Trichoderma để xử lý rơm của nông dân xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
Từ các biến độc lập kết hợp với quyết định của đối có có sử dụng hay không sử dụng Trichoderma, đề tài đã thực hiện hồi quy logistic và đạt đƣợc ý nghĩa thống kê cho mô hình hồi quy. Kết quả đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Bảng 4.37: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chập nhận sử dụng Trichoderma để xử lý rơm của nông dân xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014
Biến giải thích B S.E. Giới tính - 0,803 0,765 Tuổi - 0,134 * 0,073 Thu nhập 0,159 * 0,087 Nhân công 0,653 0,493 Kinh nghiệm 0,174 ** 0,069 Hiểu biết - 22,738 5023,922 Tổng sản lƣợng lúa - 0,079 * 0,041 Hằng số 0,666 1,911 Sig. 0,000 -2 Log Likelihood 51,812 Cox & Snell R Square 0,540 Nagelkerke R Square 0,744 Overall Percentage 87,0
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Ghi chú: **, *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% và 10% (xem Phụ lục 4)
Từ kết quả trên, trong số 7 biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình có 4 biến giải thích đƣợc mô hình, trong đó có 2 biến tác động cùng chiều và có 2 biến tác động ngƣợc chiều biến phụ thuộc. Cụ thể, các biến thu nhập, kinh nghiệm
có tƣơng quan thuận với quyết định sử dụng Trichoderma. Ngƣợc lại, các biến tuổi và tổng sản lƣợng lúa có tƣơng quan nghịch với quyết định sử dụng
Trichoderma.
Tại mức ý nghĩa 10%, biến tuổi có ý nghĩa thống kê đối với mô hình và có giá trị âm (-), tức là độ tuổi càng cao thì quyết định chấp nhận sử dụng
Trichoderma càng thấp và ngƣợc lại khi độ tuổi càng nhỏ thì có xác suất đƣa ra quyết định chấp nhận cao hơn. Kết quả có nét tƣơng đồng với bài nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2009) về xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ ở tỉnh Đồng Tháp năm 2009 – 2010. Tuy nhiên, kết quả của mô hình đã trái vơi kỳ vọng ban đầu về tƣơng quan thuận giữa tuổi với quyết định tham gia. Điều này cho thấy tuổi tác của nông dân càng cao làm cho mong muốn tiếp cận phƣơng thức mới giảm đi và ngƣời nông dân có xu hƣớng gắn liền với truyền thống xƣa nay ở gia đình và địa phƣơng. Không thể nói những ngƣời có tuổi càng cao thiếu hiểu biết về ô nhiễm môi trƣờng và kiến thức về Trichoderma vì đa số những ngƣời hiểu biết đã quyết định không sử dụng. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, mức ảnh hƣởng của biến tuổi với mô hình tƣơng đối thấp (13,4%).
Ở cùng mức ý nghĩa 5%, biến kinh nghiệm có ý nghĩa thống kê đối với mô hình và có tác động theo chiều dƣơng (+). Điều này chứng tỏ đối tƣợng có nhiều năm kinh nghiệm sẽ đƣa ra quyết sự dụng nhiều hơn đối tƣợng có ít năm kinh nghiệm. Đúng với kỳ vọng ban đầu về kinh nghiệm của nông dân, kinh nghiệm càng cao ngƣời nông dân sẽ dễ dàng nhận ra đƣợc những ƣu điểm tốt của Trichoderma và dễ dàng cân nhắc khi đƣa ra quyết định sử dụng. Số năm kinh nghiệm tính từ lúc đối tƣợng bắt đầu tham gia làm lúa chuyên nghiệp nên sẽ không phụ thuộc vào độ tuổi. Có những đối tƣợng đã làm lúa từ rất lâu nhƣng ở vai trò phụ nên không thể tính từ khi đó. Sẽ có nhiều khác biệt giữa tuổi tác và kinh nghiệm. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, số năm kinh nghiệm cũng có tác động tới mô hình tƣơng đối thấp (17,4%).
