7. Cấu trúc của luận văn
3.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Nhằm nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của năng lực người GV đến tính TCHT của SV, tác giả sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố năng lực GV đến tính TCHT của SV Trường Cao đẳng Sonadezi. Trong đó, nhân tố tính TCHT của SV là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích – Y) và các nhân tố năng lực GV là biến độc lập (hay biến giải thích – Xi). Mô hình này sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ, qua đó giúp ta dự đoán được mức độ tính TCHT của SV khi biết trước giá trị của các nhân tố năng lực GV. Để đạt được điều đó, tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) để xác định các nhân tố sử dụng trong phân tích hồi qui tuyến tính.
Để có thể áp dụng được phân tích nhân tố thì các biến phải có liên hệ với nhau. Nghiên cứu sử dụng đại lượng Bartlett để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kết quả kiểm định cho thấy không có ý nghĩa thống kê thì sẽ không tiến hành phân tích nhân tố. Ngoài ra, chỉ số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin Measure of Simping Adequacy) được dùng để phân tích sự thích hợp
90
của các nhân tố. Trị số KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố [10, 30-31].
Kết quả kiểm định Bartlett cho thấy giả thuyết H0 (các biến không có tương quan tổng thể) bị bác bỏ (Sig. = 0,000), đồng thời chỉ số KMO đạt giá trị cao 0,935. Điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp và phương pháp phân tích nhân tố được thừa nhận trong nghiên cứu này (Bảng 7.1 – Phụ lục 7).
Phương pháp xác định số lượng các nhân tố được sử dụng là dựa vào eigenvalue (Determination based on eigenvalue): đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố, chỉ có những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích [10, 34].
Theo Hair và ctv (1998), hệ số tải nhân tố hay trọng số (factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Factor loading lớn hơn 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading lớn hơn 0,4 được xem là quan trọng, Factor loading lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trong nghiên cứu này, giá trị Factor loading được chấp nhận khi nó đạt mức tối thiểu (lớn hơn 0,3).
Trong ma trận nhân tố đã xoay, theo tiêu chuẩn eigenvalue lớn hơn 1, thì có 4 nhân tố được rút ra. Phương sai trích có giá trị bằng 52,93%. Giá trị phương sai trích cho ta biết 4 thành phần được được xác định giải thích 52,93% biến thiên của dữ liệu (Bảng 7.2 – Phụ lục 7). Các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3 (thấp
nhất là biến số 15 – GV tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái có giá trị 0,372), nên
các biến đều quan trọng trong 4 thành phần trích được. Từ các thông tin trên, tác giả rút ra kết luận thang đo được chấp nhận, các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể của mẫu điều tra (Bảng 7.3 – Phụ lục 4).
Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến số có hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn ở cùng một nhóm nhân tố [10, 40]. Kết quả ma
91
trận nhân tố sau khi xoay (Bảng 7.3 – Phụ lục 7) cho ta sự phân bố của 22 biến quan sát vào 4 nhân tố cụ thể sau:
Nhân tố thứ nhất có hệ số lớn ở 9 biến, bao gồm:
Bảng 3.24. Các biến của nhân tố thứ nhất
Stt Câu hỏi Biến Ký hiệu Hệ số 1 Câu 2 GV thường xuyên mở rộng nội dung và liên hệ
bài học với thực tế CMSP1 0,697 2 Câu 7 GV giảng bài thu hút CMSP2 0,680
3 Câu 8
GV thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học khuyến khích sự tham gia của SV như: thảo luận, tọa đàm, bài tập tình huống…
CMSP3 0,648
4 Câu 1 GV giới thiệu giáo trình, tài liệu tham khảo, đề
cương bài giảng phù hợp, dễ tiếp cận CMSP4 0,596
5 Câu 3 GV đề cập và nhấn mạnh những thông tin quan
trọng một cách rõ ràng, dễ hiểu CMSP5 0,580
6 Câu 11 GV khuyến khích SV đặt câu hỏi và trả lời thỏa
đáng tất cả các câu hỏi CMSP6 0,569
7 Câu 5 GV kết hợp việc dạy lý thuyết với việc đưa ra
lượng bài tập thực hành hợp lý CMSP7 0,556
8 Câu 4
GV thường xuyên đưa ra các bài tập vừa sức, các tình huống thực tế, kích thích SV suy nghĩ và trao đổi
CMSP8 0,516
9 Câu 14 GV thường xuyên di chuyển trong lớp học CMSP9 0,436
Các biến của nhân tố này thuộc về thành phần Kiến thức chuyên môn (CMSP1, CMSP4, CMSP5, CMSP7, CMSP8), Khả năng sư phạm (CMSP2, CMSP3, CMSP6) và Năng lực quản lý lớp học (CMSP9), sau khi phân tích nhân tố,
ba thành phần này này được tập hợp lại và cho ta thấy mối liên hệ giữa kiến thức chuyên môn và khả năng sư phạm – truyền đạt của GV trong hoạt động giảng dạy. Nếu GV có kiến thức chuyên môn sâu mà không biết cách truyền đạt cho SV thì SV
92
không thể tiếp thu và nắm vững kiến thức đầy đủ và chính xác; Còn nếu GV có khả năng sư phạm – truyền đạt tốt mà không có kiến thức chuyên môn vững chắc thì kiến thức truyền đạt cho SV không trọn vẹn và có khi sai lệch. Chính điều này cho thấy mối liên hệ mật thiết và tương hỗ giữa 2 thành phần trên. Do vậy, tác giả đặt
tên cho nhân tố này là: Năng lực chuyên môn và sư phạm của GV.
