Một số công cụ để đo năng lựccạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn công đoàn bà rịa vũng tàu (Trang 31)

Để biết được những điểm mạnh và điểm yếu bên trong của mình thì doanh nghiệp, các nhà quản trị sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ, từ đó có những chiến lược phát huy những năng lực của mình.

Ma trận IFE có thể phát triển theo 5 bước:

Bước 1: Liệt kê các yếu tố như đã được xác định trong quá trình phân tích nội bộ, sử dụng các yếu tố bên trong chủ yếu bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu.

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 ( không quan trọng), tới 1,0 ( quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố nhất định cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với sự thành công của công ty trong ngành. Không kể yếu tố chủ yếu đó là điểm mạnh hay điểm yếu bên trong, các yếu tố được xem là có ảnh hưởng lớn nhất đối với thành quả hoạt động của tổ chức phải được cho là quan trọng nhất. Tổng cộng của tất cả các mức độ quan trọng này phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1-4 cho mỗi yếu tố đại diện cho điểm yếu lớn nhất ( phân loại bằng 1 ), điểm yếu nhỏ nhất ( phân loại bằng 2 ), điểm mạnh nhỏ nhất ( phân loại bằng 3), điểm mạnh lớn nhất ( phân loại bằng 4). Như vậy, sự phân loại này dựa trên cơ sở công ty trong khi mức độ quan trọng ở bước 2 dựa trên cơ sở ngành.

Bước 4: Nhân mỗi mức độ quan trọng cho mỗi biến số để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của tổ chức.

Bước 5: Cộng tất cả các điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của tổ chức.

Không kể ma trận các yếu tố nội bộ (IFE) có bao nhiêu yếu tố, số điểm quan trọng tổng cộng có thể được phân loại từ thấp nhất là 1,0 cho đến cao nhất là 4,0 và số điểm trung bình là 2,5. Số điểm quan trọng tổng cộng thấp hơn 2,5 cho thấy công ty yếu về nội bộ và số điểm cao hơn 2,5 cho thấy công ty mạnh về nội bộ.

1.5.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép các nhà chiến lược tóm tắt các thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, chính phủ, luật pháp, công nghệ và cạnh tranh. Có 5 bước trong việc đánh giá ma trận yếu tố bên ngoài:

Bước 1: Lập danh sách các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công như đã nhận diện trong quá trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài, bao gồm cả những cơ hội và các mối đe dọa ảnh hưởng đến công ty và ngành kinh doanh của công ty này.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 đến 1,0 cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng của yếu tố đó với sự thành công trong ngành kinh doanh của công ty. Các cơ hội thường có mức phân loại cao nếu nó đặc biệt nghiêm trọng hay mang tính đe dọa. Mức phân loại thích hợp có thể xác định bằng cách so sánh những nhà cạnh tranh thành công với những nhà cạnh tranh không thành công hoặc bằng cách thảo luận về yếu tố này và đạt được sự nhất trí của nhóm. Tổng các mức phân loại được ấn định cho các yếu tố này phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1-4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với yếu tố này, trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng khá, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng ít. Các mức này dựa trên hiệu quả của chiến lược ở công ty. Như vậy sự phân loại này dựa trên công ty.

Bước 4: Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số điểm quan trọng cho mỗi biến số.

Bước 5: Cộng tất cả số điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của tổ chức.

Bất kể các cơ hội chủ yếu và mối đe dọa được bao gồm trong ma trận đánh giá các nhân tố bên ngoài, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một tổ chức có thể có là 4,0 và thấp nhất là 1,0. Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4,0 cho thấy rằng tổ chức đang phản ứng rất tốt với cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ. Nói cách khác, các chiến lược của công ty tận dụng có hiệu quả các cơ hội có và tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của các mối đe dọa bên ngoài. Tổng số điểm là 1,0 cho thấy rằng những chiến lược mà công ty đề ra không tận dụng được các cơ hội hoặc tránh được mối đe dọa bên ngoài.

1.5.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Trong tất cả các sự kiện và xu hướng môi trường có thể ảnh hưởng đến vị trí chiến lược của một công ty, ảnh hưởng cạnh tranh thường được xem là quan trọng nhất. Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những nhà cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và khuyết điểm đặc biệt của họ. Ma trận hình ảnh cạnh tranh là sự mở rộng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, trong trường hợp các mức độ quan trọng, phân loại và tổng điểm quan trọng có cùng ý nghĩa. Ma trận hình ảnh cạnh tranh khác với ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ở chỗ các yếu tố bên ngoài có tầm quan trọng quyết định cho sự thành công cũng có thể được bao gồm trong đấy chẳng hạn như: sự ổn định tài chính, tính hiệu quả của quảng cáo, sự chuyên môn đối với hoạt đôngh nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra sự khác nhau giữa hai ma trận là các mức phân loại của công ty đối thủ cạnh tranh, được bao gồm trong ma trận hình ảnh cạnh tranh và tổng số điểm quan trọng của các công ty này cũng được tính toán. Tổng số điểm được đánh giá của các công ty đối thủ cạnh tranh có thể được đem so sánh với công ty mẫu. Các mức phân loại đặc biệt của những công ty đối thủ cạnh tranh có thể được đem so sánh với các mức phân loại của công ty mẫu. Việc phân tích so sánh này cung cấp các thông tin chiến lược quan trọng.