Biến tổng sản lƣợng lúa ở mức ý nghĩa 10% có ý nghĩa thống kê đối với mô hình, tuy nhiên về kỳ vọng đã trái với ban đầu. Kết quả cho thấy biến tổng sản lƣợng lúa có tƣơng quan trái chiều (-) với quyết định sử dụng Trichoderma, so với ban đầu là dƣơng (+). Tức là đối với hộ nông dân khi có sản lƣợng lúa lớn ứng với diện tích lớn họ sẽ có xác suất đƣa ra quyết định không sử dụng cao hơn so với những hộ có sản lƣợng lúa ít. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tổng sản lƣợng lúa mức ảnh hƣởng 7,4% đối với mô hình, khi sản lƣợng lúa tăng lên 1 tấn thì số lƣợng đƣa ra quyết định sử dụng sẽ giảm đi 0,074 ngƣời, mức ảnh hƣởng khá thấp. Tổng sản lƣợng lúa, nhƣ đã giải thích ban đầu, quyết định đến lƣợng rơm. Khi lƣợng rơm quá lớn hoặc tƣơng đối lớn tức là
ứng với sản lƣợng lúa lớnthì nông dân sẽ nghĩ ngay đến các hình thức xử lý đại trà là đốt hay cày vùi, họ sẽ không sử dụng Trichoderma vì ngán ngại chi phí và nhân công. Khi lƣợng rơm ít lại và nằm trong khả năng của họ thì họ sẽ chọn cách xử lý vì theo họ nhƣ vậy sẽ cho ra hiệu quả tối đa.
Thu nhập bình quân tháng của mỗi hộ là yếu tố không thể thiếu khi đƣa ra quyết định sử dụng hay đổi mới một thói quen trong sản xuất lúa. Theo kết quả hồi quy, thu nhập bình quân có ý nghĩa thống kê đối với mô hình và có tƣơng quan dƣơng đối với quyết định sử dụng. Kết quả phân tích thu nhập có nét tƣơng đồng với nghiên cứu về nhận thức của nông hộ và các nhân tố ảnh hƣởng thông qua việc bón phân phân hủy nhanh ở Đồng bằng sông Cửu Long và Central Luzon, Philippines của Ngô Thị Thanh Trúc và công sự (2012). Kết quả cũng cho thấy mức ảnh hƣởng tƣơng đối lớn của thu nhập đối với quyết định sử dụng (15,9%) ở mức ý nghĩa 10%. Thu nhập bình quân cho thấy đƣợc khả năng đổi mới hoặc đƣa ra quyết định sử dụng của hộ. Thu nhập bình quân càng cao thì đối tƣợng sẽ dễ dàng đƣa ra quyết định sử dụng mà ít quan tâm đến chi phí sử dụng hoặc các chi phí thuê mƣớn. Thu nhập cũng là một biến quan trọng trong các mô hình hồi quy khi đối tƣợng là các hộ gia đình nông dân.
Hệ số các biến không có ý nghĩa thống kê đối với mô hình bao gồm: giới tính, nhân công và hiểu biết. Sự thay đổi của các yếu tố này không ảnh hƣởng về mặc ý nghĩa cho quyết định sử dụng Trichoderma của đối tƣợng đƣợc khảo sát.
Giới tính không ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng là vì ở những gia đình nông nghiệp, sự khác biệt giữa giới tính chỉ phản ảnh khả năng lao động và hiệu quả trong lao động chứ không phản ảnh sự hiểu biết, khả năng tính toán cũng nhƣ kinh nghiệm của đối tƣợng. Tuy chủ hộ đa số là nam nhƣng cũng không phải toàn bộ đều sử dụng. Mặt khác, những ngƣời nữ thƣờng chuộng những gì mới mẻ và mang lại nhiều lợi ích nên khả năng quyết định sử dụng cũng không phải là thấp. Qua đó ta thấy rõ không có sự phân biệt giữa giới tính trong quá trình đƣa ra quyết định sử dụng.
Về nhân công, đây là số lao động trực tiếp tham gia sản xuất lúa trong gia đình mỗi đối tƣợng ở từng vụ. Biến này không ảnh hƣởng là vì thông thƣờng đáp viên sẽ không chắc chắn về số lƣợng lao động trực tiếp trong mỗi vụ vì có thể thuê mƣớn. Nếu cần nhiều lao động để quyết định sử dụng thì hộ có thể thuê lao động bên ngoài với chi phí thuê mƣớn tƣơng đối hợp lý.
Còn lại là sự hiểu biết của đối tƣợng khảo sát về Trichoderma. Theo dự đoán ban đầu biến này sẽ có ảnh hƣởng đến mô hình nhƣng theo kết quả hồi quy và thực tế cho thấy đa số các đối tƣợng khảo sát có kiến thức về
Trichoderma nhƣng lại quyết định không sử dụng vì những nguyên do hoặc khó khăn riêng của gia đình. Tuy vậy biến hiểu biết là một trong những yếu tố quan trọng trong các nghiên cứu về nhận thức và khả năng tiếp cận vấn đề mới của nông dân.
Nhƣ vậy, phƣơng trình hồi quy bao gồm biến phụ thuộc là quyết định sử dụng Trichoderma và các biến độc lập bao gồm tuổi, thu nhập bình quân, lao động trực tiếp, số năm kinh nghiệm và tổng lƣợng rơm.
