Kết quả đánh giá năng lực GV Khoa CN Thông tin

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của năng lực người giảng viên đến tính tích cực học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng CN&QT Sonadezi) (Trang 79 - 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.4. Kết quả đánh giá năng lực GV Khoa CN Thông tin

GV Khoa CN Thông tin được tổ chức khảo sát là 2 GV nam, trong đó: GV IT1 có học vị cử nhân, 28 tuổi, có thâm niên giảng dạy 3 năm, GV IT2 có học vị thạc sĩ, 36 tuổi, có thâm niên giảng dạy 6 năm.

64

So sánh điểm đánh giá trung bình tiêu chí năng lực của 2 GV được thể hiện qua biểu đồ 3.10.

Biểu đồ 3.10. Điểm đánh giá trung bình tiêu chí năng lực GV Khoa CN Thông tin

Kết quả khảo sát cho thấy các tiêu chí của GV IT1 và GV IT2 được đánh giá tương đối đồng đều nhau, sự chênh lệch không đáng kể. Xét về tổng thể, thì GV IT2 được đánh giá cao ở nhiều tiêu chí hơn (là các tiêu chí về năng lực trình bày, quản lý lớp học, kiểm tra và đánh giá SV), trong khi đó có một số tiêu chí của GV IT1 được đánh giá cao hơn (là các tiêu chí về kiến thức chuyên môn, kỹ năng truyền đạt). Một số tiêu chí 2 GV được đánh giá tương đương nhau (các tiêu chí về năng lực giao tiếp, hỗ trợ SV). Kết quả phỏng vấn sâu SV giải thích rõ hơn về kết quả đánh giá trên, thể hiện ở hộp 3.6.

“Thầy IT1 vui vẻ, hài hước, cách dạy dễ hiểu. Tuy nhiên, Thầy chưa cung cấp tài tiệu cho SV, SV học chủ yếu theo bài giảng của thầy gửi.

Thầy IT2 giảng bài còn khó hiểu do thầy nói nhanh, tiếng miền Trung hơi khó nghe, tuy nhiên thầy rất quan tâm và giúp đỡ SV tận tình” (L, SV nữ, lớp K8CNTT1).

65

Hộp 3.6. Phỏng vấn sâu SV về GV IT1 và GV IT2

Từ kết quả phỏng vấn sâu SV, tác giả tạm gọi GV IT2 là “GV thiên về kỹ thuật dạy học”, còn GV IT1 là “GV thiên về kiến thức chuyên môn” dựa trên thế mạnh tương ứng của GV. Điểm trung bình các nhân tố năng lực GV cũng cho thấy

sự đồng đều trong kết quả đánh giá của 2 GV, thể hiện ở biều đồ 3.11.

Biểu đồ 3.11. Điểm đánh giá trung bình các nhân tố năng lực GV Khoa CN Thông tin

Nhân tố năng lực được đánh giá nổi bật của 2 GV là nhân tố giao tiếp và tư vấn hỗ trợ SV đều đạt điểm trung bình trên 4,0 điểm và có sự tương đương nhau. Trong khi đó, các nhân tố còn lại có sự chênh lệch không đáng kể, cho thấy khó có thể phân biệt rạch ròi hoặc so sánh về năng lực của 2 GV dựa trên điểm trung bình

“Thầy IT1 thì thân thiện, vui vẻ nhưng quản lý lớp học chưa tốt, các bạn thường không trật tự và nói leo nhiều.

Thầy IT2 rất nghiêm túc nhưng cũng rất nhiệt tình, thầy bao quát lớp học tốt, luôn khuyến khích SV phát biểu ý kiến để đánh giá điểm quá trình nên không khí lớp học khá thoải mái” (V, SV nam, lớp K8CNTT1).

66

chung. Tác giả phải tiến hành kiểm định trị trung bình năng lực của 2 GV và cho kết quả như trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kiểm định trị trung bình năng lực GV Khoa CN Thông tin

GV N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Năng lực GV

IT1 32 3,860 0,673 0,119

IT2 32 3,979 0,548 0,096

Kết quả kiểm định t cho giá trị sig. = 0,441 > 0,05 (Bảng 4.8 – Phụ lục 4), nên tác giả không thể kết luận năng lực của GV IT2 cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với GV IT1 mà phải chấp nhận giả thuyết H0 rằng: năng lực của 2 GV là như nhau. Kết quả đánh giá của SV đối với 2 GV này đã xếp 2 GV này vào nhóm GV có năng lực đáp ứng yêu cầu, với điểm trung bình chung đạt lần lượt là 3,860 (GV IT1) và 3,979 (GV IT2).

Mức độ đánh giá chung về GV và chất lượng giảng dạy môn học của 2 GV được thể hiện ở biểu đồ 3.12.

Biểu đồ 3.12. Đánh giá chung về GV và chất lượng giảng dạy của GV Khoa CN Thông tin

Những nhận định chung về GV và chất lượng môn học tương đồng với kết quả đánh giá trên, sự khác nhau về các nhận định không rõ ràng. Việc đưa ra nhận định GV nào có năng lực cao hơn dưới bất kỳ góc độ nào đều khó thuyết phục. Mỗi

67

GV có một thế mạnh riêng, góp phần phát huy tính TCHT của SV với các mức độ biểu hiện khác nhau.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của năng lực người giảng viên đến tính tích cực học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng CN&QT Sonadezi) (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)