Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm của đối tƣợng

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma để xử lý rơm của các hộ nông dân tại xã đông thạnh, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 48)

4.1.1 Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm của đối tƣợng phỏng vấn tƣợng phỏng vấn

4.1.1.1 Tuổi và số năm kinh nghiệm của đối tượng phỏng vấn

Kết quả sau đây thống kê khái quát một số thông tin và đặc điểm về độ tuổi và kinh nghiệm của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, với số quan sát là 100. Bảng 4.1: Mô tả về độ tuổi và kinh nghiệm của nông dân ở xã Đông Thạnh,

thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 Tiêu chí Quan sát Cao nhất Thấp nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi đáp viên (tuổi) 100 71 22 47,42 11,003 Kinh nghiệm (năm) 100 54 3 26,73 12,451

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014 Ghi chú: Xem Phụ lục 4

Độ tuổi là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến đời sống kinh tế, tinh thần và khả năng đƣa ra các quyết định quan trọng. Đối với hộ nông dân, chủ hộ thƣờng có vai trò quan trọng và quyết định đến những hoạt động chính của gia đình, vì thế tuổi của chủ hộ có mức độ ảnh hƣởng lớn và chủ hộ có tuổi tƣơng đối cao. Độ tuổi trung bình của các đáp viên là 47,42, độ tuổi tƣơng đối cao là vì trong quá trình phỏng vấn, đáp viên thƣờng là chủ hộ, nắm rõ tình hình hoạt động nông nghiệp và đặc điểm kinh tế của gia đình. Đáp viên có tuổi cao nhất là 71 và thấp nhất là 22.

Về kinh nghiệm của đáp viên, bảng thống kê cho thấy mức trung bình là 26,73 năm. Vì đặc trƣng của đối tƣợng là nông dân, gắn bó với nghề từ nhỏ nên mức trung bình tƣơng đối cao so với các ngành nghề khác. Năm kinh nghiệm có đặc điểm thấp hơn độ tuổi của chính đáp viên từ 10 đến 25 năm. Đây là truyền thống trong nông nghiệp của nƣớc ta, không giới hạn độ tuổi khởi nghiệp của ngƣời nông dân nên kinh nghiệm có thể có từ rất nhỏ. Bên cạnh đó, nông dân có một số mốc khởi nghiệp khác nhƣ 1976 (sau năm độc lập 1975), 1987 (chuyển sang canh tác lúa thần nông), 2006 (cơ giới hóa trong sản xuất

lúa). Những ngƣời đƣợc khảo sát rất yêu nghề nông, họ thƣờng tìm tòi, học hỏi để tích lũy thêm kinh nghiệm nên số năm kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng quyết định thành công trong sản xuất lúa.

4.1.1.2 Giới tính và trình độ học vấn của đáp viên

Giới tính và trình độ học vấn là những đặc trƣng cơ bản để đánh giá khả năng tiếp cận thông tin và mức độ hoạt động kinh tế của đáp viên. Trong tổng số quan sát không có đáp viên mù chữ nên trình độ học vấn đƣợc phân thành 3 mức độ gồm tiểu học, cấp 2, cấp 3 trở lên. Vì những câu hỏi liên quan đến nông nghiệp nên không có sự chênh lệch nhiều về kiến thức giữa những lớp học trong cùng một cấp học.

Hình 4.1: Tỉ lệ giới tính của đáp viên (n = 100)

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Kết quả thống kê tỉ lệ đáp viên là nam chiếm khá cao là 77% so với 23% đáp viên là nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do đáp viên thƣờng là chủ hộ và trong thực tế thì tỉ lệ chủ hộ là nam vẫn chiếm đa số trong xã hội hiện tại. Đây cũng là đặc điểm của nông thôn từ xƣa đến nay đã đi sâu vào tìm thức, ngƣời đàn ông luôn là trụ cột trong gia đình. Những đáp viên là nữ thƣờng rơi vào trƣờng hợp ngƣời nam đi vắng hoặc bận việc. Ngoài ra vẫn có số ít chủ hộ là nữ bởi ngƣời đàn ông không còn khả năng lao động hoặc đã qua đời.

