Nhiễm “môi trường phi vật chất” và suy thoái cuộc sống:

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 89 - 90)

I. CHÚNG TA THẤY GÌ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM HÔM NAY

3. nhiễm “môi trường phi vật chất” và suy thoái cuộc sống:

thoái cuộc sống:

Về chuyên đề nầy, Laudato Sí lưu ý: “Con người cũng là những thụ tạo của thế giới này, vui hưởng quyền được sống và hạnh phúc, được ban tặng một phẩm giá độc nhất. Vì thế

chúng ta không thể không nhìn nhận những tác động của suy thoái môi trường lên đời sống con người, những khuôn mẫu phát triển hiện tại và nền văn hoá loại bỏ.” (LS 43). Sau đây, xin “điểm danh” vài “chỉ dấu” của “ô nhiễm môi trường phi vật chất”, tức đời sống văn hoá, xã hội, đạo đức…của con người.

3.1. Ô nhiễm môi trường văn hoá, xã hội.

Thử nghe cách phân tích của nhà văn Hân Phan trong bài “NGƯỜI VIỆT NAM HÈN HẠ”: “Một xã hội mà người ta đang sẵn lòng thuốc chết nhau đi từng ngày bởi tiền bạc bất kể lương tri. Làm quan thì chỉ lo vơ vét, tham nhũng, quỳ gối trước ngoại bang để duy trì sự thống trị trước nhân dân. Gần 40 năm thống nhất, việt nam có hơn gì thời chiến ngoài đống xe máy chạy đầy đường... trong túi ai cũng có một cái điện thoại di động? Dù nhà ở không có, đất đai không có, bảo hiểm không có, tương lai cho con cái không có,... nhưng bia rượu chảy tràn lan mỗi ngày trong quán nhậu. Người ta được ru giấc suốt 40 năm bằng niềm ước mơ cháy bỏng “cơm no, áo ấm.” Hạnh phúc chỉ thế thôi! Muốn hạnh phúc hơn thì hãy làm giàu, làm giàu, làm giàu! “Doanh nhân là chiến sĩ thời bình.” Cứt! Tôi ỉa vào cái khẩu hiệu sặc mùi con buôn, đầy phân chợ trời đó! …”[49](x. HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI)[50]

Nếu đi sâu vào các lãnh vực như y tế, giáo dục, hành chánh, kinh doanh… chúng ta sẽ còn phát hiện nhiều “hiện thực ô nhiễm” như một thứ virus đang lây lan: sự dối trá, giả mạo, vô trách nhiệm, vô cảm, ích kỷ, tham lam, nhũng lạm, duy lợi nhuận…. Đó là chưa kể có một loại “ô nhiễm cuộc sống” rất phổ thông: “ô nhiễm tiếng ồn”. Ngoài đường là xe cộ, đường phố xóm làng là “loa kẹo kéo”, những “sân khấu karaoke tự biên tự diễn thâu đêm suốt sáng, những âm thanh đinh tai nhức óc của máy móc xây dựng công trình…; tất cả đã góp phần không nhỏ làm “suy thoái cuộc sống”.[51]

3.2. Môi trường tín ngưỡng, tôn giáo:

Từ một nền văn hoá đặt nền tảng trên lý thuyết “duy vật vô thần”, nên môi trường tín ngưỡng, tôn giáo (nhất là các tín ngưỡng tôn giáo bình dân) đã biến thái trầm trọng: đền chùa, miếu

Dân Chúa on line số 64

mạo, các lễ hội (Chùa Hương, Đền Trần…) trở thành nơi để “cầu lộc, cầu tài, cầu chức tước và hạnh thông trong sinh mệnh chính trị…: “Không thể không nói đến tôn giáo khi đất nước ta có một lượng người tín ngưỡng rất lớn. Mục đích của tôn giáo hiển nhiên là giáo dục điều thiện. Nhưng tôn giáo lại tha hóa đến mức biến tín đồ thành kẻ cầu quan, cầu tài, cầu lộc, kể cả cầu bẻ cổ địch thủ thì chỉ làm gia tăng cái ác. Người lớn tin vào điều ác mà nhầm tưởng điều thiện là sự vô minh đã đến tột cùng, trách chi trẻ em tin vào Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền?”[52

Trong một xã hội như thế, việc giáo dục niềm tin cho Dân Chúa trong những thực hành đạo đức bình dân hay các phong trào sùng kính (Đặc sủng Thánh Linh, Lòng Chúa thương xót, hành hương và các trung tâm hành hương…) không thể xem thường, nhất là các biểu hiện “tục hoá đời sống đức tin”, một khía cạnh có thể nói được là một loại “ô nhiễm môi trường tinh thần”.[53] 3.3. Mạng xã hội và ô nhiễm luân lý, đạo đức: Kể từ khi inernet được phổ cập trong mọi ngõ ngách đời sống, điện thoại thông minh trở thành dụng cụ cá nhân phổ thông, có thể nói được, xã hội mặc nhiên hình thành một thứ “văn hoá zapping”[54]; để từ đó nền “văn hoá đồi truỵ” (khiêu dâm, kích dục, bạo lực…) theo chân và trở thành một yếu tố rất mạnh mẽ tác động tiêu cực lên “môi trường xã hội, văn hoá”, làm ô nhiễm “bầu khí tinh thần”, ảnh hưởng không nhỏ đến nền đạo đức luân thường của nhân loại nói chung, trong đó có Việt nam.

Sau đây là một chút “khái quát” về hiện tượng nầy của BS. Trần Như Ý Lan, một tu sĩ thuộc Dòng Đức Bà: “Theo UNICEF, trung bình mỗi ngày có khoảng 720.000 hình ảnh mang tính khiêu dâm, bạo lực... được đưa lên internet. Tại Việt Nam, từ 2011 đến 2015, có 9.920 trẻ em bị xâm hại bởi các chiêu thức dụ dỗ qua mạng xã hội, Internet, trong đó 65% là xâm hại tình dục. Các con số này báo động về nguy cơ xâm hại tình dục ở trẻ em phát sinh từ mạng internet. Phó Giám đốc Ban Bảo vệ trẻ em của UNICEF, Cornelius William cho rằng: “Internet và điện thoại di động đã tạo ra một cuộc cách mạng và thay đổi việc tiếp cận thông tin của giới trẻ. Nhưng kết quả thăm dò cho thấy nguy cơ bị xâm hại trực tuyến đối với các trẻ em gái và trẻ em trai là có thật”.[55] Tiếp kỳ tới: Chúng ta biết những nguyên nhân và hệ lụy (Xét - giải thích)

Một phần của tài liệu danchua-10-2020 (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)