. Vậy chúng ta thấy gì?

Nếu tôi không lầm, vào khoảng tháng 4, năm 2016, cộng đồng cư dân mạng xôn xao bàn tán bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam[2]. Xin được trích mấy câu:

Đất nước mình buồn quá phải không anh Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc Rừng đã hết và biển thì đang chết

Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...

Chắc chắn, với 4 câu thơ trên, cô giáo Lam đã muốn khắc hoạ một “bức tranh môi trường đầy ảm đạm” qua đại “thảm hoạ Formosa 2016” mà đồng bào duyên hải các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên đang oằn mình gánh chịu. Trong khi đó, tác giả Trần Văn Chánh đã nhận định rằng: “Hiện trạng làm dự án gây hậu quả nghiêm trọng khủng khiếp về nhiều mặt nên có nhà thơ nào đó đã cảm khái vô hạn làm ra mấy câu thơ đang được một số người truyền khẩu:

Bây giờ ruộng đổ bê tông,

Cây đa đã cụt, dòng sông đã què… Heo may thổi dọc triền đê,

Nghe câu dự án mà tê tái lòng…[3]

Thế nhưng, “Đất nước mình” không chỉ “rừng đã hết và biển thì đang chết”, “cây đa đã cụt, dòng sông đã què”… mà theo đánh giá khả tín của các nhà chuyên môn “trong luồng” lẫn “ngoài luồng”, thì Việt Nam ta, gần như “cả nước bị ô nhiễm”, và đang trong “tình trạng báo động”. [4] Không chỉ dừng lại ở “tình trạng báo động”, mức độ ô nhiễm xem ra còn tồi tệ hơn thế nữa ! Riêng tác giả Trần Văn Chánh, sau một loạt nghiên cứu các sự cố “thảm hoạ môi trường” nổi cộm tại Việt Nam trong mấy năm gần đây như: Vedan và sông Thị Vãi, Thuỷ điện Đồng Nai và vườn quốc gia Cát Tiên, Bô-xít Tây nguyên[5]… đã nhắc lại nhận định của Giáo sư Võ Quý về

tình trạng phá huỷ môi trường nghiêm trọng ở Việt Nam là “đang tiến đến chỗ không kiểm soát nổi”, và những thiên tai liên tiếp vừa qua ở Việt Nam như lũ quét, các trận ngập lụt lịch sử… không thể gọi là thiên tai mà chính là nhân tai, “lấp hết hồ ao, lấn sông lấn ngòi thì nước thoát vào đâu mà không ngập úng. Chặt hết cây rừng, thì lấy gì giữ nước mà không lũ quét…” (Xem báo Tuổi Trẻ, 26.11.2008)[6]

Nhưng cũng có người sẽ lý luận: Nói cho hung chứ có gì nghiêm trọng đâu. Việt nam xử lý tốt mà. Bằng chứng là việc “đối phó và xử lý thành công với dịch cúm Vũ Hán” ! Thật ra, dưới góc độ khoa học và chứng minh thực tế, ô nhiễm môi trường còn nguy hại hơn con Covid-19 nhiều. Mời đọc một phân tích và nhận định sau đây: “Các chuyên gia cảnh báo rằng không khí bẩn còn nguy hiểm hơn con virus corona đang làm cả thế giới phải hoảng sợ vì thực tế cho thấy ô nhiễm không khí khiến số người chết gấp 19 lần so với sốt rét, gấp 16 lần so với bạo lực, gấp 9 lần so với HIV/Aids, gấp 45 lần so với nghiện rượu và gấp 60 lần so với lạm dụng ma túy.”[7] Mà đó chỉ mới nói đến “ô nhiễm không khí”; nếu tính chung các thảm hoạ môi trường, thì người ta không ngần ngại dự báo một “ngày huỷ diệt”, ngày tận thế” của địa cầu không còn xa: “Ngày nay, ngày càng có nhiều người và nhiều dân tộc ý thức được rằng, nếu đứng trên quan điểm khủng hoảng sinh thái, khả năng huỷ diệt nhân loại bắt nguồn từ sự huỷ diệt môi trường dẫn tới biến đổi khí hậu là một điều hoàn toàn có thể xảy ra…”[8]

Nhiều nhà nghiên cứu về “môi trường” (Trung Quốc) đã không ngần ngại ví von “thảm họa về môi trường” hiện nay chẳng khác nào “thanh gươm Đamôclét đang treo lơ lửng trên đầu chúng ta”[9], trong đó phải kể đến đập Tam Hiệp, một công trình thuỷ điện “tồn tại các vấn đề về sinh thái, địa chất..., chứng tỏ các “vấn đề” đó đã trở nên vô cùng nghiêm trọng”[10].

Riêng Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, dưới cái nhìn của một chuyên viên về Học thuyết xã hội Công Giáo, cũng có một nhận định tương tự về tình trạng bi đát trên mà nguyên nhân lại chính là con người: “Rất tiếc trong mấy thế kỷ vừa qua con người không những không tôn trọng những nguyên tắc nền tảng nói trên, mà trái lại đã khai thác thiên nhiên một cách tùy tiện, ích kỷ và tàn bạo. Hậu quả bi thảm là đã phá vỡ mối tương quan hài hòa giữa con người với môi trường sinh thái và đẩy trái đất đến bờ vực thẳm của diệt vong!”[11] Đứng trước tình trạng môi trường bi đát như thế, thì Giáo Hội, những người Kitô hữu, đặc biệt người Công Giáo Việt Nam cần phải làm gì? “Một lời kêu gọi mang tính luân lý” hay “tự mãn” của “kẻ dạy đời” mà không đưa ra một định hướng và chứng tỏ bằng hành động nào; hay, “Lòng can đảm dám hy vọng phải được kết hợp với việc tìm tòi nghiên cứu và sẵn sàng hành động.” ! (Xem tài liệu DOCAT)[12]. Để trả lời cho vấn nạn trên, và đề nghị một nền “mục vụ môi trường” tại Việt Nam trong viễn tượng và dưới ánh sáng của Thông điệp Laudato Sí, xin được tập trung vào các chủ điểm sau đây:

- CHÚNG TA THẤY GÌ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM HÔM NAY (XEM - NHẬN DIỆN)

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)