Thực trạng canh tác, diện tích canh tác, sản lƣợng lúa và năng suất

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma để xử lý rơm của các hộ nông dân tại xã đông thạnh, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 54)

suất lúa của các hộ nông dân

4.2.1.1 Thực trạng canh tác

Do địa phƣơng có đặc điểm thời tiết là một mùa khô và một mùa mƣa trong năm, mùa khô rơi vào vụ Đông – Xuân, mùa mƣa rơi vào vụ Hè – Thu và Thu – Đông nên có hiện tƣợng bỏ vụ ở một số hộ nông dân. Bỏ vụ thƣờng xảy ra ở vụ 3 tức là vụ Thu – Đông do thời tiết không thuận lợi, mƣa dầm, đất xấu và nấm bệnh tràn lan.

Bảng 4.4: Thống kê thực trạng canh tác lúa trong ba vụ của hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014

Vụ Đặc điểm Có (hộ) Tỉ lệ (%) Không (hộ) Tỉ lệ (%) Đông – Xuân 100 100 0 0 Hè – Thu 99 99 1 1 Thu – Đông 64 64 36 36

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Những hộ canh tác liên tục ba vụ trong năm sẽ tốn chi phí phân bón và cải tạo đất, diệt mầm bệnh trong những vụ mƣa, do đó, những trƣờng hợp có ít đất sẽ bỏ vụ để đến vụ Đông – Xuân sẽ thu đƣợc năng suất cao hơn mà không tốn nhiều chi phí. Có sự khác biệt tƣơng đối lớn giữa vụ Thu – Đông (64 hộ) với vụ Hè – Thu (99 hộ) và vụ Đông – Xuân (100 hộ).

4.2.1.2 Diện tích canh tác

Diện tích canh tác của các hộ nông dân ở địa phƣơng thƣờng không thay đổi giữa vụ Đông – Xuân và Hè – Thu, nhƣng ở vụ 3 tức là Thu – Đông thì một số hộ chỉ canh tác trên phần đất tƣơng đối ít. Chính vì do thời tiết ở vụ này không thuận lợi, đất nhiễm phèn và có tình trạng ngộ độc hữu cơ do xác bả rơm, rạ không kịp phân hủy. Mặc khác, đây cũng là vụ bà con chỉ canh tác để tạo ra nguồn lƣơng thực cho gia đình.

Bảng 4.5: Thống kê diện tích canh tác lúa ba vụ năm 2014 ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Tiêu chí Đông – Xuân Hè – Thu Thu – Đông Số hộ canh tác (hộ) 100 99 64 Diện tích nhỏ nhất (1000m2) 2,0 2,0 2,0 Diện tích lớn nhất (1000m2) 38,0 38,0 38,0 Tổng diện tích (1000m2) 1249,5 1247,5 828,0 Diện tích trung bình (1000m2) 12,5 12,6 12,9

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Cũng vì lý trên nên việc bỏ vụ ở vụ Thu – Đông diễn ra thƣờng xuyên, 36% hộ đƣợc hỏi cho biết không canh tác vụ Thu – Đông. Diện tích canh tác đƣợc địa phƣơng chọn theo đơn vị “công” và mỗi công tƣơng ứng 1000m2. Do Đông Thạnh là địa phƣơng tiếp giáp giữa TX Bình Minh và huyện Tam Bình nên diện tích canh tác lúa đƣợc nối liền và chạy dài theo từng hộ nên có rất ít hộ nông dân phải di chuyển xa để làm lúa. Canh tác lúa ở xã đã đến thế hệ nông dân thứ 3 nên diện tích mỗi hộ đã đƣợc chia nhỏ ra. Hộ có diện tích lớn nhất là 38000m2 gấp 19 lần so với hộ có diện tích nhỏ nhất 2000m2.

4.2.1.3 Sản lượng lúa và năng suất lúa

Tiêu chí mà đối tƣợng phỏng vấn dễ dàng cung cấp là năng suất lúa. Theo đơn vị tính ở địa phƣơng, năng suất có đơn vị là giạ/công. Mỗi giạ tƣơng ứng với 20kg nên đề tài chọn đơn vị cho năng suất là tấn/1000m2

và đơn vị cho sản lƣợng là tấn. Sản lƣợng đƣợc tính dựa vào năng suất lúa thống kê trong bảng sau.

Bảng 4.6: Thống kê sản lƣợng lúa ba vụ của hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014

Tiêu chí Đông – Xuân Hè – Thu Thu – Đông Cả năm Số hộ canh tác (hộ) 100 99 64 - Sản lƣợng cao nhất (tấn) 36,5 30,4 37,4 94,2 Sản lƣợng thấp nhất (tấn) 1,4 1,4 0,7 2,1 Sản lƣợng trung bình (tấn) 11,2 8,5 8,1 24,8 Độ lệch chuẩn 7,8 6,1 6,3 19,1

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014 Ghi chú: Xem Phụ lục 4

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma để xử lý rơm của các hộ nông dân tại xã đông thạnh, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 54)