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC HỘ NÔNG DÂN XÃ ĐÔNG THẠNH, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG QUYẾT ĐỊNH CHẤP NHẬN SỬ
DỤNG TRICHODERMA ĐỂ XỬ LÝ RƠM
Việc đƣa ra giải pháp để thúc đẩy quyết định chấp nhận sử dụng
Trichoderma của các hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đứng trƣớc những vấn đề còn tồn tại. Những khó khăn xen lẫn thuận lợi đƣợc thống kê nhằm đƣa ra các giải pháp thích hợp cho từng khó khăn và tồn tại đƣợc nêu trong bảng sau:
Bảng 5.38: Những vấn đề và giải pháp trong việc quyết định sử dụng
Trichoderma để xử lý rơm của nông dân xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014
Vấn đề Giải pháp Thói quen đốt rơm và cày vùi rơm trong
canh tác lúa của nông dân
Sử dụng các công cụ chính sách và công cụ kinh tế để quản lý và giải quyết các vấn đề
Thƣờng xuyên sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu độc hại trong canh tác
Hạn chế về ý thức bảo vệ môi trƣờng Chi phí sử dụng Trichoderma của nông dân
Các cơ sở vật tƣ nông nghiệp hỗ trợ chi phí dùng thử hoặc sản phẩm dùng thử
Nguồn cung Trichoderma cho nông dân
Sử dụng Trichoderma đạt hiệu quả Hƣớng dẫn chuyên môn về kỹ thuật và lợi ích sử dụng cho nông dân
Hạn chế sự hiểu biết về lợi ích khi sử dụng
Sự ảnh hƣởng của cộng đồng đối với quyết định của cá nhân
Cung cấp các kênh thông tin chính xác để điều chỉnh kênh thông tin cộng đồng
Khó khăn trong tiếp cận thông tin về
Trichoderma của nông dân
* Sử dụng các công cụ chính sách và công cụ kinh tế để giải quyết các vấn đề
Mỗi năm, hộ nông dân có diện tích canh tác nằm trong xã Đông Thạnh sẽ đƣợc chính quyền xã hỗ trợ 50.000 đồng cho mỗi đơn vị diện tích canh tác (1000m2). Do các vấn đề và tồn tại có liên quan đến việc bảo vệ môi trƣờng chung nên để hạn chế việc nông dân đốt rơm, cày vùi rơm có thể sử dụng khoản
hỗ trợ này làm công cụ điều chỉnh hành vi. Tăng thêm 10.000 đồng cho mỗi đơn vị diện tích nếu có sự thay đổi tích cực trong việc xử lý rơm không gây ô nhiễm môi trƣờng. Giải pháp này giúp nông dân thay đổi thói quen để nhận đƣợc lợi ích cụ thể.
Thu phí bảo vệ môi trƣờng bằng cách không hỗ trợ tiền canh tác nông nghiệp đối với những hộ còn sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu độc hại. Thƣờng xuyên kiểm tra và phạt nặng với các hành vi vứt bỏ bao bì hóa chất độc hại bừa bãi.
Tổ chức các lớp tập huấn, giáo dục về ý thức bảo vệ môi trƣờng. Tổ chức nhiều lần trong năm để đảm bảo mỗi hộ đều có ngƣời đƣợc tham dự. Có mức khen thƣởng hợp lý cho những hộ chấp hành đúng nội dung tuyên truyền qua việc ghi chép lại những việc làm mang tính bảo vệ môi trƣờng của từng gia đình. Có hình thức thi đua giữa các ấp để tạo nên sự thống nhất toàn xã.
* Hỗ trợ chi phí dùng thử hoặc sản phẩm dùng thử
Các cơ sở vật tƣ nông nghiệp tại địa phƣơng có thể hỗ trợ chi phí dùng thử cho nông dân bằng cách giảm tiền bán vật tƣ nông nghiệp cho nông dân với điều kiện kèm theo trong hợp đồng mua bán vật tƣ là nông dân phải sử dụng
Trichoderma trong vụ kế tiếp. Ngoài ra, các cơ sở này còn có thể tặng các sản phẩm dùng thử cho nông dân. Khoản chi phí cho các công việc này có thể xem nhƣ chi phí quảng cáo của cơ sở vật tƣ. Nếu nông dân sử dụng có hiệu quả và tin tƣởng thì các cơ sở này hoàn toàn có thể đầu tƣ cho mặt hàng Trichoderma
mang lại lợi ích cá nhân và cộng đồng.
Để đảm bảo nông dân có đƣợc nhiều lựa chọn và dễ dàng tiếp cận sử dụng
Trichoderma khi cần thiết. Các cơ sở vật tƣ nông nghiệp phải là nguồn cung đáng tin cậy và kịp thời với giá cả hợp lý và đa dạng mặt hàng.
