của các hộ nông dân
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), từ vụ Đông Xuân 2011 - 2012, tỉnh Vĩnh Long triển khai dự án “Xây dựng mô hình, hỗ trợ nông dân trồng lúa theo hƣớng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP giai đoạn 2011- 2015”, gọi tắt là “cánh đồng mẫu lớn” (CĐML). Trong đó, năm 2012, Vĩnh Long đã triển khai CĐML ở 7 huyện, thu hút 1.020 hộ tham gia sản xuất trên diện tích 710 ha (bình quân mỗi huyện khoảng 100 ha). Năng suất lúa đạt rất cao, ngƣời dân trong vùng dự án phấn khởi. Bình quân khoảng 7 - 8 tấn/ha; tăng so với bên ngoài khoảng 1 tấn/ha. Dự án CĐML hỗ trợ xây dựng và củng cố hệ thống nhân lúa giống của tỉnh để đảm bảo có 80% diện tích canh tác lúa trên địa bàn sử dụng các loại giống từ cấp xác nhận trở lên nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất lúa cho ngƣời dân trong vùng dự án. Dự án phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có 2.500 - 3000 ha CĐML. Thực hiện mô hình cánh đồng mẫu, ngoài sử dụng giống lúa chất lƣợng cao, nông dân còn áp dụng phƣơng pháp sạ hàng, kỹ thuật bón phân cân đối, giúp nông dân tiết kiệm đáng kể chi phí về giống và phân bón. Mặt khác, nông dân còn kết hợp với cán bộ kỹ thuật đi thăm đồng thƣờng xuyên, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu theo nguyên tắc 4 đúng, nên hạn chế sâu bệnh gây hại, đảm bảo năng suất lúa, đồng thời không gây ô nhiễm môi trƣờng. Qua gần một năm triển khai (2 vụ), đến nay các mô hình đã này đã gia tăng đƣợc năng suất, chất lƣợng lúa gạo và giảm đƣợc chi phí sản xuất cho nông dân.
Nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo hƣớng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP giai đoạn 2011 - 2014, trong năm 2014, TX Bình Minh có kế hoạch sản xuất gần 1.000ha lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Đông Thạnh. Trong đó, vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 sản xuất đƣợc 309 ha, có 340 hộ tham gia, bà con đƣợc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh hỗ trợ trên 23 tấn lúa giống
xác nhận gồm: OM 5451, OM 6976 và OM 4900,... Đồng thời, bà con đƣợc hƣớng dẫn kỹ thuật quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ quy trình “3 giảm - 3 tăng”, “1 phải - 5 giảm” nên lúa sinh trƣởng tốt, đồng đều, sâu bệnh đƣợc khống chế. Hiện nay, các trà lúa trên cánh đồng mẫu lớn xã Đông Thạnh đang ở giai đoạn chín, bà con sắp thu hoạch, hứa hẹn một mùa bội thu.
Đây là năm thứ 3 TX Bình Minh duy trì và từng bƣớc nhân rộng diện tích sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Riêng trong năm 2013, thị xã đã sản xuất đƣợc trên 738 ha ở 3 vụ lúa Đông - Xuân, Hè - Thu và Thu - Đông tại 2 ấp Thạnh An và Thạnh Hòa (xã Đông Thạnh). Trung bình lợi nhuận sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn cao hơn khoảng 3,7 triệu đồng/ha/năm so với lợi nhuận sản xuất ngoài mô hình.
Theo các thông tin điều tra thực tế 2014, Trung tâm giống nông nghiệp Vĩnh Long là nơi cung cấp giống cho đa số các nông hộ trong thị xã Bình Minh và riêng xã Đông Thạnh. Ngƣời dân trong xã cho biết, Trung tâm có đầy đủ các giống lúa cần thiết, thích hợp theo nhu cầu của bà con và có chất lƣợng nên đáng tin cậy. Ngoài ra, một số hộ nông dân sử dụng giống từ Viện lúa ĐBSCL với hiệu quả và năng suất cũng tƣơng tự với Trung tâm. Xã Đông Thạnh có thói quen bỏ vụ 3 tức là vụ Thu - Đông để chuẩn bị tốt cho vụ Đông - Xuân năm sau và ƣớc tính sẽ có năng suất cao hơn. Vì thế, vụ lúa Đông Xuân hàng năm là thời gian đỉnh điểm của việc đốt rơm sau thu hoạch với thời tiết thuận lợi, không mƣa, không ngập. Từ khi việc sử dụng máy gặt đập liên hợp đƣợc phổ biến, đốt rơm cũng đã giảm dần, thay vào đó, rơm đƣợc rãi đều lên mặt ruộng chờ phân hủy và tiếp tục gieo sạ. Phân bón, thuốc trừ sâu hay các thiết bị nông nghiệp đƣợc cung cấp bởi nhà cung cấp tại xã bởi cửa hàng vật tƣ nông nghiệp Hai Sơn, Việt Bằng. Nguồn nƣớc sử dụng cho tƣới tiêu từ các kênh rạch trong xã bắt nguồn từ sông Hậu, điều kiện giao thông nông thôn cũng tƣơng đối thuận lợi giúp cho việc sản xuất và thăm đồng diễn ra dễ dàng hơn.
