Hiện trạng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma để xử lý rơm của các hộ nông dân tại xã đông thạnh, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 43)

3.2.1 Các chỉ tiêu chính

- Cơ cấu kinh tế hiện trạng:

Nông nghiệp: chiếm khoảng 90 - 95% trong cơ cấu kinh tế của xã, lao động nông nghiệp chiếm 80% trong tổng số lao động, các năm gần đây nông nghiệp có bƣớc phát triển khá, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hƣớng. Trong khi đó tỉ trọng công nghiệp chiếm khoảng 1% và dịch vụ chiếm 4%.

Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2011 (%)

Nguồn: Thuyết minh quy hoạch xã năm 2011

- Thu nhập đầu ngƣời: năm 2010 thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 8 triệu đồng (bằng 0,73 lần so bình quân toàn huyện) trong đó thu nhập của dân cƣ nông thôn ƣớc đạt 7 - 7,5 triệu đồng/ngƣời/năm.

- Tỉ lệ hộ nghèo: đến nay số hộ nghèo còn 77 hộ chiếm 5,05%, hộ cận nghèo còn 154 hộ chiếm 10,11%. Kết quả thực hiện chính sách cho hộ nghèo đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 77 hộ, hỗ trợ đầu tƣ xây dựng 54 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo.

3.2.2 Hiện trạng kinh tế

- Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Nông nghiệp: chiếm khoảng 90 - 95% trong cơ cấu kinh tế của xã, lao động nông nghiệp chiếm 80% trong tổng số lao động, các năm gần đây nông nghiệp có bƣớc phát triển khá, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hƣớng, với tỷ trọng trồng trọt: 80%, chăn nuôi 15%, dịch vụ 5%, nhờ có sự đầu tƣ và nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp năm 2010 đạt 70 triệu đồng/ha, so năm 2005 tăng 25 triệu, tỷ suất lợi nhuận ở mức: 30 - 40%. Về sản xuất lúa với cơ cấu 3 vụ/năm (Đông Xuân – Hè Thu – Thu Đông), năng suất bình quân: 5,8 tấn/ha, với diện tích gieo trồng là 2.026,17 ha, sản lƣợng 12.068,80 tấn. Diện tích cây lâu năm 260 ha, chủ yếu là cây mận, vú sữa, dừa, xoài, nhãn, măng cụt và một số cây ăn trái khác, diện tích trồng rau màu các loại: 298,5 ha (trong đó luân canh đất ruộng: 45 ha). Về chăn nuôi có bƣớc phát triển khá, tổng đàn bò: 168 con, đàn heo: 1.988 con, đàn gia cầm: 35.600 con. Diện tích nuôi thủy sản: 34,2 ha (trong đó nuôi cá ruộng lúa: 0,6 ha, mƣơng vƣờn 31,3 ha, nuôi chuyên canh 2,3 ha).

95% 1% 4% Khu vực I Khu vực II Khu vực III

- Khu vực kinh tế công nghiệp:

+ Về tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn: toàn xã hiện có 02 nhà máy xay xát lúa, 31 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp;

+ Dịch vụ nông nghiệp: toàn xã hiện có máy phục vụ nông nghiệp bao gồm: 15 máy xới tay, 05 máy xới loại lớn, 05 máy gặt đập liên hợp, 19 máy suốt, 50 công cụ sạ lúa theo hàng, với lƣợng máy móc nhƣ trên đảm bảo 50% nơi khác đến 50% khâu cày xới, 80% khâu thu hoạch lúa bằng cơ giới.

- Khu vực kinh tế dịch vụ: Đã đầu tƣ xây dựng hoàn thành chợ trung tâm xã, kinh phí 760 triệu đồng, có 76 hộ kinh doanh, ngoài ra còn có 01 doanh nghiệp tƣ nhân và 240 cơ sở mua bán kinh doanh trên địa bàn xã đảm bảo nhu cầu mua bán hàng hoá phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.

3.2.3 Xã hội - Dân số hiện trạng: - Dân số hiện trạng:

Toàn xã có 1.526 hộ, với 6.233 ngƣời, (trong đó nữ 3.156 ngƣời), trong độ tuổi lao động 4.215 ngƣời, mật độ dân số 464 ngƣời/km2, số hộ nông nghiệp chiếm trên 90%,

Dân cƣ đƣợc phân bố sống tập trung dọc theo 2 bên kênh Giáo Mẹo và các kênh rạch, và tuyến sông giáo mẹo Phù ly và Chà Và lớn, tuy nhiên vẫn còn một số hộ sống rãi rác trong đồng ruộng;

Ngƣời Kinh chiếm đa số, chỉ có 11 hộ ngƣời Khơmer với 55 nhân khẩu.

