Nâng cao chất lƣợng dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn công đoàn bà rịa vũng tàu (Trang 73)

Cơ sở giải pháp:

Dựa vào những điểm mạnh mà khách sạn đã có cũng với thách thức hiện nay là có rất nhiều khách sạn đang chuẩn bị tham gia vào thị trường du lịch. Đây là những đối thủ cạnh tranh lớn của khách sạn, vì vậy để có thể có chỗ đứng vững trên thị trường thì khách sạn cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

Nội dung giải pháp:

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn tổng doanh thu có sự biến động không ổn định qua các năm, trong đó doanh thu lưu trú chiếm khoảng trên 70%. Qua phân tích cho thấy nhân tố chủ yếu làm giảm doanh thu lưu trú của khách sạn là do khách sạn chưa khai thác được tối đa công suất sử dụng phòng. Do vậy, trước hết khách sạn cần có kế hoạch nhằm nâng cao công suất sử dụng phòng, tận dụng tối đa công suất của các tài sản hiện có. Điều quan trọng đối với khách sạn hiện nay là phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn của một khách sạn 2 sao, do vậy KSCĐ BRVT cần không ngừng đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện tại theo hướng hiện đại hơn, chất lượng hơn để thu hút một lượng khách lớn đến với khách sạn, cụ thể:

3.2.2.1. Đối với dịch vụ lưu trú

Tập trung đầu tư cải tạo nâng cấp 58 phòng cũ sao cho có chất lượng tương đương với tiêu chuẩn, tăng tính đồng bộ trong toàn khách sạn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

Đầu tư xây dựng những phòng có chất lượng của một khách sạn 3 sao nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên buồng có trình độ tay nghề cao, giỏi ngoại ngữ, chuyên nghiệp.

3.2.2.2. Đối với dịch vụ ăn uống

Bếp chế biến hiện tại đã xuống cấp, trang thiết bị cũ kỹ, hệ thống thông gió và bảo quản thực phẩm không tốt, môi trường làm việc của nhân viên chưa tốt. Vì vậy, cần đầu tư nâng cấp cải tạo, thay thế trang thiết bị tạo môi trường thông thoáng và có những công dụng cụ hiện đại thuận tiện cho việc chế biến các món ăn.

Nghiên cứu, cải tiến, phát triển thực đơn với các món ăn mới, có hình thức và chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu về ẩm thực cho du khách.

Tổ chức tốt buffet sáng với nhiều hình thức khác nhau rất được du khách quan tâm và là sở thích đối với nhiều người.

3.2.2.3. Đối với dịch vụ vận chuyển

Thanh lý những xe ôtô đời cũ, mua thêm xe đời mới, có tiện nghi tốt để phục vụ khách. Không chỉ phục vụ khách của khách sạn mà còn tìm kiếm hợp đồng vận chuyển

với các hãng lữ hành, tăng công suất sử dụng của xe nhằm tăng doanh thu cho dịch vụ này.

Tuyển chọn tài xế có tay nghề cao, có kiến thức về văn hoá du lịch, có trình độ ngoại ngữ để phục vụ khách tốt hơn.

3.2.2.4. Đối với dịch vụ bổ sung

Cần trang bị thêm các dịch vụ bổ sung như các loại hình Casinô, phòng thẩm mỹ, phòng tập thể dục, quầy bar,...

Dịch vụ vui chơi giải trí về đêm còn thiếu và yếu, nhân viên phục vụ chưa chuyên nghiệp, cần nâng cấp cải tạo để có những nét đặc trưng riêng để phục vụ khách, kéo dài thời gian lưu trú của khách tại khách sạn.

Điều kiện thực hiện giải pháp:

Để nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn thì trước tiên nhân viên của khách sạn phải được nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình, đồng thời các cấp quản lý phải làm việc chuyên nghiệp hơn để điều hành mọi người làm việc tốt hơn. Và cơ sở vật chất phải thường xuyên được bảo trì, bảo dưỡng để phục vụ khách hàng tốt hơn. Và đây chính là phần cần phải đầu tư nhiều vì cần phải nâng cấp khách sạn ngày càng hiện đại và nâng cấp hạng sao của mình trong tương lai nhằm cạnh tranh với những khách sạn mới, hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều.

