Phƣơng pháp Thống kê mô tả tập hợp tất cả các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thƣờng bao gồm: tần số, bảng chéo, tỉ số, số trung bình, số lớn nhất, số nhỏ nhất, độ lệch để phân tích và trình bày số liệu. Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng xử lý rơm của các HGĐ trồng lúa tại xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Bên cạnh đó phân tích mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng Trichoderma để xử lý rơm của các HGĐ nói trên và thống kê tỉ lệ HGĐ có ý muốn sử dụng và không có ý muốn sử dụng Trichoderma từ đó đƣa ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập đƣợc.
Phƣơng pháp so sánh theo tỉ lệ và theo số lƣợng các yếu tố thống kê bao gồm các số liệu tuyệt đối và tƣơng đối. Phƣơng pháp so sánh còn đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này nhằm so sánh tỉ lệ HGĐ có ý muốn hay không muốn sử dụng Trichoderma để xử lý rơm sau thu hoạch lúa trong tổng thể và so sánh tỉ lệ đƣa ra quyết định sử dụng hay không trong từng nhóm tác động.
Sử dụng kiểm định T - test và Chi – bình phƣơng để xử lý các số liệu thuộc các biến định tính và định lƣợng trong bộ số liệu sơ cấp thu thập đƣợc. Thông qua các bƣớc của kiểm định T - test và Chi – bình phƣơng để kiểm tra sự bằng nhau giữa trung bình tổng thể của các biến định lƣợng và mối quan hệ giữa các biến định tính với quyết định sử dụng Trichoderma của đáp viên.
Đề tài sử dụng hàm hồi quy với mô hình logistic để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng Trichoderma để xử lý rơm sau thu hoạch của nông dân xã Đông Thạnh. Mô hình hồi quy logistic nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập khác. Mục đích của mô hình là sử dụng các nhân tố ảnh hƣởng đến biến độc lập để xác định khả năng những biến độc lập này sẽ có mối quan hệ nhƣ thế nào với biến phụ thuộc. Hàm hồi quy nhƣ sau:
Yi = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7D1 + β8D2 +ei Các biến sử dụng trong mô hình logistic:
- Biến phụ thuộc:
Y: Quyết định sử dụng chế phẩm Trichoderma để xử lý rơm Y = 1 đáp viên chấp nhận sử dụng
- Biến độc lập:
+ Độ tuổi (tuoi): Là độ tuổi của đáp viên, tuổi đáp viên càng cao khả năng nhận thức về hiệu quả sử dụng Trichoderma càng lớn. Do đó, biến này có kỳ vọng ảnh hƣởng cùng chiều với quyết định sử dụng Trichoderma.
+ Thu nhập (thunhap): Là thu nhập trung bình hàng tháng toàn HGĐ của đáp viên. Biến này có kỳ vọng ảnh hƣởng cùng chiều với biến phụ thuộc, nghĩa là thu nhập trung bình hàng tháng càng cao đáp viên sẵn sàng tiếp nhận những phƣơng thức mới để xử lý rơm.
+ Nhân công trực tiếp (nhancong): Là số lao động mà HGĐ của đáp viên có đƣợc trong mùa vụ. Số nhân công càng nhiều thì hộ của đáp viên dễ dàng thu gom rơm thành đống hoặc tập trung để xử lý bằng Trichoderma sau mùa vụ. Biến này có kỳ vọng ảnh hƣởng cùng chiều với biến phụ thuộc.
+ Sản lƣợng lúa (sllua): Là khối lƣợng rơm tồn lại sau thu hoạch ở mỗi HGĐ nông dân. Biến này đƣợc sử dụng có ý nghĩa bao hàm cả diện tích sản xuất của nông hộ. Khối lƣợng rơm càng lớn, mong muốn xử lý và xử lý một cách hợp lý của nông dân sẽ tăng lên, nông dân sẽ dễ dàng chấp nhận sử dụng
Trichoderma để xử lý rơm nên biến này kỳ vọng ảnh hƣởng cùng chiều với biến phụ thuộc.
+ Giới tính (gioitinh): Là giới tính của đáp viên. Đƣợc mã hóa là một nếu là nam, là 0 nếu là nữ. Biến giới tính có tác động không rõ ràng đến quyết định sử dụng Trichoderma nên không thể dự đoán dấu kỳ vọng của biến này.
+ Số năm kinh nghiệm (kinhnghiem): Là năm kinh nghiệm của đáp viên trong việc trồng lúa. Năm kinh nghiệm đƣợc tính từ lúc đáp viên bắt đầu nghề trồng lúa cho đến nay. Biến này đƣợc kỳ vọng ảnh hƣởng cùng chiều với biến phụ thuộc vì số năm kinh nghiệm càng cao đáp viên sẽ dễ dàng hiểu đƣợc những lợi ích từ việc sử dụng Trichoderma trên đồng ruộng.
