- Thời tiết hiện tại ở địa phương em như thế nào? Tại sao hằng ngày người ta phải dự báo thời tiết ?
* Nhóm lẻ (1,3,5,7): Tìm hiểu về khí hậu
GV cho HS đọc đoạn văn nói về khí hậu ở miền Bắc vào mùa đông “Ở miền Bắc nước ta…”
(ghi ở bảng phụ) và trả lời các câu hỏi:
Gió mùa Đông Bắc thổi ở đâu? (miền Bắc) vào thời gian nào? (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau); Có thường xuyên không?
(Có- Năm nào cũng vậy). Từ đó, em hiểu thế nào là khí hậu?
B2: HS quan sát, thực hiện
1. Thời tiết, khí hậu
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
B3: Đại diện nhóm trả lời, HS cùng nội dung nhận xét, bổ sung trước, sau đó mời nhóm khác nội dung nhận xét.
B4: GV chuẩn xác kiến thức, chốt ý. Dẫn chứng về thời tiết hiện tại nơi đang ở và khí hậu Quảng Nam.
- Khí hậu là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương, trong nhiều năm
Hoạt động 2: Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí (8 phút)
1. Mục tiêu: Biết nhiệt độ của không khí, nguyên nhân không khí có nhiệt độ. Biết cách tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của một địa phương
2. Phương pháp: Vấn đáp, quan sát, liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức liên môn.
3. Hình thức tổ chức: Nhóm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính B1:
Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Nhóm chẳn: Hiện tại nhiệt độ không khí nơi em đang ở như thế nào? Em hiểu nhiệt độ không khí là gì? Nguyên nhân làm cho không khí có nhiệt độ?
- Nhóm lẻ:
+Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 m?
+ Tính nhiệt độ trung bình trong ngày tại Hà Nội dựa vào số liệu (GV ghi số liệu ở bảng) và rút ra cách tính.
B2: HS liên hệ thực tế, trao đổi
B3: Gọi đại diện các nhóm trả lời. HS nhóm cùng nội dung nhận xét, bổ sung. Sau đó HS khác nội dung nhận xét, bổ sung.
B4: GV chuẩn xác kiến thức