- Lao động:

Số lao động trong độ tuổi: 4.215 ngƣời, chiếm 67,6% dân số toàn xã. Phân ra cơ cấu ngành nghề trong tổng số lao động:

Lao động ngành nông nghiệp: 3.372 ngƣời chiếm 80,0%;

Lao động thƣơng mại – dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp: 210 ngƣời, chiếm 5,0%.

Trong nhiều năm qua, để nâng cao đời sống cho ngƣời lao động đƣợc Đảng bộ, chính quyền xã rất quan tâm. Hàng năm giới thiệu việc làm cho ngƣời lao động đi làm ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh khoảng từ 280 - 300 ngƣời/năm.

3.2.4 Văn hóa

- Về văn hóa: Về thực hiện Chỉ thị 01/TU của Tỉnh ủy đến nay có 6/6 ấp đạt chuẩn văn hóa, với 1.477 hộ đạt gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ 97%, xã đƣợc trên công nhận đạt văn hoá theo tiêu chí mới, cuộc vận động “Toàn dân đoàn

kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ và nếp sống văn minh nơi công cộng" từng bƣớc đi vào cuộc sống và tạo sự chuyển biến khá tích cực ở nông thôn.

- Cơ sở thờ tự: trên địa bàn có 01 chùa (Long Mỹ), 01 nhà nguyện (Giáo Mẹo), Riêng đạo Hoà Hảo có 01 Ban trị sự gắn với nhà hộ dân ở ấp Đông Thạnh A để sinh hoạt.

- Trên địa bàn xã có 04 tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao đài và Hòa hảo: có 639 hộ (chiếm 41,98%), với 2.465 ngƣời theo đạo (chiếm 40,7%); tập trung nhiều ở các ấp nhƣ: Đông Thạnh A, Đông Thạnh B, Đông Thạnh C, Thạnh Hoà.

3.3 Thực trạng quá trình sản xuất lúa “đầu vào – sản xuất – tiêu thụ” của các hộ nông dân của các hộ nông dân

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), từ vụ Đông Xuân 2011 - 2012, tỉnh Vĩnh Long triển khai dự án “Xây dựng mô hình, hỗ trợ nông dân trồng lúa theo hƣớng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP giai đoạn 2011- 2015”, gọi tắt là “cánh đồng mẫu lớn” (CĐML). Trong đó, năm 2012, Vĩnh Long đã triển khai CĐML ở 7 huyện, thu hút 1.020 hộ tham gia sản xuất trên diện tích 710 ha (bình quân mỗi huyện khoảng 100 ha). Năng suất lúa đạt rất cao, ngƣời dân trong vùng dự án phấn khởi. Bình quân khoảng 7 - 8 tấn/ha; tăng so với bên ngoài khoảng 1 tấn/ha. Dự án CĐML hỗ trợ xây dựng và củng cố hệ thống nhân lúa giống của tỉnh để đảm bảo có 80% diện tích canh tác lúa trên địa bàn sử dụng các loại giống từ cấp xác nhận trở lên nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất lúa cho ngƣời dân trong vùng dự án. Dự án phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có 2.500 - 3000 ha CĐML. Thực hiện mô hình cánh đồng mẫu, ngoài sử dụng giống lúa chất lƣợng cao, nông dân còn áp dụng phƣơng pháp sạ hàng, kỹ thuật bón phân cân đối, giúp nông dân tiết kiệm đáng kể chi phí về giống và phân bón. Mặt khác, nông dân còn kết hợp với cán bộ kỹ thuật đi thăm đồng thƣờng xuyên, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu theo nguyên tắc 4 đúng, nên hạn chế sâu bệnh gây hại, đảm bảo năng suất lúa, đồng thời không gây ô nhiễm môi trƣờng. Qua gần một năm triển khai (2 vụ), đến nay các mô hình đã này đã gia tăng đƣợc năng suất, chất lƣợng lúa gạo và giảm đƣợc chi phí sản xuất cho nông dân.

Nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo hƣớng cơ giới hóa và chứng nhận VietGAP giai đoạn 2011 - 2014, trong năm 2014, TX Bình Minh có kế hoạch sản xuất gần 1.000ha lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại xã Đông Thạnh. Trong đó, vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 sản xuất đƣợc 309 ha, có 340 hộ tham gia, bà con đƣợc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh hỗ trợ trên 23 tấn lúa giống

xác nhận gồm: OM 5451, OM 6976 và OM 4900,... Đồng thời, bà con đƣợc hƣớng dẫn kỹ thuật quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ quy trình “3 giảm - 3 tăng”, “1 phải - 5 giảm” nên lúa sinh trƣởng tốt, đồng đều, sâu bệnh đƣợc khống chế. Hiện nay, các trà lúa trên cánh đồng mẫu lớn xã Đông Thạnh đang ở giai đoạn chín, bà con sắp thu hoạch, hứa hẹn một mùa bội thu.