1.5.4. Ma trận điểm yếu- điểm mạnh- cơ hội (SWOT)

Phân tích ma trận SWOT là cơ sở để xác định điểm mạnh- điểm yếu cũng như nhận định được đâu là thời cơ và mối đe dọa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để các nhà quản trị đề ra các chiến lược kinh doanh dựa vào cơ hội và điểm mạnh cũng như giải pháp để khắc phục nhược điểm của doanh nghiệp. Có như thế doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển trên thị trường.

Các chiến lược S/O sử dụng điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tát cả các nhà quản trị đều mong muốn có tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến có của môi trường bên ngoài.

Các chiến lược W/O nhẳm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi, những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng công ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội nay.

Các chiến lược S/T sử dụng các điểm mạnh của một công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa của môi trường bên ngoài.

Các chiến lược W/T là những chiến thuật phòng thủ nhằm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh những nguy cơ bên ngoài.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Qua nội dung chính trong chương 1, tác giả đã nêu lên một số khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, từ các yếu tố bên trong: nguồn nhân lực, tài chính, vật chất kỹ thuật,... đến các yếu tố bên ngoài: khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh,... Đồng thời tác giả cũng nêu lên một số công cụ cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh sản phẩm, cạnh tranh bằng giá sản phẩm, cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh bằng các công cụ khác và một số công cụ để đo năng lực cạnh tranh như ma trận đánh giá các yếu tố bên trong, ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT. Từ lý thuyết thể hiện lại mô hình đánh giá thông qua ma trận đánh giá các yếu tố bên trong và ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài. Trong chương này, tác giả cũng trình bày tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tóm lại, chương 1 gồm cơ sở lý luận giúp tác giả có cơ sở để tiếp tục phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Khách sạn Công Đoàn Bà Rịa Vũng Tàu trong chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2:

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN BÀ RỊA VŨNG TÀU

2.1. Giới thiệu khách sạn Công Đoàn Bà Rịa Vũng Tàu 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của KSCĐ BRVT 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của KSCĐ BRVT

Khách sạn Công Đoàn Bà Rịa Vũng Tàu thuộc Công ty TNHH Dịch vụ và du lịch Công đoàn tỉnh BRVT, được thành lập theo quyết định số 28/ QĐ- LĐLĐ ngày 30 tháng 08 năm 2000 của Ban thường vụ Liên Đoàn lao động tỉnh BR- VT. Mô hình tổ chức là công ty TNHH một thành viên. Công ty được Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh BR- VT cấp giấy phép hoạt động ngày 16 tháng 10 năm 2000.

Công ty có các bộ phận dịch vụ trực thuộc sau:

- Khách sạn Công đoàn toạ lạc tại số 04 Trần Hưng Đạo, Phường 03, Thành phố Vũng Tàu. Khách sạn gần các bãi biển, khu vui chơi giải trí, bến xe, bến tàu cánh ngầm; với 84 phòng nghĩ đầy đủ tiện nghi sang trọng đạt tiêu chuẩn chất lượng 02 sao quốc tế và đầy đủ các dịch vụ bổ sung: karoke, massage, …

- Nhà hàng Công Đoàn: rộng rãi, thoáng mát có sức chứa khoảng 600 thực khách, chuyên phục vụ các món ăn Âu, Á. Đặc biệt hải sản tươi sống với giá cả hợp lý.

- Hội trường: Có 03 hội trường lớn, nhỏ có sức chứa từ 50 đến 300 chỗ với đầy đủ tiện nghi máy lạnh, âm thanh, ánh sáng thích hợp cho việc tổ chức hội nghị, hội thảo, liên hoan, tiệc cưới...

- Phòng lữ hành: Chuyên tổ chức các chương trình du lịch trong và ngoài nước, cho thuê xe du lịch đời mới từ 04 chỗ cho đến 45 chỗ; tư vấn du lịch miễn phí.

2.1.2. Tình hình chung về khách sạn Công Đoàn BR-VT

Vị trí địa lý của khách sạn

Khách sạn Công Đoàn BRVT có một vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh, nằm ngay ở trung tâm thành phố, gần bãi trước và cách bãi sau khoảng 02 km.

Nằm ở trung tâm du lịch của thành phố Vũng Tàu, giao thông thuận tiện. Mặt trước của khách sạn nằm trên trục đường Trần Hưng Đạo, đối diện công viên Trần Hưng Đạo.

