Mức độ hiểu biết của đáp viên về Trichoderma

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma để xử lý rơm của các hộ nông dân tại xã đông thạnh, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 68 - 70)

Do đề tài nghiên cứu mức độ chấp nhận sử dụng Trichderma của nông dân nên đã khảo sát sự hiểu biết và khả năng tiếp cận thông tin cũng nhƣ kiến thức của đáp viên. Tiêu chí khảo sát đầu tiên là khả năng biết đến Trichoderma

đƣợc thể hiện qua câu hỏi đáp viên đã từng nghe qua hay chƣa. Kết quả thống kê đƣợc nhƣ sau:

Hình 4.5: Tỉ lệ đáp viên nghe qua Trichoderma trong những hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Thống kê cho thấy tỉ lệ ngƣời đã từng nghe qua chiếm tƣơng đối cao trong những ngƣời đƣợc khảo sát (64%). Những ngƣời đã nghe qua đa số giải thích đƣợc tác dụng của Trichoderma. Tỉ lệ ngƣời đã nghe qua giải thích đƣợc ý nghĩa đƣợc thống kê nhƣ sau.

Chưa nghe 36%

Đã nghe 64%

Bảng 4.26: Tỉ lệ ngƣời biết tác dụng của Trichoderma trong số đáp viên đã nghe qua chất này ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014

Hiểu biết Số đáp viên Tỉ lệ (%) Nghe qua Trichoderma 64 100,0 Biết tác dụng của Trichoderma 47 73,4 Không biết tác dụng của Trichoderma 17 26,6

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014 Ghi chú: Xem Phụ lục 3

Tỉ lệ ngƣời hiểu biết về tác dụng của Trichoderma tƣơng đối cao (73,4%), tuy nhiên tất cả đều chƣa sử dụng Trichoderma do nhiều nguyên nhân khác nhau và có mong muốn sử dụng trong tƣơng lai. Ngƣời đƣợc khảo sát đƣa ra một số nhận định tƣơng đối chính xác về tác dụng của Trichoderma.

Bảng 4.27: Các tác dụng của Trichoderma đƣợc nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nêu ra năm 2014

Tác dụng Số ý kiến Tỉ lệ

Tổng 47 100

Xử lý phân chuồng 1 2,13 Tránh ngộ độc hữu cơ 5 10,64 Phân hủy rơm nhanh 38 80,85 Tạo phân hữu cơ 8 17,02 Diệt nấm bệnh 13 27,66

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Tỉ lệ đáp viên trong số những ngƣời biết tác dụng của Trichoderma đƣa ra giải thích là phân hủy rơm nhanh cho tác dụng của Trichoderma là cao nhất (80,85%). Chiếm tỉ lệ thấp nhất là giải thích xử lý phân chuồng (2,13%). Trƣờng hợp duy nhất đƣa ra giải thích này là ở hộ nông dân có chăn nuôi heo và đã sử dụng Trichoderma đối với phân chuồng, nhƣng chƣa sử dụng

Trichoderma trên rơm và xác thực vật. Các giải thích còn lại có tỉ lệ xuất hiện khá đồng đều.

Kênh thông tin giúp ngƣời nông dân tiếp cận với Trichoderma bao gồm các phƣơng tiện truyền thông; sách, báo, tạp chí; tập huấn, hội thảo; ngƣời thân, bạn bè. Mức độ hiểu biết với những thông tin chính xác về Trichoderma của nông dân phụ thuộc vào độ tin cậy của các kênh thông tin nêu trên. Tuy nhiên, sự phổ biến của các kênh này không đồng đều và phản ánh đúng thói quen tìm hiểu thông tin của ngƣời dân địa phƣơng.

Bảng 4.28: Việc tiếp cận thông tin về Trichoderma qua các kênh của nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014

Kênh thông tin Số ý kiến Tỉ lệ (%)

Tổng 64 100

Phƣơng tiện truyền thông 22 34,38 Sách báo, tạp chí 7 10,94 Tập huấn, hội thảo 15 23,44 Ngƣời thân, bạn bè 20 31,24

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Qua thống kế cho thấy ngƣời dân vẫn chƣa đƣợc tiếp cận nhiều với sách báo, tạp chí, thông tin mà họ nhận đƣợc đa số ở các phƣơng tiện truyền thông (34,38%) và ngƣời thân, bạn bè (31,24%). Ngoài ra cũng cho thấy việc tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo cho nông dân vẫn chƣa đạt hiệu quả cao khi tổ chức khá thƣờng xuyên nhƣng mức độ truyền đạt thông tin đến nông dân vẫn chƣa nhƣ ý muốn.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma để xử lý rơm của các hộ nông dân tại xã đông thạnh, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 68 - 70)