Về trình độ học vấn, tuy đây không phải là vấn đề đƣợc nông dân quan tâm quá cao, họ chỉ cần biết chữ, biết tính toán là có thể tham gia sản xuất nên mặt bằng chung trình độ học vấn là trung bình thấp, nhƣng đây là thƣớc đo mức độ thấu hiểu của nông dân về thực trạng sản xuất của họ. Ngoài ra, trình độ học vấn còn cho biết khả năng nông dân bắt kịp với sự đổi mới trong phƣơng thức

Nam 77% Nu

sản xuất, cơ giới hóa, và bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo cho ý thức bảo vệ môi trƣờng trong sản xuất.

Chiếm tỉ lệ cao nhất là trình độ cấp 2, tức là từ lớp 6 đến lớp 9 hệ 12 năm (48%). Thứ hai là cấp tiểu học (32%) và thứ ba là cấp 3 trở lên (20%). Xu hƣớng cho thấy quan niệm của ngƣời dân là học đến cấp trung học cơ sở là đủ kiến thức cho hoạt động sống thông thƣờng và sản xuất lúa. Nguyên nhân ở ý thức về giáo dục của bà con chƣa cao, bên cạnh đó còn một số nguyên nhân quan trọng nhƣ chiến tranh, điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng giáo dục ở địa phƣơng,…là các yếu tố ảnh hƣởng trình độ học vấn. Điều đặc biệt là trong tổng số quan sát, không có đối tƣợng thuộc diện mù chữ.

Hình 4.2: Tỉ lệ cấp học của đáp viên (n = 100)

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

4.1.2 Số nhân khẩu, thu nhập bình quân tháng và số nhân công trực tiếp tham gia sản xuất lúa của hộ gia đình đối tƣợng phỏng vấn

4.1.2.1 Số nhân khẩu, số lao động trực tiếp tham gia sản xuất lúa

Nhân khẩu là số thành viên thƣờng trú trong gia đình mỗi đáp viên. Nhân khẩu có vai trò tác động đến nhiều quyết định về kinh tế, đời sống và làm thay đổi những thói quen sinh hoạt của mỗi hộ gia đình khi yếu tố này thay đổi. Đối với gia đình có nghề nông là chính, số lƣợng nhân khẩu thƣờng cao hơn so với mức chung xã hội, nguyên nhân là do quan niệm từ xƣa là nhà càng đông thì làm nông càng nhanh và hiệu quả, ngoài ra còn có quan niệm sinh con trai nhiều để tạo ra lao động trong gia đình. Cho nên, gia đình có ngƣời đàn ông thì sẽ làm tăng số lao động trực tiếp tham gia sản xuất lúa. Riêng về số lao động trực tiếp còn bao gồm cả những thành viên làm nhiều nghề, họ có thể tham gia

Cấp 3 trở lên 20% Cấp hai 48% Tiểu học 32%

làm lúa vào đúng mùa vụ, thời gian còn lại trong năm, họ có thể tạo ra thu nhập từ những hoạt động khác.

Bảng 4.2: Mô tả số nhân khẩu và số lao động trực tiếp sản xuất lúa ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014

Tiêu chí Quan sát Cao nhất Thấp nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Số nhân khẩu (ngƣời) 100 11 2 4,77 1,483 Số lao động trực tiếp (ngƣời) 100 5 1 2,22 1,011

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014 Ghi chú: Xem Phụ lục 4

Hộ gia đình đƣợc khảo sát đa số gồm 2 thế hệ nên số thành viên giao động từ 4 đến 8 là khá cao. Tuy nhiên số gia đình có 3 thế hệ ít và có duy nhất 1 thế hệ cao nên tạo ra số trung bình 4,77. Về số lƣợng lao động không có đặc điểm nổi bật so với tính chất làm nông nghiệp. Trong thực tế canh tác, những nhà có ít lao động sẽ có chi phí thuê ngoài cao hơn so với những gia đình còn lại.