+ Hiểu biết (hieubiet): Là sự hiểu biết của đáp viên về chế phẩm sinh học
Trichoderma về tính chất, công dụng và hiệu quả khi sử dụng chế phẩm này. Đáp viên càng hiểu rõ và chính xác thì dễ dàng đƣa ra quyết định chấp nhận sử dụng. Vì vậy, biến này đƣợc kỳ vọng có ảnh hƣởng cùng chiều với biến phụ thuộc.
Bảng 2.7: Đặc điểm của các biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình logistic
Biến Giải thích Đơn vị Kỳ vọng Gioitinh Giới tính của đáp viên 1 = nam
0 = nữ ± Tuoi Tuổi của đáp viên Số tuổi + Thunhap Thu nhập của HGĐ đáp viên Đồng + Nhancong Số lao động trực tiếp sản xuất Số ngƣời + Kinhnghiem Năm hoạt động trong nghề Số năm + Hieubiet Hiểu biết của đáp viên về
Trichoderma
1 = có
0 = không + Tongsllua Tổng sản lƣợng lúa của hộ
trong năm Tấn/1000m
CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI XÃ ĐÔNG THẠNH, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1 Vị trí địa lý và hành chính
Đông Thạnh là một xã thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Xã Đông Thạnh có diện tích 14,02 km², dân số năm 2012 là 5.992 ngƣời, mật độ dân số đạt 407 ngƣời/km². Xã đƣợc thành lập năm 1994 với mã hành chính là 29809.
Vị trí xã Đông Thạnh trên bản đồ hành chính Việt Nam:
Hình 3.1: Bản đồ hành chính xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2011
Nguồn: Thống kê quy hoạch xã Đông Thạnh, 2011
3.1.2 Về khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, độ ẩm phổ biến hàng năm 74 - 87%. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 3 (khoảng 74%) và
cao nhất vào tháng 9 tháng 10 (khoảng 86 – 87%). Về nhiệt độ bình quân 280C; nhiệt độ cao nhất 36 – 370C và thấp nhất là 17,70C. Biên độ nhiệt giữa ban ngày và ban đêm từ 7 – 80C .
Bức xạ tƣơng đối cao, bình quân trong ngày có khoảng 7,5 giờ nắng; bức xạ quang hợp/năm khoảng 79.560 kcal/m2. Bức xạ quang hợp/tháng là 6.630 cal/cm2. Thời gian chiếu sáng bình quân từ 2.181 – 2.676 giờ/năm.
Trong năm thể hiện rõ rệt 02 mùa: mùa mƣa và nắng. Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ cuối tháng 5 và kéo dài đến tháng 10 – 11 (lƣợng mƣa trung bình 1.400 – 1.500mm/năm); mùa nắng, bắt đầu từ tháng 11 đến giữa tháng 5 của năm sau (giờ nắng bình quân trong năm khoảng 2.800 giờ/năm).
3.1.3 Địa hình, địa chất
Địa hình: Địa hình đất đai tƣơng đối bằng phẳng với cao trình bình quân 0,6 - 0,8m, khu vực có địa hình thấp với cao trình 0,4 - 0,5m tập trung ở ấp Đông Thạnh B diện tích 50 ha và Đông Thạnh A, Thạnh Lý với diện tích 70 ha. Rất phù hợp cho việc đầu tƣ phát triển cây trồng theo hƣớng thâm canh (vƣờn chuyên canh, màu các loại và hoa cảnh…), cũng nhƣ phát triển vật nuôi theo hƣớng trang trại tập trung các ấp giáp ranh xã Ngãi Tứ và Đông Thành.
Địa chất: Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cữu Long, nền đất đƣợc tạo thành do quá trình bồi lắng của trầm tích sông biển hỗn hợp gồm các hạt cát, sét màu xám đen, xám xanh đến vàng nâu….Nhìn chung tƣơng đối đồng nhất về địa tầng;
Lớp 1: Sét bụi chảy, sức chịu tải quy ƣớc 0,448kg/cm²; Lớp 2 : cát pha kém chặt, sức chịu tải quy ƣớc 1,169kg/cm²; Lớp 3: Sét bụi chảy, sức chịu tải quy ƣớc 0,479kg/cm²;
Lớp 4: Sét lẫn bụi cát mịn, dẽo cứng, sức chịu tải quy ƣớc 1,905kg/cm²; Lớp 5: Sét lẫn bụi cứng, sức chịu tải quy ƣớc 2,637kg/cm²;
Lớp 6: Sét lẫn bụi cứng, sức chịu tải quy ƣớc 4,1kg/cm²;
Lớp 7: cát mịn lẫn bụi chặt vừa, sức chịu tải quy ƣớc 1,424kg/cm²;
3.1.4 Về Thổ nhƣởng - Thủy văn
- Thổ nhƣỡng: có 3 loại đất chính gồm: + Nhóm đất phù sa 43,31 ha (chiếm 3,31%);
+ Nhóm đất phèn tiềm tàng có 1.235,28 ha (chiếm 94,41%); + Nhóm đất phèn phát triển có 29,83 ha (chiếm 2,28%).