Nhân tố thứ hai có hệ số lớn ở 5 biến, bao gồm:
Bảng 3.25. Các biến của nhân tố thứ hai
Stt Câu hỏi Biến Ký hiệu Hệ số 1 Câu 21 GV tỏ ra luôn sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ SV học
tập NCGV1 0,704
2 Câu 20 GV khuyến khích SV chủ động liên hệ khi gặp
khó khăn NCGV2 0,703
3 Câu 19 GV thể hiện sự thân thiện, cởi mở trong giao
tiếp với SV NCGV3 0,691
4 Câu 18 GV luôn thể hiện rõ sự nhiệt tình và tinh thần
trách nhiệm cao trong giảng dạy NCGV4 0,563 5 Câu 22 GV hướng dẫn và thúc đẩy việc tự học của SV NCGV5 0,516
Các biến nhân tố này thuộc về thành phần Năng lực tư vấn, hỗ trợ SV (NCGV1, NCGV2, NCGV5) và Năng lực giao tiếp, thái độ (NCGV3, NCGV4). Hai thành phần này được trích rút từ tiêu chuẩn Đặc điểm, nhân cách của GV. Vì vậy, tác giả đặt tên cho nhân tố này là: Nhân cách của GV.
Nhân tố thứ ba có hệ số lớn ở 6 biến, bao gồm:
Bảng 3.26. Các biến của nhân tố thứ ba
Stt Câu hỏi Biến Ký hiệu Hệ số
1 Câu 15 GV thường xuyên giao bài tập và kiểm tra việc
thực hiện của SV QLĐG1 0,637
2 Câu 17 GV đánh giá kết quả học tập công bằng, phản
93
Stt Câu hỏi Biến Ký hiệu Hệ số 3 Câu 16 GV thường xuyên tổ chức kiểm tra sau khi kết
thúc một chương hoặc một phần nội dung QLĐG3 0,610 4 Câu 13 GV luôn quan sát thái độ theo dõi của SV QLĐG4 0,565 5 Câu 12 GV duy trì kỷ luật lớp học tốt QLĐG5 0,542 6 Câu 10 GV tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái QLĐG6 0,372
Các biến của nhân tố này thuộc về 2 thành phần năng lực sư phạm là Năng
lực quản lý lớp học (QLĐG4, QLĐG5), Năng lực kiểm tra, đánh giá (QLĐG1,
QLĐG2, QLĐG3) và Năng lực sư phạm (QLĐG6). Trong đó, tác giả nhận thấy
biến “GV tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái” khá liên hệ với năng lực quản lý
lớp học. Vì vậy, tác giả đặt tên cho nhân tố này là: Năng lực quản lý lớp học và
kiểm tra, đánh giá SV.
Nhân tố thứ tư có hệ số lớn ở 2 biến, bao gồm:
Bảng 3.27. Các biến của nhân tố thứ tư
Stt Câu hỏi Biến Ký hiệu Hệ số 1 Câu 6 Các slides bài giảng được thiết kế đẹp mắt, nội
dung cô đọng, dễ nhớ PTDH1 0,782
2 Câu 9 GV sử dụng tài liệu đa dạng và phương tiện
nghe nhìn nhằm giúp SV dễ hiểu hơn PTDH2 0,698 Các biến này liên quan đến khả năng sử dụng phương tiện dạy học, nên tác
giả đặt tên nhân tố là: Năng lực sử dụng phương tiện dạy học.
Tóm lại, sau khi tiến hành phân tích nhân tố thì mô hình lý thuyết ban đầu có sự thay đổi. Cụ thể là mô hình gồm có 4 nhân tố, trong đó có 1 nhân tố là sự kết hợp giữa tiêu chuẩn kiến thức chuyên môn kết hợp với khả năng sư phạm trở thành:
Năng lực chuyên môn và sư phạm của GV; có 2 nhân tố mới được tách ra từ tiêu
chuẩn kỹ năng chuyên môn là: Năng lực quản lý lớp học và kiểm tra đánh giá SV và
94
nguyên và nhân tố phụ thuộc: Tính TCHT của SV. Các nhân tố cũng đạt hệ số tin
cậy Cronbach Alpha cần thiết và sẽ được sử dụng trong phần kiểm định tiếp theo. Từ kết quả phân tích nhân tố EFA, mô hình nghiên cứu mới được xây dựng, thay thế mô hình nghiên cứu ban đầu:
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu mới xây dựng dựa trên EFA