Phƣơng pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma để xử lý rơm của các hộ nông dân tại xã đông thạnh, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 35 - 37)

2.2.2.1Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các tạp chí, Internet, và một số tài liệu đƣợc cung cấp tại UBND xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long:

- Thuyết minh chi tiết quy hoạch nông thôn mới xã Đông Thạnh, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Thông tin gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Tài liệu chính từ Hội thảo giới thiệu và phát triển máy cuộn rơm tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (2014). Thông tin gồm các khái niệm về rơm và một số hình thức xử lý rơm.

- Số liệu từ Chi cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Khuyến nông. Thông tin gồm các khái niệm có liên quan về chế phẩm sinh học, so sánh sản lƣợng lúa/rơm ở các địa phƣơng trong tỉnh Vĩnh Long.

2.2.2.2Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn HGĐ trồng lúa tại xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long thông qua bảng câu hỏi, nhằm khảo sát mức độ chấp nhận sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để xử lý rơm sau khi thu hoạch lúa.

Các bƣớc thu thập số liệu sơ cấp - Bƣớc 1: Xác định đối tƣợng khảo sát.

Đối tƣợng khảo sát đƣợc chọn là các HGĐ trồng lúa đang sinh sống tại xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long qua sự giới thiệu và gợi ý từ cán bộ UBND xã Đông Thạnh.

- Bƣớc 2: Xác định kích thƣớc mẫu

Căn cứ theo công thức xác định cỡ mẫu của Slovin (1984), cỡ mẫu đƣợc tính nhƣ sau:

Trong đó:

N: số quan sát tổng thể, tức là 1105 HGĐ trồng lúa trên toàn xã. e: sai số cho phép, đƣợc lấy 10%

Từ công thức trên và cân nhắc về thời gian, nhân lực, số lƣợng tổng thể nên tổng số mẫu đƣợc chọn là 100 quan sát đại diện cho 1105 HGĐ trồng lúa tại xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

- Bƣớc 3: Phƣơng pháp chọn mẫu

Mẫu đƣợc chọn theo đúng tính chất của đối tƣợng nghiên cứu, tức là HGĐ trồng lúa, theo hƣớng dẫn của cán bộ UBND xã Đông Thạnh. Các quan sát đƣợc chọn để phỏng vấn thuộc ba ấp là Thạnh An, Thạnh Hòa và Thạnh Lý. Về mặt vị trí, các ấp trên có điều kiện thuận lợi về giao thông, nông dân thƣờng xuyên đƣợc tập huấn nên dễ dàng tiếp cận và phổ biến vấn đề. Số lƣợng quan sát ở mỗi ấp phụ thuộc vào khả năng gặp gỡ và trao đổi thông tin với từng hộ nông dân.

Do số lƣợng HGĐ trồng lúa tại xã Đông thạnh, thị xã Bình minh, tỉnh Vĩnh Long tƣơng đối lớn nên việc chọn quan sát là đồng đều, không theo tỉ lệ. Số mẫu đƣợc lấy nhƣ bảng sau:

Bảng 2.6: Số quan sát ở hai ấp Thạnh An và Thạnh Hòa thuộc xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long Tên ấp Số quan sát (hộ) Thạnh An 41 Thạnh Hòa 24 Thạnh Lý 35 Tổng cộng 100

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

- Bƣớc 4: Lựa chọn công cụ thu thập dữ liệu thứ cấp

Sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn những hộ gia đình trồng lúa. Những câu hỏi trong bảng câu hỏi đƣợc đƣa ra thông qua việc tham khảo một số nghiên cứu trƣớc về khảo sát mức độ hài lòng, bảng câu hỏi sẽ thể hiện các biến cần nghiên cứu bao gồm các câu hỏi đóng, câu hỏi mở.

- Bƣớc 5: Phỏng vấn thử

Khảo sát thử một số đối tƣợng, sau đó điều chỉnh lại những thiếu sót mắc phải trong bảng câu hỏi và các kỹ năng phỏng vấn, từ đó hoàn thiện hơn trong quá trình phỏng vấn

- Bƣớc 6: Hoàn thiện bảng câu hỏi, tiến hành phỏng vấn và mã hóa số liệu Từ bảng câu hỏi hoàn thiện tiến hành khảo sát các đối tƣợng đã đƣợc xác định, phỏng vấn thu thập thông tin đồng thời giải đáp thắc mắc của các đáp viên. Sau cùng, từ những thông tin thu thập đƣợc trong bảng câu hỏi, mã hóa thành bộ số liệu sơ cấp, cung cấp những số liệu cần thiết cho đề tài.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma để xử lý rơm của các hộ nông dân tại xã đông thạnh, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 35 - 37)