Sau mỗi mùa vụ, lúa đƣợc các thƣơng lái đến từ các thành thị hoặc vùng ven đến thu mua tại chỗ với giá đầu ra tƣơng đối, bà con không bị thiệt thòi mà còn tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển, bảo quản. Sản lƣợng dự trữ còn lại để làm lƣơng thực đƣợc cất giữ cẩn thận trong bồ lúa ở từng hộ, một phần đƣợc chuyển đến các nhà máy xay lúa trong xã để xay thành gạo. Lúa tại hộ tƣơng đối dễ bán với giá ở mức cao, ví dụ giá lúa khô IR 50404 mua tại hộ hiện ở mức từ 4.900 – 4.950 đ/kg, thậm chí 5.000 đ/kg (100.000 đ/giạ).
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRICHODERMA ĐỂ XỬ LÝ RƠM CỦA NÔNG DÂN ĐANG CANH TÁC TẠI XÃ ĐÔNG THẠNH, THỊ XÃ BÌNH MINH,
TỈNH VĨNH LONG 4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƢỢNG PHỎNG VẤN
4.1.1 Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm của đối tƣợng phỏng vấn tƣợng phỏng vấn
4.1.1.1 Tuổi và số năm kinh nghiệm của đối tượng phỏng vấn
Kết quả sau đây thống kê khái quát một số thông tin và đặc điểm về độ tuổi và kinh nghiệm của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, với số quan sát là 100. Bảng 4.1: Mô tả về độ tuổi và kinh nghiệm của nông dân ở xã Đông Thạnh,
thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 Tiêu chí Quan sát Cao nhất Thấp nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi đáp viên (tuổi) 100 71 22 47,42 11,003 Kinh nghiệm (năm) 100 54 3 26,73 12,451
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014 Ghi chú: Xem Phụ lục 4
Độ tuổi là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến đời sống kinh tế, tinh thần và khả năng đƣa ra các quyết định quan trọng. Đối với hộ nông dân, chủ hộ thƣờng có vai trò quan trọng và quyết định đến những hoạt động chính của gia đình, vì thế tuổi của chủ hộ có mức độ ảnh hƣởng lớn và chủ hộ có tuổi tƣơng đối cao. Độ tuổi trung bình của các đáp viên là 47,42, độ tuổi tƣơng đối cao là vì trong quá trình phỏng vấn, đáp viên thƣờng là chủ hộ, nắm rõ tình hình hoạt động nông nghiệp và đặc điểm kinh tế của gia đình. Đáp viên có tuổi cao nhất là 71 và thấp nhất là 22.
Về kinh nghiệm của đáp viên, bảng thống kê cho thấy mức trung bình là 26,73 năm. Vì đặc trƣng của đối tƣợng là nông dân, gắn bó với nghề từ nhỏ nên mức trung bình tƣơng đối cao so với các ngành nghề khác. Năm kinh nghiệm có đặc điểm thấp hơn độ tuổi của chính đáp viên từ 10 đến 25 năm. Đây là truyền thống trong nông nghiệp của nƣớc ta, không giới hạn độ tuổi khởi nghiệp của ngƣời nông dân nên kinh nghiệm có thể có từ rất nhỏ. Bên cạnh đó, nông dân có một số mốc khởi nghiệp khác nhƣ 1976 (sau năm độc lập 1975), 1987 (chuyển sang canh tác lúa thần nông), 2006 (cơ giới hóa trong sản xuất
lúa). Những ngƣời đƣợc khảo sát rất yêu nghề nông, họ thƣờng tìm tòi, học hỏi để tích lũy thêm kinh nghiệm nên số năm kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng quyết định thành công trong sản xuất lúa.
4.1.1.2 Giới tính và trình độ học vấn của đáp viên
Giới tính và trình độ học vấn là những đặc trƣng cơ bản để đánh giá khả năng tiếp cận thông tin và mức độ hoạt động kinh tế của đáp viên. Trong tổng số quan sát không có đáp viên mù chữ nên trình độ học vấn đƣợc phân thành 3 mức độ gồm tiểu học, cấp 2, cấp 3 trở lên. Vì những câu hỏi liên quan đến nông nghiệp nên không có sự chênh lệch nhiều về kiến thức giữa những lớp học trong cùng một cấp học.