4.1.2.2 Thu nhập bình quân tháng

Thu nhập bình quân tháng của mỗi hộ đƣợc thống kê theo số liệu điều tra thực thế ba vụ năm 2014. Thu nhập bình quân tháng là mức thu nhập trung bình mỗi tháng mà hộ nhận đƣợc khi chƣa loại ra chi phí sinh hoạt. Thu nhập này gồm thu nhập từ lúa và các khoảng thu từ nông nghiệp hay các khoảng thu từ lƣơng cố định của thành viên trong gia đình, đƣợc tính theo công thức nêu ở phụ lục 6.

Bảng 4.3: Thống kê thu nhập bình quân tháng của hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014

Đơn vị: Nghìn đồng Tiêu chí Thu nhập bình quân tháng

Cao nhất 42011

Thấp nhất 4233 Trung bình 16500 Độ lệch chuẩn 9065

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014 Ghi chú: Xem Phụ lục 4

Nguyên nhân có sự chênh lệch lớn giữa thu nhập cao nhất và thấp nhất là do khác biệt về diện tích sản xuất. Thu nhập phụ thuộc khá nhiềuvào diện tích canh tác ở mỗi vụ, sản lƣợng lúa thu đƣợc và năng suất lúa. Những nhà có

nhiều đất ruộng sẽ thu vào tƣơng đối lớn nhƣng song song với đó họ vẫn phải bỏ ra lƣợng chi phí không nhỏ. Cho nên, chênh lệch về thu nhập là cao nhƣng về tiền lãi hay thu nhập khả dụng cũng tƣơng đối đồng đều. Xét riêng về thu nhập, thu nhập trung bình 16500 nghìn đồng/ tháng là khá cao đối với nông dân.

4.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI XÃ ĐÔNG THẠNH, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ĐÔNG THẠNH, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG

4.2.1 Thực trạng canh tác, diện tích canh tác, sản lƣợng lúa và năng suất lúa của các hộ nông dân suất lúa của các hộ nông dân

4.2.1.1 Thực trạng canh tác

Do địa phƣơng có đặc điểm thời tiết là một mùa khô và một mùa mƣa trong năm, mùa khô rơi vào vụ Đông – Xuân, mùa mƣa rơi vào vụ Hè – Thu và Thu – Đông nên có hiện tƣợng bỏ vụ ở một số hộ nông dân. Bỏ vụ thƣờng xảy ra ở vụ 3 tức là vụ Thu – Đông do thời tiết không thuận lợi, mƣa dầm, đất xấu và nấm bệnh tràn lan.

Bảng 4.4: Thống kê thực trạng canh tác lúa trong ba vụ của hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014

Vụ Đặc điểm Có (hộ) Tỉ lệ (%) Không (hộ) Tỉ lệ (%) Đông – Xuân 100 100 0 0 Hè – Thu 99 99 1 1 Thu – Đông 64 64 36 36

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Những hộ canh tác liên tục ba vụ trong năm sẽ tốn chi phí phân bón và cải tạo đất, diệt mầm bệnh trong những vụ mƣa, do đó, những trƣờng hợp có ít đất sẽ bỏ vụ để đến vụ Đông – Xuân sẽ thu đƣợc năng suất cao hơn mà không tốn nhiều chi phí. Có sự khác biệt tƣơng đối lớn giữa vụ Thu – Đông (64 hộ) với vụ Hè – Thu (99 hộ) và vụ Đông – Xuân (100 hộ).

