Phân tích ma trận SWOT là cơ sở để xác định điểm mạnh- điểm yếu cũng như nhận định được đâu là thời cơ và mối đe dọa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để các nhà quản trị đề ra các chiến lược kinh doanh dựa vào cơ hội và điểm mạnh cũng như giải pháp để khắc phục nhược điểm của doanh nghiệp. Có như thế doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển trên thị trường.
Các chiến lược S/O sử dụng điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tát cả các nhà quản trị đều mong muốn có tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến có của môi trường bên ngoài.
Các chiến lược W/O nhẳm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi, những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng công ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội nay.
Các chiến lược S/T sử dụng các điểm mạnh của một công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa của môi trường bên ngoài.
Các chiến lược W/T là những chiến thuật phòng thủ nhằm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh những nguy cơ bên ngoài.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Qua nội dung chính trong chương 1, tác giả đã nêu lên một số khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, từ các yếu tố bên trong: nguồn nhân lực, tài chính, vật chất kỹ thuật,... đến các yếu tố bên ngoài: khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh,... Đồng thời tác giả cũng nêu lên một số công cụ cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh sản phẩm, cạnh tranh bằng giá sản phẩm, cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh bằng các công cụ khác và một số công cụ để đo năng lực cạnh tranh như ma trận đánh giá các yếu tố bên trong, ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT. Từ lý thuyết thể hiện lại mô hình đánh giá thông qua ma trận đánh giá các yếu tố bên trong và ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài. Trong chương này, tác giả cũng trình bày tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tóm lại, chương 1 gồm cơ sở lý luận giúp tác giả có cơ sở để tiếp tục phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Khách sạn Công Đoàn Bà Rịa Vũng Tàu trong chương tiếp theo.
CHƢƠNG 2:
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN BÀ RỊA VŨNG TÀU