Các giải pháp về tiết kiệm chi phí

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn công đoàn bà rịa vũng tàu (Trang 75 - 77)

Cơ sở giải pháp:

Do giá cả thị trường biến động theo xu hướng ngày càng tăng làm cho chi phí phục vụ các hoạt động dịch vụ lớn, ảnh hưởng đến giá cả dịch vụ của khách sạn. Mặt khác, khách sạn chưa có những biện pháp để tiết kiệm chi phí trong quá trình kinh doanh để đem lại lợi nhuận cao hơn. Do vậy, khách sạn cần cải cách lại quy trình mua bán nguyên vật liệu, tài sản, công cụ dụng cụ của các phòng ban, bộ phận trong khách sạn theo phương thức quy về một mối, tránh tình trạng bộ phận nào dùng bộ phận ấy

mua. Nên giao trách nhiệm cho một bộ phận theo dõi, giám sát theo đúng quy định, định mức sẽ góp phần từng bước kiểm soát và tiết kiệm những chi phí bất hợp lý.

Nội dung giải pháp:

Chi phí tiền điện tại khách sạn có xu hướng tăng cao. Do vậy, khách sạn nên kiểm tra gắt gao, thường xuyên nhắc nhở nhân viên sử dụng hợp lý và có những biện pháp hữu hiệu để tránh tình trạng lãng phí điện.

Giải pháp cơ bản hiện được nhiều nước nhắm đến là đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng mới, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Cụ thể, cài đặt lại nhiệt độ hệ thống máy điều hòa, thay đổi giờ thực hiện các công đoạn giặt giũ- bơm nước tránh không thực hiện vào giờ cao điểm, thay đổi hệ thống máy nước nóng sử dụng điện bằng hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời, cải tạo chỉnh sửa lại hệ thống chiếu sáng. Do vậy, khách sạn nên có định hướng chiến lược để áp dụng chương trình này nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất về chi phí, mang lại hiệu quả và lợi ích cao.

Bên cạnh những khoản chi phí nêu trên, tài sản cố định là một yếu tố mà khách sạn cần quan tâm. Đối với ngành kinh doanh khách sạn tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn, được biểu hiện bằng tiền về giá trị của nhà cửa, kiến trúc, máy móc, trang thiết bị, vật tư hàng hoá... Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng như nghiên cứu phương án đầu tư hợp lý vào tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề cần thiết. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, khách sạn nên:

+ Xử lý dứt điểm những tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng, chờ thanh lý nhằm nhanh chóng thu hồi vốn cố định bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Phân cấp rõ ràng trong việc quản lý tài sản, phải xác định rõ người quản lý, người sử dụng người chịu trách nhiệm vật chất đối với TSCĐ ở từng bộ phận. Khi có mất mát hư hỏng cần phải truy tìm nguyên nhân để tìm ra đối tượng phải chịu trách nhiệm trước những mất mát đó.

+ Khi đầu tư mua sắm trang bị TSCĐ khách sạn cần có điều tra quy hoạch, thiết kế đầy đủ đảm bảo yêu cầu kinh tế đồng thời phải xây dựng kế hoạch thường xuyên bảo dưỡng TSCĐ của khách sạn.

+ Phải đánh giá TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác để làm cơ sở cho việc trích khấu hao thích hợp nhằm thu hồi vốn và bảo toàn vốn. Khách sạn nên mua sắm TSCĐ mới có năng suất cao hơn phù hợp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, khách sạn nên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình phục vụ đồng thời nâng cao trình độ sử dụng của CBCNV để có thể vận hành TSCĐ theo đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng quản lý sử dụng TSCĐ có hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí.

Ngoài công tác quản lý sử dụng tốt TSCĐ, khách sạn cần quan tâm đến công tác tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư, nguyên vật liệu (NVL), thực phẩm ở từng bộ phận. Xác định rõ nhu cầu về loại vật tư, NVL trên cơ sở kế hoạch chi phí và định mức vật tư, NVL từng loại trước khi mua. Lựa chọn các nhà cung ứng trên cơ sở chất lượng của vật tư hàng hoá, tính đều đặn đảm bảo cung ứng kịp thời.

Cải tiến công tác vận chuyển, bốc xếp vật tư, nhập kho. Kiện toàn chế độ bảo quản, thường xuyên nắm vững tình hình dự trữ nguyên vật liệu, kịp thời phát hiện và giải quyết nguyên vật liệu ứ đọng nhằm giảm đến mức tối thiểu việc dư thừa vật tư, NVL khi đáp ứng nhu cầu của khách .

Điều kiện thực hiện giải pháp:

Bộ phận điện nước phải thường xuyên giám sát kiểm tra các thiết bị điện, nước tránh để tình trạng rò rỉ làm tốn chi phí của khách sạn. Ban lãnh đạo nên đầu tư mua những trang thiết bị thay cho những thiết bị đã cũ hao tốn nhiều năng lượng để tiết kiệm điện không chỉ cho nhà nước mà còn tiết kiệm chi phí cho khách sạn. Bộ phận nhà hàng nên chọn những nguồn thực phẩm tươi, ngon có uy tín. Tránh trường hợp mua những nguyên liệu không rõ nguồn gốc về không chế biến được gây ra lãng phí.

Kết quả đạt được:

Tiết kiệm được chi phí trong quá trinh vận hành khách sạn, làm cho nguồn thu nhập của khách sạn ngày càng tăng đảm bảo đời sống cho nhân viên tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn công đoàn bà rịa vũng tàu (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)