HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian :2 phút)

Một phần của tài liệu giao an dia li lop 6 (Trang 59 - 63)

(Cá nhân) Trên bề mặt Trái Đất lục địa đa số tập trung ở bán cầu nào? Đại dương tập trung ở bán cầu nào?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 4 phút) Dặn dò : Dặn dò :

- Học thuộc bài

- Chuẩn bị bài 12 : Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất .

- Nêu khái niệm nội lực, ngoại lực và cho biết tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.

- Nêu hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. - Nêu khái niệm mác ma.

Tuần: 15 Tiết: 15

Bài 12:TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

Ngày soạn: 11/12/2018 Ngày giảng: 12/12/2018 I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh đạt được: 1. Kiến thức :

- Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất

- Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng - Biết được khái niệm của măc ma

2. Kĩ năng :

- Quan sát và mô tả lại hiện tượng động đất, núi lửa qua tranh ảnh

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết và hình vẽ về những tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất . Phân tích , so sánh núi lửa và động đất về hiện tượng , nguyên nhân và tác hại của chúng .

- Giao tiếp : Phản hồi/ lắng nghe tích cực , trình bày suy nghĩ / ý tưởng hợp tác , giao tiếp khi làm việc nhóm.

- Làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm.

- Các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :

- Thảo luận theo nhóm nhỏ, đàm thoại, gợi mở,thuyết giảng tích cực.

3. Thái độ :

- Hứng thú tìm hiểu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên. 4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học; hợp tác; ...

- Năng lực riêng: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên 1. Đối với giáo viên

- Hình 31 phóng to

2. Đối với học sinh

Sách, vở, đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú đối với tiết học. 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú đối với tiết học.

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp - Cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Phương tiện:

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Bề mặt Trái Đất của chúng ta có bằng phẳng không? Nguyên nhân nào làm cho bề mặt Trái Đất có hình dạng như ngày nay?

Bước 2: HS dựa vào hiểu biết để trả lời. Bước 3: HS báo cáo kết quả.

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1. Tác động của nội lực và ngoại lực (Thời gian: 15 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK… KT học tập hợp tác …

2. Hình thức tổ chức: Cặp đôi

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- Quan sát bản đồ tự nhiên thế giới và đọc các kí hiệu - Em hãy xác định khu vực tập trung nhiều núi cao, đồng bằng rộng lớn trên thế giới? Tên núi, đỉnh cao nhất, đồng bằng rộng lớn, khu vực địa hình thấp - Hãy nhận xét địa hình trên Trái Đất? ( không bằng phẳng )

- Gv : Địa hình đa dạng núi, đồng bằng, có nơi thấp hơn mực nước biển. Đó là kết quả tác động lâu dài của nội và ngoại lực.

- Nội lực là gì? Tác động của chúng đến đến địa hình. ví dụ

- Ngoại lực là gì? Tác động của chúng đến đến địa hình. ví dụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái

1.Tác dụng của nội lực và ngoại lực.

+ Nội lực.

- Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất

+ Ngoại lực.

- Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

+ Tác động của nội lưc và ngoại lực:

- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất. - Tác động của nội lực

độ…

Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. - Quá trình nội lực làm cho bề mặt gồ ghề còn quá trình ngoại lực làm giảm sự gồ ghề đó → đối nghịch nhau

- Mở rộng: Nội lực = ngoại lực địa hình không thay đổi. Nội lực > ngoại lực: địa hình càng gồ ghề. Núi cao hơn, thung lũng sâu hơn. Nội lực < ngoại lực: địa hình bị san bằng, hạ thấp hơn.

thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.

- Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình bề mặt Trái Đất có nơi cao, thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HOẠT ĐỘNG 2. Núi lửa và động đất (Thời gian: 20 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh, … 2. Hình thức tổ chức: Cá nhân

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Cho học sinh quan sát hình 31 và trả lời các câu hỏi:

+ Khi nào thì sinh ra núi lửa? + Nêu cấu tạo của núi lửa?

+ Có mấy loại núi lửa? Đó là những loại nào?

+ Núi lửa thường gây tác hại gì? (Núi lửa phun vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng vườn gây chết người,…) + Tại sao quanh núi lửa lại có dân cư đông đúc? (Khi dung nham nguội lại trở thành đất đỏ phì nhiêu rất tốt cho làm nông nghiệp)

- Các em đã từng xem trên tivi hoặc qua sách báo, vậy có em nào biết động đất là hiện tượng gì? (Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển đột ngột)

- Động đất gây ra thiệt hại gì? (Động đất làm nhà cửa, đường sá, cầu cống bị phá huỷ … và tai hại nhất là làm cho con người bị thiệt mạng)

- Để đo sức mạnh của động đất, người ta dùng một thang chuẩn có 9 bậc, gọi là thang Richte. Trên thế

2. Núi lửa và động đất.

+ Núi lửa.

- Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất. - Mác ma: Là những vật chất nóng chảy, nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ Trái Đất, nơi có nhiêt độ trên 10000C.

+ Động đất.

- Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm sâu trong lòng đất, làm cho các lớp đá gần mặt đất rung chuyển. + Tác hại của động đất và núi lửa:

giới chưa có trận động đất nào lên tới bậc 9. Ngày nay để giảm thiệt hại do động đất gây ra, con người phải làm sao? (Xây nhà chịu được chấn động lớn, xây các trạm nghiên cứu dự báo trước để kịp thời sơ tán người dân)

- Em hiểu thế nào gọi là macma

- Làm thế nào để hạn chế tác hại đo động đất, núi lửa gây ra?

- Những nơi vỏ Trái Đất không ổn định, nơi tiếp xúc của các địa mảng.... thường xảy ra động đất

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.

Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc.

Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn kiến thức.

- Nhà cửa, đường sá, cầu cống bị phá hủy và làm chết người.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 5 phút)

1. (Cá nhân) Nội lực là gì? Ngoại lực là gì? Núi lửa là gì? Động đất là gì?

2. (Cặp đôi) Tác hại của núi lửa? Tác hại của động đất?

Một phần của tài liệu giao an dia li lop 6 (Trang 59 - 63)