Thiên nhiên nầy đang bị giảm sút một cách nhanh chóng…do các khu vực cư trú của chúng bị phá

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 88 - 89)

I. CHÚNG TA THẤY GÌ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM HÔM NAY

64 thiên nhiên nầy đang bị giảm sút một cách nhanh chóng…do các khu vực cư trú của chúng bị phá

chóng…do các khu vực cư trú của chúng bị phá hoại vì nạn phá rừng và nguồn nước bị ô nhiễm, nạn săn bắt bừa bãi…thậm chí một vài loài bị tiêu diệt hoàn toàn…”[36]. (x. VÕ QUÝ về nạn buôn bán động thực vật hoang dã).[37]

2.3. Tàn phá sinh thái biển:

Việt Nam đứng hàng thứ 33/154 quốc gia có bề dài duyên hải dài nhất thế giới với chiều dài duyên hải 3444 cây số. Nên biết rằng, có 47 quốc gia trên thế giới hoàn toàn nằm trong lục địa (không tiếp diện với biển) và 35 quốc gia có chiều dài duyên hải chưa đến 100 cây số. Bởi vậy, xét về mặt bề dài duyên hải, Việt Nam không phải là kém.[38] Riêng vùng lãnh hải, Việt nam có “khoảng 226.000 km2 với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ và nhiều rặng san hô phong phú là nơi sinh sống của hàng ngàn loài động vật và thực vật có giá trị”[39].

Nói đến biển là nói đến mạng lưới khai thác đánh bắt hải sản vô tội vạ, triệt phá nhiều vùng có rạn san hô, dùng thuốc nổ, lưới giã cào, nuôi trồng hải sản bất kể…; trong khi đó, các nhà máy (nhiệt điện, chế biến, các khu công nghiệp…) hằng ngày xả thải…

Riêng hệ sinh thái “rừng ngập mặn” ven biển và tại các đầm, hồ (trong đó có rừng cây mắm ở Thị Nại) thì nạn nuôi tôm, nuôi cá đã tàn phá không thương tiếc[40]. Đúng là “Rừng đã hết và biển thì đang chết” ! (x. BRIAN EYLER, Những ngày cuối của dòng Mekong hùng vĩ)[41].

2.4. Biến đổi khí hậu:

Laudato Sí đã nhận định về “Biến đổi khí

hậu” như sau: “Biến đổi khí hậu là một vấn đề mang tính toàn cầu với những hệ quả nghiêm trọng đến môi trường, xã hội, kinh tế, chính trị … Nó đại diện cho một trong những thách đố chính mà nhân loại ngày nay đang đối diện” (LS 25). Quả vậy, từ khoảng thập niên 80 của thế kỷ trước (1980), hình như diễn đàn “biến đổi khí hậu” được thế giới quan tâm và tốn nhiều giấy mực. Kể từ “bản báo cáo của tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu năm 1990 (Intergovernmental Panel on climate change - IPCC), nhiều thoả thuận và hiệp ước liên quan đến chuyên đề nầy ra đời:

- Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change, UNFCCC hoặc FCCC), một hiệp ước quốc tế về môi trường được đàm phán tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất diễn ra tại Rio de Janeiro từ ngày 3 đến 14 tháng 6 năm 1992.[42]

- Nghị định thư Kyoto là một nghị định với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính được ký kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba (COP3) khi các bên tham gia họp nhóm tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005.[43]

- Thoả thuận chung Paris một thoả thuận lịch sử trong cuộc họp COP 21 về biến đổi khí hậu của 200 quốc gia được thông qua ngày 13/12/2015 và chính thức có hiệu lực vào 22/4/2016. (Đây cũng là hiệp ước mà nước Mỹ bị Tổng thống Mỹ D. Trump rút tên vào năm 2017).[44]

Riêng tại Việt Nam, theo đánh giá của cơ quan chuyên trách về môi trường của Liên Hiệp Quốc thì: “Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 - 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm.. Biến đổi khí hậu đã làm cho những thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng - hệ quả của biến đổi khí

hậu.”[45] (x. Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp)[46]

Có nhiều nguyên nhân làm “biến đổi khí hậu”, nhưng tác nhân chính gần như do “khí thải” gây nên “hiệu ứng nhà kính”[47] đã làm cho trái đất nóng lên, sinh quyển xáo trộn, đại dương và các vùng băng cực biến động, các loài vi sinh vi khuẩn độc hại phát triển, khan hiếm nguồn nước, lũ lụt, hạn hán thường xuyên…(x. Hậu quả của biến đổi khí hậu)[48] Bàn về đa dạng sinh thái và biến đổi khí hậu và những tác động an nguy liên quan không thể nói hết ở đây. Riêng Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành nguyên 11 số trong Laudato Sí để “xem xét” vấn đề nghiêm trọng nầy; và định hướng cơ bản để giải quyết, cuối cùng, vẫn là “dưới ánh sáng của đức tin”: “Tất cả các loài thụ tạo đều có liên hệ với nhau, mỗi loài phải được nuôi dưỡng bằng tình yêu và sự tôn trọng, vì tất cả chúng ta là những sinh vật sống lệ thuộc vào nhau. Mỗi vùng chịu trách nhiệm chăm sóc cho gia đình này. Cần có trách nhiệm khám phá cẩn trọng các chủng loại trong mỗi vùng đất, với tầm nhìn phát triển những chương trình và chiến lược bảo vệ và chăm sóc đặc biệt cho các chủng loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.” (LS 42).

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)