Kết quả đạt được:

Nếu như đạt được những việc trên thì chất lượng sản phẩm dịch vụ sẽ được nâng cao, vừa lòng khách hàng khi sử dụng dịch vụ của mình. Và trong tương lai nếu sản phẩm tốt thì lượng khách hàng tiềm năng của khách sạn sẽ ngày càng phong phú và mở rộng.

3.2.3. Các giải pháp về tiết kiệm chi phí

Cơ sở giải pháp:

Do giá cả thị trường biến động theo xu hướng ngày càng tăng làm cho chi phí phục vụ các hoạt động dịch vụ lớn, ảnh hưởng đến giá cả dịch vụ của khách sạn. Mặt khác, khách sạn chưa có những biện pháp để tiết kiệm chi phí trong quá trình kinh doanh để đem lại lợi nhuận cao hơn. Do vậy, khách sạn cần cải cách lại quy trình mua bán nguyên vật liệu, tài sản, công cụ dụng cụ của các phòng ban, bộ phận trong khách sạn theo phương thức quy về một mối, tránh tình trạng bộ phận nào dùng bộ phận ấy

mua. Nên giao trách nhiệm cho một bộ phận theo dõi, giám sát theo đúng quy định, định mức sẽ góp phần từng bước kiểm soát và tiết kiệm những chi phí bất hợp lý.

Nội dung giải pháp:

Chi phí tiền điện tại khách sạn có xu hướng tăng cao. Do vậy, khách sạn nên kiểm tra gắt gao, thường xuyên nhắc nhở nhân viên sử dụng hợp lý và có những biện pháp hữu hiệu để tránh tình trạng lãng phí điện.

Giải pháp cơ bản hiện được nhiều nước nhắm đến là đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng mới, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Cụ thể, cài đặt lại nhiệt độ hệ thống máy điều hòa, thay đổi giờ thực hiện các công đoạn giặt giũ- bơm nước tránh không thực hiện vào giờ cao điểm, thay đổi hệ thống máy nước nóng sử dụng điện bằng hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời, cải tạo chỉnh sửa lại hệ thống chiếu sáng. Do vậy, khách sạn nên có định hướng chiến lược để áp dụng chương trình này nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất về chi phí, mang lại hiệu quả và lợi ích cao.

Bên cạnh những khoản chi phí nêu trên, tài sản cố định là một yếu tố mà khách sạn cần quan tâm. Đối với ngành kinh doanh khách sạn tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn, được biểu hiện bằng tiền về giá trị của nhà cửa, kiến trúc, máy móc, trang thiết bị, vật tư hàng hoá... Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng như nghiên cứu phương án đầu tư hợp lý vào tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề cần thiết. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, khách sạn nên:

+ Xử lý dứt điểm những tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng, chờ thanh lý nhằm nhanh chóng thu hồi vốn cố định bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Phân cấp rõ ràng trong việc quản lý tài sản, phải xác định rõ người quản lý, người sử dụng người chịu trách nhiệm vật chất đối với TSCĐ ở từng bộ phận. Khi có mất mát hư hỏng cần phải truy tìm nguyên nhân để tìm ra đối tượng phải chịu trách nhiệm trước những mất mát đó.

+ Khi đầu tư mua sắm trang bị TSCĐ khách sạn cần có điều tra quy hoạch, thiết kế đầy đủ đảm bảo yêu cầu kinh tế đồng thời phải xây dựng kế hoạch thường xuyên bảo dưỡng TSCĐ của khách sạn.

+ Phải đánh giá TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác để làm cơ sở cho việc trích khấu hao thích hợp nhằm thu hồi vốn và bảo toàn vốn. Khách sạn nên mua sắm TSCĐ mới có năng suất cao hơn phù hợp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, khách sạn nên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình phục vụ đồng thời nâng cao trình độ sử dụng của CBCNV để có thể vận hành TSCĐ theo đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng quản lý sử dụng TSCĐ có hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí.