- Thủy văn: nằm trong khu vực chịu ảnh hƣởng chế độ bán nhật triều của biển Đông, có nguồn nƣớc ngọt quanh năm thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, mực nƣớc cao nhất vào mùa lũ tháng 8 - 9(âl) ở cao trình từ 1,5 - 1,6m. Tuy nhiên, nguồn nƣớc tƣới tiêu trong sinh hoạt và sản xuất lúa vẫn ổn định do hệ thống đê tự lập của hộ nông dân.
- Về mƣa: Mùa mƣa thƣờng bắt đầu từ đầu tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11 hàng năm, lƣợng mƣa bình quân ở mức 1.300 - 1.500 mm/năm.
3.1.5 Tài nguyên - khoáng sản
- Tài nguyên Đất đai:
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã 1.402,54 ha, trong đó đất nông nghiệp 1.273,44 ha (trong đó đất nuôi trồng thủy sản 2,3 ha), đất phi nông nghiệp 129,10 ha.
- Tài nguyên nƣớc:
+ Nguồn nƣớc mặt: trực tiếp ảnh hƣởng nguồn nƣớc mặt từ sông Hậu thông qua sông Hóa Thành đến sông Giáo Mẹo nên có nguồn nƣớc ngọt quanh năm, rất thuận lợi cho việc đầu tƣ thâm canh cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện nƣớc ngọt. Vào mùa lũ, mức nƣớc cao nhất khoảng tháng 9 hàng năm.
+ Nguồn nƣớc ngầm: rất phong phú và đa dạng, theo tài liệu khảo sát của Trung tâm nƣớc và VSMT thì có thể khai thác đƣa vào sử dụng sinh hoạt gia đình ở độ sâu phổ biến từ 80 – 120m.
3.1.6 Môi trƣờng
Cảnh quan xã Đông Thạnh mang những nét đặc trƣng của vùng đồng bằng Nam Bộ với những hệ thống kênh rạch phân bố chằng chịt, những vùng ruộng lúa rộng lớn, cùng với các dải dân cƣ phân bố dọc theo các trục giao thông, kênh rạch tạo nên bức tranh thiên nhiên thanh bình của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên quá trình khai thác sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên và tập quán sinh hoạt của ngƣời dân chƣa hợp lý nhƣ sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu không đúng quy trình, chất thải sinh hoạt, chăn nuôi, đã ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất, nƣớc. Nhƣng nhìn chung môi trƣờng của xã cơ bản vẫn giữ đƣợc sự cân bằng vốn có. Để phát triển bền vững, cần đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trƣờng sinh thái và khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong gia đình, cộng đồng.
Vệ sinh môi trƣờng: ý thức về vệ sinh môi trƣờng từng bƣớc đƣợc nâng lên, tình hình thu gom và xử lý chất thải: thực hiện thu gom đƣợc 100% rác thải của chợ xã, phần còn lại các hộ khác tự tiêu huỷ theo hình thức chôn hoặc đốt tại nhà. Đối các hộ chăn nuôi đa số dạng nhỏ lẽ, chƣa ứng dụng hầm biogas và cách thức xử lý rác hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất không có chất thải gây nguy hại cho môi trƣờng. Tuy nhiên, phần lớn lại chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải. Do vậy đang gây ảnh hƣởng môi trƣờng trong địa phƣơng.
Có 65% hộ dân có nhà tắm cơ bản, có 18% hộ dân có hố xí hợp vệ sinh, xã chƣa có nghĩa địa nhân dân, tình trạng gây ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn còn xảy ra chƣa đƣợc khắc phục triệt để.
Nhìn chung về môi trƣờng ở địa phƣơng đang là vấn đề bức xúc đối với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phƣơng hiện nay. Cần có chiến lƣợc xử lý theo quy chuẩn mới đảm bảo giữ sạch vệ sinh môi trƣờng ở nông thôn trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
3.1.7 Tình hình sạt lở bờ sông:
Dọc theo sông Phù Ly và sông Giáo Mẹo thƣờng hay bị sạt lở bờ sông nhất là vào mùa mƣa và nƣớc lũ. Do đó khi xây dựng cần phải có biện pháp kè chống sạt lở.