Hình 4.1: Tỉ lệ giới tính của đáp viên (n = 100)
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Kết quả thống kê tỉ lệ đáp viên là nam chiếm khá cao là 77% so với 23% đáp viên là nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do đáp viên thƣờng là chủ hộ và trong thực tế thì tỉ lệ chủ hộ là nam vẫn chiếm đa số trong xã hội hiện tại. Đây cũng là đặc điểm của nông thôn từ xƣa đến nay đã đi sâu vào tìm thức, ngƣời đàn ông luôn là trụ cột trong gia đình. Những đáp viên là nữ thƣờng rơi vào trƣờng hợp ngƣời nam đi vắng hoặc bận việc. Ngoài ra vẫn có số ít chủ hộ là nữ bởi ngƣời đàn ông không còn khả năng lao động hoặc đã qua đời.
Về trình độ học vấn, tuy đây không phải là vấn đề đƣợc nông dân quan tâm quá cao, họ chỉ cần biết chữ, biết tính toán là có thể tham gia sản xuất nên mặt bằng chung trình độ học vấn là trung bình thấp, nhƣng đây là thƣớc đo mức độ thấu hiểu của nông dân về thực trạng sản xuất của họ. Ngoài ra, trình độ học vấn còn cho biết khả năng nông dân bắt kịp với sự đổi mới trong phƣơng thức
Nam 77% Nu
sản xuất, cơ giới hóa, và bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo cho ý thức bảo vệ môi trƣờng trong sản xuất.
Chiếm tỉ lệ cao nhất là trình độ cấp 2, tức là từ lớp 6 đến lớp 9 hệ 12 năm (48%). Thứ hai là cấp tiểu học (32%) và thứ ba là cấp 3 trở lên (20%). Xu hƣớng cho thấy quan niệm của ngƣời dân là học đến cấp trung học cơ sở là đủ kiến thức cho hoạt động sống thông thƣờng và sản xuất lúa. Nguyên nhân ở ý thức về giáo dục của bà con chƣa cao, bên cạnh đó còn một số nguyên nhân quan trọng nhƣ chiến tranh, điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng giáo dục ở địa phƣơng,…là các yếu tố ảnh hƣởng trình độ học vấn. Điều đặc biệt là trong tổng số quan sát, không có đối tƣợng thuộc diện mù chữ.
Hình 4.2: Tỉ lệ cấp học của đáp viên (n = 100)
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
4.1.2 Số nhân khẩu, thu nhập bình quân tháng và số nhân công trực tiếp tham gia sản xuất lúa của hộ gia đình đối tƣợng phỏng vấn
4.1.2.1 Số nhân khẩu, số lao động trực tiếp tham gia sản xuất lúa
Nhân khẩu là số thành viên thƣờng trú trong gia đình mỗi đáp viên. Nhân khẩu có vai trò tác động đến nhiều quyết định về kinh tế, đời sống và làm thay đổi những thói quen sinh hoạt của mỗi hộ gia đình khi yếu tố này thay đổi. Đối với gia đình có nghề nông là chính, số lƣợng nhân khẩu thƣờng cao hơn so với mức chung xã hội, nguyên nhân là do quan niệm từ xƣa là nhà càng đông thì làm nông càng nhanh và hiệu quả, ngoài ra còn có quan niệm sinh con trai nhiều để tạo ra lao động trong gia đình. Cho nên, gia đình có ngƣời đàn ông thì sẽ làm tăng số lao động trực tiếp tham gia sản xuất lúa. Riêng về số lao động trực tiếp còn bao gồm cả những thành viên làm nhiều nghề, họ có thể tham gia
Cấp 3 trở lên 20% Cấp hai 48% Tiểu học 32%
làm lúa vào đúng mùa vụ, thời gian còn lại trong năm, họ có thể tạo ra thu nhập từ những hoạt động khác.
Bảng 4.2: Mô tả số nhân khẩu và số lao động trực tiếp sản xuất lúa ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014
Tiêu chí Quan sát Cao nhất Thấp nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Số nhân khẩu (ngƣời) 100 11 2 4,77 1,483 Số lao động trực tiếp (ngƣời) 100 5 1 2,22 1,011
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014 Ghi chú: Xem Phụ lục 4
Hộ gia đình đƣợc khảo sát đa số gồm 2 thế hệ nên số thành viên giao động từ 4 đến 8 là khá cao. Tuy nhiên số gia đình có 3 thế hệ ít và có duy nhất 1 thế hệ cao nên tạo ra số trung bình 4,77. Về số lƣợng lao động không có đặc điểm nổi bật so với tính chất làm nông nghiệp. Trong thực tế canh tác, những nhà có ít lao động sẽ có chi phí thuê ngoài cao hơn so với những gia đình còn lại.