Đây là năm thứ 3 TX Bình Minh duy trì và từng bƣớc nhân rộng diện tích sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Riêng trong năm 2013, thị xã đã sản xuất đƣợc trên 738 ha ở 3 vụ lúa Đông - Xuân, Hè - Thu và Thu - Đông tại 2 ấp Thạnh An và Thạnh Hòa (xã Đông Thạnh). Trung bình lợi nhuận sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn cao hơn khoảng 3,7 triệu đồng/ha/năm so với lợi nhuận sản xuất ngoài mô hình.

Theo các thông tin điều tra thực tế 2014, Trung tâm giống nông nghiệp Vĩnh Long là nơi cung cấp giống cho đa số các nông hộ trong thị xã Bình Minh và riêng xã Đông Thạnh. Ngƣời dân trong xã cho biết, Trung tâm có đầy đủ các giống lúa cần thiết, thích hợp theo nhu cầu của bà con và có chất lƣợng nên đáng tin cậy. Ngoài ra, một số hộ nông dân sử dụng giống từ Viện lúa ĐBSCL với hiệu quả và năng suất cũng tƣơng tự với Trung tâm. Xã Đông Thạnh có thói quen bỏ vụ 3 tức là vụ Thu - Đông để chuẩn bị tốt cho vụ Đông - Xuân năm sau và ƣớc tính sẽ có năng suất cao hơn. Vì thế, vụ lúa Đông Xuân hàng năm là thời gian đỉnh điểm của việc đốt rơm sau thu hoạch với thời tiết thuận lợi, không mƣa, không ngập. Từ khi việc sử dụng máy gặt đập liên hợp đƣợc phổ biến, đốt rơm cũng đã giảm dần, thay vào đó, rơm đƣợc rãi đều lên mặt ruộng chờ phân hủy và tiếp tục gieo sạ. Phân bón, thuốc trừ sâu hay các thiết bị nông nghiệp đƣợc cung cấp bởi nhà cung cấp tại xã bởi cửa hàng vật tƣ nông nghiệp Hai Sơn, Việt Bằng. Nguồn nƣớc sử dụng cho tƣới tiêu từ các kênh rạch trong xã bắt nguồn từ sông Hậu, điều kiện giao thông nông thôn cũng tƣơng đối thuận lợi giúp cho việc sản xuất và thăm đồng diễn ra dễ dàng hơn.

Sau mỗi mùa vụ, lúa đƣợc các thƣơng lái đến từ các thành thị hoặc vùng ven đến thu mua tại chỗ với giá đầu ra tƣơng đối, bà con không bị thiệt thòi mà còn tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển, bảo quản. Sản lƣợng dự trữ còn lại để làm lƣơng thực đƣợc cất giữ cẩn thận trong bồ lúa ở từng hộ, một phần đƣợc chuyển đến các nhà máy xay lúa trong xã để xay thành gạo. Lúa tại hộ tƣơng đối dễ bán với giá ở mức cao, ví dụ giá lúa khô IR 50404 mua tại hộ hiện ở mức từ 4.900 – 4.950 đ/kg, thậm chí 5.000 đ/kg (100.000 đ/giạ).

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRICHODERMA ĐỂ XỬ LÝ RƠM CỦA NÔNG DÂN ĐANG CANH TÁC TẠI XÃ ĐÔNG THẠNH, THỊ XÃ BÌNH MINH,

TỈNH VĨNH LONG 4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƢỢNG PHỎNG VẤN

4.1.1 Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm của đối tƣợng phỏng vấn tƣợng phỏng vấn

4.1.1.1 Tuổi và số năm kinh nghiệm của đối tượng phỏng vấn

Kết quả sau đây thống kê khái quát một số thông tin và đặc điểm về độ tuổi và kinh nghiệm của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, với số quan sát là 100. Bảng 4.1: Mô tả về độ tuổi và kinh nghiệm của nông dân ở xã Đông Thạnh,

thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 Tiêu chí Quan sát Cao nhất Thấp nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi đáp viên (tuổi) 100 71 22 47,42 11,003 Kinh nghiệm (năm) 100 54 3 26,73 12,451

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014 Ghi chú: Xem Phụ lục 4

Độ tuổi là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến đời sống kinh tế, tinh thần và khả năng đƣa ra các quyết định quan trọng. Đối với hộ nông dân, chủ hộ thƣờng có vai trò quan trọng và quyết định đến những hoạt động chính của gia đình, vì thế tuổi của chủ hộ có mức độ ảnh hƣởng lớn và chủ hộ có tuổi tƣơng đối cao. Độ tuổi trung bình của các đáp viên là 47,42, độ tuổi tƣơng đối cao là vì trong quá trình phỏng vấn, đáp viên thƣờng là chủ hộ, nắm rõ tình hình hoạt động nông nghiệp và đặc điểm kinh tế của gia đình. Đáp viên có tuổi cao nhất là 71 và thấp nhất là 22.