3.1.8 Vấn đề thiên tai
Là xã nằm ở vùng cao do đó chỉ bị ảnh hƣởng triều cƣờng vào tháng cuối tháng 8 đến cuối tháng 9 âm lịch hàng năm, mực nƣớc lũ cao nhất khoảng 0,6 – 1,0m, so mặt ruộng. Do đó không làm ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp vì hệ thống kênh mƣơng – thủy lợi nội đồng đã đƣợc chính quyền và bà con nông dân quản lý và khai thác tốt không xảy ra tình trạng ngập úng.
3.2 Hiện trạng kinh tế – xã hội 3.2.1 Các chỉ tiêu chính 3.2.1 Các chỉ tiêu chính
- Cơ cấu kinh tế hiện trạng:
Nông nghiệp: chiếm khoảng 90 - 95% trong cơ cấu kinh tế của xã, lao động nông nghiệp chiếm 80% trong tổng số lao động, các năm gần đây nông nghiệp có bƣớc phát triển khá, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hƣớng. Trong khi đó tỉ trọng công nghiệp chiếm khoảng 1% và dịch vụ chiếm 4%.
Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2011 (%)
Nguồn: Thuyết minh quy hoạch xã năm 2011
- Thu nhập đầu ngƣời: năm 2010 thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 8 triệu đồng (bằng 0,73 lần so bình quân toàn huyện) trong đó thu nhập của dân cƣ nông thôn ƣớc đạt 7 - 7,5 triệu đồng/ngƣời/năm.
- Tỉ lệ hộ nghèo: đến nay số hộ nghèo còn 77 hộ chiếm 5,05%, hộ cận nghèo còn 154 hộ chiếm 10,11%. Kết quả thực hiện chính sách cho hộ nghèo đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 77 hộ, hỗ trợ đầu tƣ xây dựng 54 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo.
3.2.2 Hiện trạng kinh tế
- Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Nông nghiệp: chiếm khoảng 90 - 95% trong cơ cấu kinh tế của xã, lao động nông nghiệp chiếm 80% trong tổng số lao động, các năm gần đây nông nghiệp có bƣớc phát triển khá, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hƣớng, với tỷ trọng trồng trọt: 80%, chăn nuôi 15%, dịch vụ 5%, nhờ có sự đầu tƣ và nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp năm 2010 đạt 70 triệu đồng/ha, so năm 2005 tăng 25 triệu, tỷ suất lợi nhuận ở mức: 30 - 40%. Về sản xuất lúa với cơ cấu 3 vụ/năm (Đông Xuân – Hè Thu – Thu Đông), năng suất bình quân: 5,8 tấn/ha, với diện tích gieo trồng là 2.026,17 ha, sản lƣợng 12.068,80 tấn. Diện tích cây lâu năm 260 ha, chủ yếu là cây mận, vú sữa, dừa, xoài, nhãn, măng cụt và một số cây ăn trái khác, diện tích trồng rau màu các loại: 298,5 ha (trong đó luân canh đất ruộng: 45 ha). Về chăn nuôi có bƣớc phát triển khá, tổng đàn bò: 168 con, đàn heo: 1.988 con, đàn gia cầm: 35.600 con. Diện tích nuôi thủy sản: 34,2 ha (trong đó nuôi cá ruộng lúa: 0,6 ha, mƣơng vƣờn 31,3 ha, nuôi chuyên canh 2,3 ha).
95% 1% 4% Khu vực I Khu vực II Khu vực III
- Khu vực kinh tế công nghiệp:
+ Về tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn: toàn xã hiện có 02 nhà máy xay xát lúa, 31 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp;
+ Dịch vụ nông nghiệp: toàn xã hiện có máy phục vụ nông nghiệp bao gồm: 15 máy xới tay, 05 máy xới loại lớn, 05 máy gặt đập liên hợp, 19 máy suốt, 50 công cụ sạ lúa theo hàng, với lƣợng máy móc nhƣ trên đảm bảo 50% nơi khác đến 50% khâu cày xới, 80% khâu thu hoạch lúa bằng cơ giới.
- Khu vực kinh tế dịch vụ: Đã đầu tƣ xây dựng hoàn thành chợ trung tâm xã, kinh phí 760 triệu đồng, có 76 hộ kinh doanh, ngoài ra còn có 01 doanh nghiệp tƣ nhân và 240 cơ sở mua bán kinh doanh trên địa bàn xã đảm bảo nhu