4.2.1.2 Diện tích canh tác

Diện tích canh tác của các hộ nông dân ở địa phƣơng thƣờng không thay đổi giữa vụ Đông – Xuân và Hè – Thu, nhƣng ở vụ 3 tức là Thu – Đông thì một số hộ chỉ canh tác trên phần đất tƣơng đối ít. Chính vì do thời tiết ở vụ này không thuận lợi, đất nhiễm phèn và có tình trạng ngộ độc hữu cơ do xác bả rơm, rạ không kịp phân hủy. Mặc khác, đây cũng là vụ bà con chỉ canh tác để tạo ra nguồn lƣơng thực cho gia đình.

Bảng 4.5: Thống kê diện tích canh tác lúa ba vụ năm 2014 ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long

Tiêu chí Đông – Xuân Hè – Thu Thu – Đông Số hộ canh tác (hộ) 100 99 64 Diện tích nhỏ nhất (1000m2) 2,0 2,0 2,0 Diện tích lớn nhất (1000m2) 38,0 38,0 38,0 Tổng diện tích (1000m2) 1249,5 1247,5 828,0 Diện tích trung bình (1000m2) 12,5 12,6 12,9

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Cũng vì lý trên nên việc bỏ vụ ở vụ Thu – Đông diễn ra thƣờng xuyên, 36% hộ đƣợc hỏi cho biết không canh tác vụ Thu – Đông. Diện tích canh tác đƣợc địa phƣơng chọn theo đơn vị “công” và mỗi công tƣơng ứng 1000m2. Do Đông Thạnh là địa phƣơng tiếp giáp giữa TX Bình Minh và huyện Tam Bình nên diện tích canh tác lúa đƣợc nối liền và chạy dài theo từng hộ nên có rất ít hộ nông dân phải di chuyển xa để làm lúa. Canh tác lúa ở xã đã đến thế hệ nông dân thứ 3 nên diện tích mỗi hộ đã đƣợc chia nhỏ ra. Hộ có diện tích lớn nhất là 38000m2 gấp 19 lần so với hộ có diện tích nhỏ nhất 2000m2.

4.2.1.3 Sản lượng lúa và năng suất lúa

Tiêu chí mà đối tƣợng phỏng vấn dễ dàng cung cấp là năng suất lúa. Theo đơn vị tính ở địa phƣơng, năng suất có đơn vị là giạ/công. Mỗi giạ tƣơng ứng với 20kg nên đề tài chọn đơn vị cho năng suất là tấn/1000m2

và đơn vị cho sản lƣợng là tấn. Sản lƣợng đƣợc tính dựa vào năng suất lúa thống kê trong bảng sau.

Bảng 4.6: Thống kê sản lƣợng lúa ba vụ của hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014

Tiêu chí Đông – Xuân Hè – Thu Thu – Đông Cả năm Số hộ canh tác (hộ) 100 99 64 - Sản lƣợng cao nhất (tấn) 36,5 30,4 37,4 94,2 Sản lƣợng thấp nhất (tấn) 1,4 1,4 0,7 2,1 Sản lƣợng trung bình (tấn) 11,2 8,5 8,1 24,8 Độ lệch chuẩn 7,8 6,1 6,3 19,1

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014 Ghi chú: Xem Phụ lục 4

Bảng 4.7: Thống kê năng suất lúa ba vụ của hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014

Tiêu chí Đông – Xuân Hè – Thu Thu – Đông Số hộ canh tác (hộ) 100 99 64 Năng suất cao nhất (tấn) 1,2 0,9 0,8 Năng suất thấp nhất (tấn) 0,6 0,4 0,3 Năng suất trung bình (tấn) 0,9 0,7 0,6 Độ lệch chuẩn 0,1 0,1 0,1

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Tƣơng quan giữa sản lƣợng và năng suất làm cho vụ Đông – Xuân ngƣời nông dân đạt hiệu quả cao hơn so với cùng số diện tích ở vụ Thu – Đông. Tức là vụ Đông – Xuân có tỉ lệ năng suất/ sản lƣợng là 0,080, còn ở vụ Thu – Đông tỉ lệ đó là 0,075. Riêng vụ Hè – Thu là 0.078. Qua thống kê trên, sự hiệu quả trong canh tác lúa giảm từ mùa khô sang mùa mƣa với mức giảm không đáng kể.