Về kinh nghiệm của đáp viên, bảng thống kê cho thấy mức trung bình là 26,73 năm. Vì đặc trƣng của đối tƣợng là nông dân, gắn bó với nghề từ nhỏ nên mức trung bình tƣơng đối cao so với các ngành nghề khác. Năm kinh nghiệm có đặc điểm thấp hơn độ tuổi của chính đáp viên từ 10 đến 25 năm. Đây là truyền thống trong nông nghiệp của nƣớc ta, không giới hạn độ tuổi khởi nghiệp của ngƣời nông dân nên kinh nghiệm có thể có từ rất nhỏ. Bên cạnh đó, nông dân có một số mốc khởi nghiệp khác nhƣ 1976 (sau năm độc lập 1975), 1987 (chuyển sang canh tác lúa thần nông), 2006 (cơ giới hóa trong sản xuất

lúa). Những ngƣời đƣợc khảo sát rất yêu nghề nông, họ thƣờng tìm tòi, học hỏi để tích lũy thêm kinh nghiệm nên số năm kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng quyết định thành công trong sản xuất lúa.

4.1.1.2 Giới tính và trình độ học vấn của đáp viên

Giới tính và trình độ học vấn là những đặc trƣng cơ bản để đánh giá khả năng tiếp cận thông tin và mức độ hoạt động kinh tế của đáp viên. Trong tổng số quan sát không có đáp viên mù chữ nên trình độ học vấn đƣợc phân thành 3 mức độ gồm tiểu học, cấp 2, cấp 3 trở lên. Vì những câu hỏi liên quan đến nông nghiệp nên không có sự chênh lệch nhiều về kiến thức giữa những lớp học trong cùng một cấp học.

Hình 4.1: Tỉ lệ giới tính của đáp viên (n = 100)

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Kết quả thống kê tỉ lệ đáp viên là nam chiếm khá cao là 77% so với 23% đáp viên là nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do đáp viên thƣờng là chủ hộ và trong thực tế thì tỉ lệ chủ hộ là nam vẫn chiếm đa số trong xã hội hiện tại. Đây cũng là đặc điểm của nông thôn từ xƣa đến nay đã đi sâu vào tìm thức, ngƣời đàn ông luôn là trụ cột trong gia đình. Những đáp viên là nữ thƣờng rơi vào trƣờng hợp ngƣời nam đi vắng hoặc bận việc. Ngoài ra vẫn có số ít chủ hộ là nữ bởi ngƣời đàn ông không còn khả năng lao động hoặc đã qua đời.

Về trình độ học vấn, tuy đây không phải là vấn đề đƣợc nông dân quan tâm quá cao, họ chỉ cần biết chữ, biết tính toán là có thể tham gia sản xuất nên mặt bằng chung trình độ học vấn là trung bình thấp, nhƣng đây là thƣớc đo mức độ thấu hiểu của nông dân về thực trạng sản xuất của họ. Ngoài ra, trình độ học vấn còn cho biết khả năng nông dân bắt kịp với sự đổi mới trong phƣơng thức

Nam 77% Nu

sản xuất, cơ giới hóa, và bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo cho ý thức bảo vệ môi trƣờng trong sản xuất.

Chiếm tỉ lệ cao nhất là trình độ cấp 2, tức là từ lớp 6 đến lớp 9 hệ 12 năm (48%). Thứ hai là cấp tiểu học (32%) và thứ ba là cấp 3 trở lên (20%). Xu hƣớng cho thấy quan niệm của ngƣời dân là học đến cấp trung học cơ sở là đủ kiến thức cho hoạt động sống thông thƣờng và sản xuất lúa. Nguyên nhân ở ý thức về giáo dục của bà con chƣa cao, bên cạnh đó còn một số nguyên nhân quan trọng nhƣ chiến tranh, điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng giáo dục ở địa phƣơng,…là các yếu tố ảnh hƣởng trình độ học vấn. Điều đặc biệt là trong tổng số quan sát, không có đối tƣợng thuộc diện mù chữ.

Hình 4.2: Tỉ lệ cấp học của đáp viên (n = 100)

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

4.1.2 Số nhân khẩu, thu nhập bình quân tháng và số nhân công trực tiếp tham gia sản xuất lúa của hộ gia đình đối tƣợng phỏng vấn

4.1.2.1 Số nhân khẩu, số lao động trực tiếp tham gia sản xuất lúa

Nhân khẩu là số thành viên thƣờng trú trong gia đình mỗi đáp viên. Nhân

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma để xử lý rơm của các hộ nông dân tại xã đông thạnh, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)