Thu nhập từ trồng lúa và chi phí sản xuất lúa của các hộ nông dân

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma để xử lý rơm của các hộ nông dân tại xã đông thạnh, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 54 - 56)

Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014

Tiêu chí Đông – Xuân Hè – Thu Thu – Đông Số hộ canh tác (hộ) 100 99 64 Năng suất cao nhất (tấn) 1,2 0,9 0,8 Năng suất thấp nhất (tấn) 0,6 0,4 0,3 Năng suất trung bình (tấn) 0,9 0,7 0,6 Độ lệch chuẩn 0,1 0,1 0,1

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Tƣơng quan giữa sản lƣợng và năng suất làm cho vụ Đông – Xuân ngƣời nông dân đạt hiệu quả cao hơn so với cùng số diện tích ở vụ Thu – Đông. Tức là vụ Đông – Xuân có tỉ lệ năng suất/ sản lƣợng là 0,080, còn ở vụ Thu – Đông tỉ lệ đó là 0,075. Riêng vụ Hè – Thu là 0.078. Qua thống kê trên, sự hiệu quả trong canh tác lúa giảm từ mùa khô sang mùa mƣa với mức giảm không đáng kể.

4.2.2 Thu nhập từ trồng lúa và chi phí sản xuất lúa của các hộ nông dân dân

4.2.2.1 Thu nhập từ trồng lúa của các hộ nông dân

Trong quá trình khảo sát, phỏng vấn nông hộ, tiêu chí liên quan đến thu nhập từ lúa mà đối tƣợng dễ dàng cung cấp là giá bán lúa. Mỗi vụ giá bán lúa khác nhau phụ thuộc vào giống lúa. Giá đƣợc nông dân tính theo đơn vị nghìn đồng/giạ, đề tài quy đổi sang nghìn đồng/ kg.

Bảng 4.8: Thống kê thu nhập từ trồng lúa trong ba vụ của hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014

Tiêu chí Đông – Xuân Hè – Thu Thu - Đông Số hộ canh tác (hộ) 100 99 64 Thu nhập cao nhất (nghìn đồng) 190800,0 137304,0 123120,0 Thu nhập thấp nhất (nghìn đồng) 6440,0 6000,0 3400,0 Thu nhập trung bình (nghìn đồng) 56123,5 40849,1 40580,8 Độ lệch chuẩn 40795,9 30523,9 32014,3

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Kết quả thống kê cho thấy thu nhập lúa trung bình ở vụ Đông – xuân là lớn nhất (56123,51 nghìn đồng), trong khi đó vụ Hè – Thu, thu nhập lúa trung

bình thấp hơn 0,73 lần (40849,13 nghìn đồng). Vụ Thu – Đông là thấp nhất (40580,75 nghìn đồng), thấp hơn 0,72 lần so với vụ Đông – Xuân và 0,99 lần so với vụ Hè – Thu. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do ở vụ Đông – Xuân thông thƣờng giá lúa sẽ đạt cao hơn so với 2 vụ còn lại, mặt khác do thời tiết thuận lợi nên năng suất cũng đạt tƣơng đối cao, dao động từ 800kg đến 1000kg/1000m2 làm cho thu nhập lúa vào mùa này luôn chiếm ƣu thế. Đa số nông dân sẽ canh tác vào Đông – Xuân.

4.2.2.2 Chi phí sản xuất lúa

Thời tiết thuận lợi cũng là nguyên nhân làm hạn chế các dịch bệnh có hại cho cây lúa, hạn chế cỏ dại, phân hủy đƣợc lƣợng bả thực vật trả lại hữu cơ cho đất, tạo điều kiện tối ƣu cho các loại thiên địch phát triển. Từ đó, những điều kiện này cũng tác động đến chi phí sản xuất của nông hộ. Nhiều hộ nông dân phải bỏ ra chi phí ở 2 vụ sau cao hơn vụ Đông – Xuân nhƣng thu lại năng suất thấp là thực tế canh tác ở địa bàn nghiên cứu này.

Bảng 4.9: Thống kê chi phí sản xuất lúa ba vụ của những hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014

Tiêu chí Đông – Xuân Hè – Thu Thu – Đông Số hộ canh tác (hộ) 100 99 64 Chi phí cao nhất (nghìn đồng) 72200,0 72200,0 72200,0 Chi phí thấp nhất (nghìn đồng) 1500,0 1500,0 1500,0 Chi phí trung bình (nghìn đồng) 18280,0 18874,2 19482,0 Độ lệch chuẩn 13552.9 13974,3 16164.7

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Chi phí sản xuất lúa trung bình ở vụ Thu – Đông là cao nhất (19482,0 nghìn đồng) và vụ Đông – Xuân là thấp nhất (18280,0 nghìn đồng). Ở vụ Thu – Đông, nhiều chi phí phát sinh do điều kiện thời tiết không tốt nhƣ phân bón, khử phèn, xới đất,…các chi phí này làm cho chi phí sản xuất chung tăng cao trong khi năng suất và sản lƣợng lại đạt thấp. Một số chí phí thuê ngoài nhƣ thu gom rơm, cắt lúa, vận chuyển lúa cũng tăng cao do những khó khăn về thời tiết, mƣa nhiều cũng kéo theo chi phí tháo nƣớc.

Nhƣ vậy, vào mùa Đông – Xuân ngƣời nông dân sẽ thu đƣợc sự chênh lệch giữa thu nhập và chi phí nhiều hơn 2 vụ còn lại. Mối tƣơng quan giữa thu nhập từ lúa và chi phí sản xuất lúa đƣợc thể hiện qua hình sau:

Hình 4.3: Tƣơng quan giữa thu nhập từ lúa và chi phí sản xuất lúa của nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long ba vụ năm 2014

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma để xử lý rơm của các hộ nông dân tại xã đông thạnh, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)