* Hƣớng dẫn chuyên môn kỹ thuật và lợi ích khi sử dụng
Trichoderma cho nông dân
Để nâng cao mức độ hiểu biết về Trichoderma và sử dụng có hiệu quả nhất cho nông dân, những cán bộ có chuyên môn cần đƣợc tiếp cận thƣờng xuyên và trực tiếp hƣớng dẫn cho nông dân. Xây dựng đội cán bộ hƣớng dẫn để tiếp xúc nông dân khi cần thiết, giúp nông dân tin tƣởng vào hiệu quả của
Trichoderma và lợi ích khi sử dụng.
Sử dụng Trichoderma so với các hình thức xử lý rơm truyền thống nhƣ đốt hay cày vùi có những ƣu điểm về chi phí sử dụng, lợi ích cho đất, nâng cao năng suất lúa,… Có thể giới thiệu cho nông dân những nội dung cụ thể nhƣ sau:
- Về chi phí sử dụng: qua tính toán về tỉ lệ sử dụng Trichoderma trên rơm, chi phí sử dụng chất này từ 15 - 30 nghìn đồng trên mỗi đơn vị diện tích và sau khi sử dụng thì nông dân không cần xới đất trƣớc khi gieo xạ vụ tiếp theo. Chi phí xới tƣơng ứng trên mỗi đơn vị diện tích khoảng 100 nghìn đồng.
- Về lợi ích: trong khi đốt rơm chỉ trả lại lƣợng hữu cơ rất ít cho đất và cày vùi thì đất lại nhiễm độc, sử dụng Trichoderma ở mức hiệu quả cao nhất có thể hoàn trả 50% lƣợng hữu cơ từ rơm cho đất (theo Trần Thị Ngọc Sơn và cộng sự (2010)). Với lƣợng hữu cơ hoàn trả trên giúp cây lúa dễ hấp thụ đạt năng suất cao và giảm chi phí phân bón cho nông dân.
* Cung cấp các kênh thông tin chính xác để điều chỉnh kênh thông tin cộng đồng
Thiếu hụt thông tin là vấn đề thƣờng gặp ở nông dân. Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do các kênh thông tin hiện tại chƣa cung cấp đầy đủ và chính xác về Trichoderma trong khi thông tin cộng đồng lại có nhiều sai lệch. Hiện tại, ngƣời nông dân biết đƣợc thông tin nhiều nhất qua các kênh phƣơng tiện truyền thông (34,38%) và ngƣời thân, bạn bè (31,24%). Tuy nhiên, rất khó để kiểm tra tính chính xác của kênh ngƣời thân, bạn bè (cộng đồng).
Dựa vào đặc điểm này, giải pháp cần thiết là xây dựng những chƣơng trình chuyên đề có thời gian hợp lý trên các phƣơng tiện truyền thông để tất cả nông dân đều đƣợc nghe những thông tin chính xác. Qua đó, khắc phục những sai lệch từ cộng đồng, giúp ngƣời nông dân tự tin để quyết định sử dụng
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua khảo sát cho thấy đa số ngƣời nông dân có trang bị cho mình những kiến thức về Trichoderma nhƣng vẫn còn ít và thiếu chính xác. Có khoảng 47% hộ đƣa ra những hiểu biết của mình về Trichoderma nhƣng trong đó có rất ít ngƣời có những hiểu biết chính xác vá đầy đủ. Cũng vì những khó khăn hay nguyên nhân riêng của mỗi gia đình mà những ngƣời có hiểu biết về
Trichoderma hoàn toàn chƣa sử dụng chất này và có mong muốn sử dụng trong tƣơng lai.
Thực trạng đốt rơm gây ô nhiễm môi trƣờng vẫn còn diễn ra trên diện rộng ở xã Đông Thạnh cho dù đã có nhiều khuyến cáo và các giải pháp khác đƣợc đƣa ra để thay đổi thực trạng này nhƣng vẫn không hiệu quả. Trong số 100 quan sát có tối đa 84 hộ đốt rơm trong một vụ và chỉ 43 hộ (khoảng 50%) có ý thức về đốt rơm ô nhiễm môi trƣờng. Những hộ có ý thức nếu dừng ngay việc đốt rơm thì số lƣợng đốt rơm chỉ còn lại một nửa. Nếu quy rộng ra toàn xã thì xã sẽ giảm đƣợc 50% số hộ đốt rơm và giảm đƣợc 50% mức độ ô nhiễm khói rơm rạ hiện tại.
Các yếu tố bao gồm tuổi, thu nhập, kinh nghiệm và tổng sản lƣợng lúa có