Ngoài công tác quản lý sử dụng tốt TSCĐ, khách sạn cần quan tâm đến công tác tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư, nguyên vật liệu (NVL), thực phẩm ở từng bộ phận. Xác định rõ nhu cầu về loại vật tư, NVL trên cơ sở kế hoạch chi phí và định mức vật tư, NVL từng loại trước khi mua. Lựa chọn các nhà cung ứng trên cơ sở chất lượng của vật tư hàng hoá, tính đều đặn đảm bảo cung ứng kịp thời.

Cải tiến công tác vận chuyển, bốc xếp vật tư, nhập kho. Kiện toàn chế độ bảo quản, thường xuyên nắm vững tình hình dự trữ nguyên vật liệu, kịp thời phát hiện và giải quyết nguyên vật liệu ứ đọng nhằm giảm đến mức tối thiểu việc dư thừa vật tư, NVL khi đáp ứng nhu cầu của khách .

Điều kiện thực hiện giải pháp:

Bộ phận điện nước phải thường xuyên giám sát kiểm tra các thiết bị điện, nước tránh để tình trạng rò rỉ làm tốn chi phí của khách sạn. Ban lãnh đạo nên đầu tư mua những trang thiết bị thay cho những thiết bị đã cũ hao tốn nhiều năng lượng để tiết kiệm điện không chỉ cho nhà nước mà còn tiết kiệm chi phí cho khách sạn. Bộ phận nhà hàng nên chọn những nguồn thực phẩm tươi, ngon có uy tín. Tránh trường hợp mua những nguyên liệu không rõ nguồn gốc về không chế biến được gây ra lãng phí.

Kết quả đạt được:

Tiết kiệm được chi phí trong quá trinh vận hành khách sạn, làm cho nguồn thu nhập của khách sạn ngày càng tăng đảm bảo đời sống cho nhân viên tốt hơn.

3.2.4. Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Cơ sở giải pháp:

Với thách thức về các đối thủ cạnh tranh ngày càng cao hiện nay thì khách sạn cần phải khắc phục những điểm yếu về nguồn nhân lực bằng cách thực hiện các giải

pháp về phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh. Xu thế xây dựng nền kinh tế tri thức đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ chuyên môn cao, có năng lực sáng tạo. Mặt khác, đối tượng tiếp xúc của ngành du lịch là con người, không chỉ trong nước mà cả nước ngoài với đủ mọi thành phần, lứa tuổi, trình độ... Sự hiểu biết, thái độ của nhân viên khách sạn có vai trò rất lớn trong việc duy trì và thu hút khách du lịch đến với khách sạn do đó để tăng lượng khách, tăng số ngày lưu trú của khách tại khách sạn nhằm tăng doanh thu thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của nhân viên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Nội dung giải pháp:

Mặc dù công tác đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực đã được khách sạn chú trọng nhưng tốc độ thực hiện vẫn chưa theo kịp yêu cầu phát triển và cạnh tranh; phong cách và thái độ phục vụ của nhân viên đôi lúc còn chủ quan, thiếu tập trung trong lúc làm nhiệm vụ nên đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ. Vì vậy khách sạn cần có những giải pháp thiết thực về phát triển nguồn nhân lực để hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao hơn, cụ thể:

+ Theo kết quả điều tra thì đánh giá của khách đối với thái độ phục vụ của nhân viên ở một số bộ phận là không cao. Điều này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ. Vì vậy, lãnh đạo khách sạn cần đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, kiểm tra, đánh giá cũng như huấn luyện tay nghề cho nhân viên, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

+ Khi tuyển dụng nhân viên, ngoài yêu cầu về trình độ học vấn, về ngoại ngữ, ngoại hình tuổi tác... khách sạn cần chú ý đến vấn đề sức khoẻ vì có sức khỏe họ mới hăng hái, nhiệt tình trong công việc. Đồng thời họ phải là những người có kiến thức xã hội rộng và khả năng giao tiếp tốt nhằm tạo ra không khí thân thiện, gần gũi với du khách.

