Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG tại NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN lào –CHI NHÁNH CHAMPASAK (Trang 26 - 29)

Do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả nên Ngân hàng Trung ương Lào đã

chuyển đổi các chi nhánh của mình thành một sốNgân hàng thương mại như: Lanxang

Bank (LXB), Aloun May Bank, (ALB) Setthathilat Bank (STB), Nakhonluong Bank (NKLB), Lao May Bank (LMB) và Pak Tay Bank.

Vào những năm 1998-1999 NHTW Lào đã xét duyệt cho 6 ngân hàng thương

mại trên tái cơ cấu lại thành 2 ngân hàng lớn là Lane Xang Bank và Lao May Bank.

LXB được thành lập vào ngày 8/12/1998 bằng cách tái cơ cấu lại 3 ngân hàng thương

mại (Lan Xang Bank, Aloun May Bank và Setthathilat Bank) với các chi nhánh ngân hàng hoạt động phần lớn ở Miền Bắc và một sốở thủ đô Vientiane. LMB cũng được thành lập ngày 8/12/1998 bằng cách tái cơ cấu lại 3 ngân hàng thương mại còn lại (Nakhonluang Bank, Lao May Bank và Phak Tay Bank) với các chi nhánh Ngân hàng hoạt động phần lớn ở Miền Trung và Miền Nam có trụ sở chính tại thủđô Vientiane.

Mặc dù vậy, cả hai ngân hàng nói trên đều hoạt động kinh doanh không hiệu quả bởi có nhiều điểm yếu như: trình độ quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, trình độ

nhân viên thấp, chấp hành chính sách tín dụng không nghiêm túc, tổ chức bộ máy không hợp lý và các chính sách nghiệp vụ không đầy đủ…làm cho chi phí hoạt động kinh doanh cao, Ngân hàng bị thua lỗ, tỷ lệ vốn âm…Do vậy chính phủ ra quyết định thành lập một ngân hàng mới bằng cách tái cơ cấu 2 ngân hàng nói trên thành 1 ngân hàng duy nhất có tên là “Ngân hàng phát triển Lào”. Sự kết hợp lần này là nhằm phục hồi, xây dựng, phục hồi lại hoạt động kinh doanh, đồng thời tạo sự thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước với đội ngũ nhân sự chất lượng, có khảnăng và

hiện đại hơn. Đảm bảo quyền lợi của người khách hàng sử dụng dịch vụ, đặc biệt là việc triển khai và tổ chức thực hiện các mục tiêu do Đảng và chính phủ đã ban hành

trở thành hiện thực.

Tên tiếng Anh: Lao Development Bank

Tên viết tắt: LDB

LDB được cấp giấy phép hoạt động của Bộ tài chính vào ngày 09 tháng 04 năm 2003 để hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước.

Vốn điều lệ: 15.000.000 USD

Ngân hàng phát triển Lào là một Ngân hàng cổ phần Nhà nước, dưới sử quản lý của Ngân hàng Nhà nước và có vốn đầu tư của Bộ tài chính, Ngân hàng phát triển Lào

đã góp phần to lớn trong việc thực hiện nội dung hội nghị và đã tuân thủ theo chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc phát triển kinh tế xã hội của Lào. Qua nhiều năm trưởng thành và phát triển, LDB là ngân hàng lớn thứ 2 và có mạng lưới chi nhánh lớn nhất tại Lào (tất cả các tỉnh, thành phố đều có chi nhánh). LDB có khoảng 1.100 cán bộ nhân viên; tổng tài sản có tính đến 2012 tương đương

khoảng 560 triệu USD.

Ngày 07/08/2013 Tại trụ sở chính ở thủđô Vientiane Ngân hàng LDB đã vinh

dự nhận giải thưởng: “Top ngân hàng có dịch vụ khách hàng xuất sắc năm 2013” từ

các diễn đàn cộng đồng Temenos và 2 giải thưởng từ Hiệp hội các ngân hàng Châu Á cho “Sáng kiến hệ thống Core Banking” và “Sáng kiến ngân hàng trực tuyến”.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Champasak

Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Champasak là một trong số các chi nhánh của ngân hàng LDB Lào, có trụ sở tại bản Thalaung, huyện Paske, tỉnh Champasak.

Cùng với sự phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Champasak đang tìm hướng đi thích hợp cho riêng mình và hướng

đi đó phải đảm bảo hai yếu tố: an toàn vốn, lợi nhuận hợp lý đi đôi với việc góp phần

thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo quy chế của tổ chức của ngân hàng phát triển Lào, chi nhánh Champasak

được cấp giấy phép hoạt động vào ngày 09 tháng 04 năm 2003. Hoạt động trên

phương châm: “Trung thực, vững chắc, trong sạch mục đích phục vụ nhân dân”

Tính đến hiện tại, chi nhánh Paske tỉnh Champasak có 6 phòng ban trực thuộc với 35 cán bộ công nhân viên, trong đó nam chiếm 70% với trình độ chuyên môn từ cao đẳng đến thạc sĩ.

Với mạng lưới các điểm giao dịch trải khắp địa bàn tỉnh Champasak, tính đến nay chi nhánh có 3 phòng giao dịch trực thuộc, với 18 cây ATM, cung cấp các sản

phẩm, dịch vụ của ngân hàng hiện đại, tiện lợi, nhanh chóng, với mức lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở rộng cơ

hội kinh doanh, tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác, từng bước nâng cao uy tín trên thịtrường tài chính địa bàn tỉnh.

* Các sản phẩm chủ yếu:

Dịch vụ tiền gửi

- Chi nhánh Champasak hiện nay nhận tiền gửi qua các hình thức: tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, các giấy tờ có giá bằng Kip Lào và ngoại tệ.

- Nhận tiền gửi bằng Kip Lào và ngoại tệđối với các tổ chức, cá nhân trong và

ngoài nước dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn

Dịch vụ tín dụng

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế.

- Cho vay vốn theo dựán, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụủy thác – đầu tư các dự

án.

- Cho vay cầm cốđối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư

nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụtrên các lĩnh vực.

- Cho vay tiêu dùng bằng kíp Lào phục vụ nhu cầu đời sống đối với các cán bộ,

công nhân viên và các đối tượng khác.

Dịch vụ chuyển giao

- Dịch vụ chuyển giao trong nước - Dịch vụ chuyển giao đối ngoại - Dịch vụ chuyển giao nhanh (10 số)

Dịch vụ khác

- Mua bán ngoại tệ, thanh toán phi thương mại - Chuyển tiền biên giới

- Thu đổi ngoại tệ

- Chi trả kiều hồi và Western Union - Chi trả cho người lao động xuất khẩu

- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế

- Dịch vụ rút tiền nhiều nơi trên các cây ATM, thu tiền tận nơi theo yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG tại NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN lào –CHI NHÁNH CHAMPASAK (Trang 26 - 29)