4.1.2.2 Thu nhập bình quân tháng
Thu nhập bình quân tháng của mỗi hộ đƣợc thống kê theo số liệu điều tra thực thế ba vụ năm 2014. Thu nhập bình quân tháng là mức thu nhập trung bình mỗi tháng mà hộ nhận đƣợc khi chƣa loại ra chi phí sinh hoạt. Thu nhập này gồm thu nhập từ lúa và các khoảng thu từ nông nghiệp hay các khoảng thu từ lƣơng cố định của thành viên trong gia đình, đƣợc tính theo công thức nêu ở phụ lục 6.
Bảng 4.3: Thống kê thu nhập bình quân tháng của hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014
Đơn vị: Nghìn đồng Tiêu chí Thu nhập bình quân tháng
Cao nhất 42011
Thấp nhất 4233 Trung bình 16500 Độ lệch chuẩn 9065
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014 Ghi chú: Xem Phụ lục 4
Nguyên nhân có sự chênh lệch lớn giữa thu nhập cao nhất và thấp nhất là do khác biệt về diện tích sản xuất. Thu nhập phụ thuộc khá nhiềuvào diện tích canh tác ở mỗi vụ, sản lƣợng lúa thu đƣợc và năng suất lúa. Những nhà có
nhiều đất ruộng sẽ thu vào tƣơng đối lớn nhƣng song song với đó họ vẫn phải bỏ ra lƣợng chi phí không nhỏ. Cho nên, chênh lệch về thu nhập là cao nhƣng về tiền lãi hay thu nhập khả dụng cũng tƣơng đối đồng đều. Xét riêng về thu nhập, thu nhập trung bình 16500 nghìn đồng/ tháng là khá cao đối với nông dân.
4.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ ĐÔNG THẠNH, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÔNG THẠNH, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG
4.2.1 Thực trạng canh tác, diện tích canh tác, sản lƣợng lúa và năng suất lúa của các hộ nông dân suất lúa của các hộ nông dân
4.2.1.1 Thực trạng canh tác
Do địa phƣơng có đặc điểm thời tiết là một mùa khô và một mùa mƣa trong năm, mùa khô rơi vào vụ Đông – Xuân, mùa mƣa rơi vào vụ Hè – Thu và Thu – Đông nên có hiện tƣợng bỏ vụ ở một số hộ nông dân. Bỏ vụ thƣờng xảy ra ở vụ 3 tức là vụ Thu – Đông do thời tiết không thuận lợi, mƣa dầm, đất xấu và nấm bệnh tràn lan.
Bảng 4.4: Thống kê thực trạng canh tác lúa trong ba vụ của hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014
Vụ Đặc điểm Có (hộ) Tỉ lệ (%) Không (hộ) Tỉ lệ (%) Đông – Xuân 100 100 0 0 Hè – Thu 99 99 1 1 Thu – Đông 64 64 36 36
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Những hộ canh tác liên tục ba vụ trong năm sẽ tốn chi phí phân bón và cải tạo đất, diệt mầm bệnh trong những vụ mƣa, do đó, những trƣờng hợp có ít đất sẽ bỏ vụ để đến vụ Đông – Xuân sẽ thu đƣợc năng suất cao hơn mà không tốn nhiều chi phí. Có sự khác biệt tƣơng đối lớn giữa vụ Thu – Đông (64 hộ) với vụ Hè – Thu (99 hộ) và vụ Đông – Xuân (100 hộ).
4.2.1.2 Diện tích canh tác
Diện tích canh tác của các hộ nông dân ở địa phƣơng thƣờng không thay đổi giữa vụ Đông – Xuân và Hè – Thu, nhƣng ở vụ 3 tức là Thu – Đông thì một số hộ chỉ canh tác trên phần đất tƣơng đối ít. Chính vì do thời tiết ở vụ này không thuận lợi, đất nhiễm phèn và có tình trạng ngộ độc hữu cơ do xác bả rơm, rạ không kịp phân hủy. Mặc khác, đây cũng là vụ bà con chỉ canh tác để tạo ra nguồn lƣơng thực cho gia đình.
Bảng 4.5: Thống kê diện tích canh tác lúa ba vụ năm 2014 ở xã Đông Thạnh,