+ Xây dựng cơ cấu lao động tối ưu, đảm bảo đội ngũ lao động đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lý phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng và trình độ của mỗi người.

+ Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên bằng việc đầu tư, tạo điều kiện cho lao động tham gia học tập nghiên cứu. Tăng cường cử cán bộ công nhân viên (CBCNV) đi tham gia các khoá đào tạo tập trung, tại chức, ngắn hạn, dài hạn, học ngoài giờ tại các trường và trung tâm. Cử CBCNV tham gia các đợt nghiên cứu học tập trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị ở các đơn vị du lịch tại các địa phương trong và ngoài nước.

+ Hàng kỳ, quý, năm khách sạn cần phải tổ chức các hình thức thi tay nghề để động viên, khuyến khích nhân viên nâng cao tay nghề, kích thích sự sáng tạo, ý thức tự giác, tự lực của nhân viên. Trên cơ sở đó để nâng cao bậc lương, bậc công tác để người lao động có cơ hội phát huy hết năng lực của mình, đồng thời là cơ hội để nhân viên học hỏi kinh nghiệm và hiểu biết nhau hơn.

Yếu tố lao động ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh của khách sạn. Do vậy khi xây dựng tiêu chuẩn dịch vụ mà không quan tâm đến yếu tố con người thì không có được dịch vụ mong muốn. Do vậy, công tác tuyển chọn, đào tạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên, đánh giá, xếp loại và xây dựng chế độ khen thưởng, xử phạt hợp lý sẽ góp phần khuyến khích người lao động hăng hái, nhiệt tình hơn trong công việc và tạo nên chất lượng dịch vụ tốt, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của khách sạn.

Điều kiện thực hiện giải pháp:

Ban lãnh đạo nên tạo điều kiện cho nhân viên được tham gia các buổi huấn luyện chuyên nghiệp về nghiệp vụ của mình. Mỗi nhân viên nên tự ý thức nâng cao chuyên môn của mình qua việc phụ vụ khách hàng làm sao cho “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Đây là ngành đặc thù nên yêu cầu nhân viên phải biết giao tiếp tiếng anh vì vậy ban giám đốc nên hỗ trợ và đôn đốc toàn bộ nhân viên của khách sạn được học tiếng anh giao tiếp để phục vụ khách nước ngoài khi đến khách sạn được tốt hơn.

Kết quả đạt được:

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm và giỏi về chuyên môn thì việc khách sạn ngày càng phát triển sẽ trong một ngày không xa. Và có nhiều

chế độ đãi ngộ đối với nhân viên như vậy thì khách sạn sẽ luôn luôn có một đội ngũ nhân viên chân thành và làm việc hết lòng vì khách sạn.

3.2.5. Các giải pháp về chính sách giá cả

Cơ sở giải pháp:

Đối với khách du lịch, giá cả sản phẩm dịch vụ luôn được khách quan tâm, bởi vì khi bỏ ra một khoản tiền để mua các sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, ẩm thực, vui chơi giải trí, mua sắm, khám phá...vì vậy đòi hỏi rất nhiều đến chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ của nhân viên. Họ sẽ cảm thấy hài lòng khi đạt được những yêu cầu trên với mức giá hợp lý, và ngược lại sẽ cảm thấy khó chịu khi dịch vụ không tốt mà phải trả một giá quá cao.

Nội dung giải pháp:

Đối với chính sách giá cả này, khách sạn cần sử dụng chính sách giá mềm dẻo và linh hoạt: như chúng ta đã biết trên thị trường hiện nay cạnh tranh về giá không còn là mục tiêu hàng đầu nhưng giá cả có vai trò rất quan trọng. Không phải bao giờ mức giá đưa ra cũng được khách hàng sẵn sàng chấp nhận trả. Do đó khách sạn cần có sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc ổn định giá trên cơ sở đảm bảo mức giá đưa ra bù đắp được

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn công đoàn bà rịa vũng tàu (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)