4.2.2 Thu nhập từ trồng lúa và chi phí sản xuất lúa của các hộ nông dân dân

4.2.2.1 Thu nhập từ trồng lúa của các hộ nông dân

Trong quá trình khảo sát, phỏng vấn nông hộ, tiêu chí liên quan đến thu nhập từ lúa mà đối tƣợng dễ dàng cung cấp là giá bán lúa. Mỗi vụ giá bán lúa khác nhau phụ thuộc vào giống lúa. Giá đƣợc nông dân tính theo đơn vị nghìn đồng/giạ, đề tài quy đổi sang nghìn đồng/ kg.

Bảng 4.8: Thống kê thu nhập từ trồng lúa trong ba vụ của hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014

Tiêu chí Đông – Xuân Hè – Thu Thu - Đông Số hộ canh tác (hộ) 100 99 64 Thu nhập cao nhất (nghìn đồng) 190800,0 137304,0 123120,0 Thu nhập thấp nhất (nghìn đồng) 6440,0 6000,0 3400,0 Thu nhập trung bình (nghìn đồng) 56123,5 40849,1 40580,8 Độ lệch chuẩn 40795,9 30523,9 32014,3

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Kết quả thống kê cho thấy thu nhập lúa trung bình ở vụ Đông – xuân là lớn nhất (56123,51 nghìn đồng), trong khi đó vụ Hè – Thu, thu nhập lúa trung

bình thấp hơn 0,73 lần (40849,13 nghìn đồng). Vụ Thu – Đông là thấp nhất (40580,75 nghìn đồng), thấp hơn 0,72 lần so với vụ Đông – Xuân và 0,99 lần so với vụ Hè – Thu. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do ở vụ Đông – Xuân thông thƣờng giá lúa sẽ đạt cao hơn so với 2 vụ còn lại, mặt khác do thời tiết thuận lợi nên năng suất cũng đạt tƣơng đối cao, dao động từ 800kg đến 1000kg/1000m2 làm cho thu nhập lúa vào mùa này luôn chiếm ƣu thế. Đa số nông dân sẽ canh tác vào Đông – Xuân.

4.2.2.2 Chi phí sản xuất lúa

Thời tiết thuận lợi cũng là nguyên nhân làm hạn chế các dịch bệnh có hại cho cây lúa, hạn chế cỏ dại, phân hủy đƣợc lƣợng bả thực vật trả lại hữu cơ cho đất, tạo điều kiện tối ƣu cho các loại thiên địch phát triển. Từ đó, những điều kiện này cũng tác động đến chi phí sản xuất của nông hộ. Nhiều hộ nông dân phải bỏ ra chi phí ở 2 vụ sau cao hơn vụ Đông – Xuân nhƣng thu lại năng suất thấp là thực tế canh tác ở địa bàn nghiên cứu này.

Bảng 4.9: Thống kê chi phí sản xuất lúa ba vụ của những hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014

Tiêu chí Đông – Xuân Hè – Thu Thu – Đông Số hộ canh tác (hộ) 100 99 64 Chi phí cao nhất (nghìn đồng) 72200,0 72200,0 72200,0 Chi phí thấp nhất (nghìn đồng) 1500,0 1500,0 1500,0 Chi phí trung bình (nghìn đồng) 18280,0 18874,2 19482,0 Độ lệch chuẩn 13552.9 13974,3 16164.7

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Chi phí sản xuất lúa trung bình ở vụ Thu – Đông là cao nhất (19482,0

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma để xử lý rơm của các hộ nông dân tại xã đông thạnh, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)