Ở trên sân thượng của khách sạn, du khách có thể quan sát một cách tổng thể hơn về khách sạn, bãi đỗ xe thuận tiện, không gian thoáng mát. Ngoài ra, khách sạn còn có hệ thống nhà hàng phục vụ các món ăn Âu, Á, các món ăn truyền thống với đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp cùng với hệ thống các dịch vụ bổ sung khác với chất lượng cao bảm bảo phục vụ tối đa nhu cầu của khách.

Tên gọi, địa chỉ liên lạc

Tên khách sạn: KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN BÀ RỊA – VŨNG TÀU.

Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ DU LỊCH CÔNG ĐOÀN BÀ RỊA VŨNG TÀU

Địa chỉ: số 04 Trần Hưng Đạo, Phường 03, Thành Phố Vũng Tàu. Điện thoại: 0643.856500 – 0643.530666

Email: vungtaucdtours04@yahoo.com Website: www.vungtaucdtours.com

2.1.3. Cơ cấu tổ chức trong khách sạn

Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh, khách sạn Công Đoàn BRVT đã tổ chức bộ máy quản lý theo những nguyên tắc nhất định, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của khách sạn. Tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Công Đoàn BRVT được thể hiện ở sơ đồ 2.1.

BỘ PHẬN KINH DOANH BỘ PHẬN ĐẶT PHÕNG BỘ PHẬN KẾ TOÁN – THU NGÂN BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH BỘ PHẬN LỄ TÂN - Tổng đài - Trực sảnh - Phục vụ hành lý - Đổi tiền BỘ PHẬN BUỒNG -Phục vụ phòng -Trực tầng -Giặt ủi -Tạp vụ BỘ PHẬN BÀN - Phục vụ bàn BỘ PHẬN BẾP -Chế biến -Bếp tập thể BỘ PHẬN BẢO TRÌ ĐIỆN – NƢỚC

-Điện, điện lạnh, điện tử, điện trang trí. -Nước BỘ PHẬN BẢO VỆ -An ninh khách sạn -Tuần tra -Kiểm soát BỘ PHẬN LIÊN DOANH -Massage -Karaoke BAN GIÁM ĐỐC Nguồn: Phòng tổ chức KSCĐ BRVT Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức. Giám đốc khách sạn

Dưới sự lãnh đạo của Liên Đoàn Lao Động Tỉnh BRVT, nghiêm túc chấp hành các kế hoạch hoạt động của khách sạn, tổ chức hoạt động quản lý kinh doanh khách sạn, đôn đốc, kiểm tra chất lượng phục vụ và công tác bảo vệ an toàn, tạo môi trường thoải mái cho du khách. Định kỳ báo cáo công tác với Liên Đoàn Lao Động Tỉnh BRVT, hoàn thành nhiệm vụ khác do Liên Đoàn Lao Động Tỉnh BRVT giao.

Phó giám đốc khách sạn

Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc khách sạn, phụ trách phần công tác quản lý được Giám đốc khách sạn phân công, giúp giám đốc tổ chức cho các bộ phận thực hiện nghiêm túc kế hoạch công tác của khách sạn, phối hợp quan hệ giữa các bộ phận,

thay mặt Giám đốc giải quyết các khiếu nại của khách. Kiểm tra chất lượng phục vụ của các bộ phận.

Bộ phận kinh doanh - Thị trường

Tham mưu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, tìm hiểu thị trường. Tổ chức quảng hình ảnh và sản phẩm của khách sạn bằng nhiều hình thức như giới thiệu các dịch vụ qua mạng internet, các phương tiện thông tin đại chúng, các báo và tạp chí trong nước và quốc tế. Chủ động tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước.

Bộ phận hành chính - Tổng hợp

Giúp Giám đốc khách sạn quản lý các hồ sơ nhân sự, tổng hợp báo cáo của các bộ phận, theo dõi các hoạt động thi đua, khen thưởng hàng tháng, hàng quí, báo cáo các biến động nhân sự cho phòng tổ chức của công ty. Làm công tác tiền lương; tiền thưởng; quản lý công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, công nhân viên.

Bộ phận đặt phòng

Giữ vững và mở rộng mối quan hệ sẵn có với các tổ chức, cơ quan, các đơn vị lữ hành trong và ngoài nước nhằm tạo nguồn khách ổn định, tham gia vào mạng đặt phòng quốc tế khai thác tối đa nguồn khách lẻ, tiến hành bán các dịch vụ tại chỗ và qua mạng. Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng, giữ vững khách hàng truyền thống, khai thác thêm nhiều khách hàng mới.

Bộ phận Kế toán – Thu ngân

Giúp Giám đốc khách sạn thực hiện các chế độ báo cáo tài chính, theo dõi các hoạt động thu chi của khách sạn. Quản lý vật tư thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, tài sản của khách sạn. Hạch toán kinh tế, kiểm soát thu chi. kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, chuẩn bị các kế hoạch tài chính cho các hoạt động phục vụ khách của khách sạn.

Bộ phận lễ tân

Thực hiện việc đăng ký chỗ, bán dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung khác. Tổ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn công đoàn bà rịa vũng tàu (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)