Kiểm định sự phù hợp của mô hình – Phân tích hồi qui

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của năng lực người giảng viên đến tính tích cực học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng CN&QT Sonadezi) (Trang 110 - 158)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5. Kiểm định sự phù hợp của mô hình – Phân tích hồi qui

Mô hình lý thuyết sau khi phân tích nhân tố có tất cả 5 nhân tố như đã nêu;

trong đó nhân tố số (5) Tính TCHT của SV là nhân tố phụ thuộc, 4 nhân tố còn lại là

những nhân tố độc lập và được giả định là các yếu tố ảnh hưởng đến tính TCHT của SV. Nghiên cứu tiếp tục tiến hành phân tích hồi qui để xác định cụ thể trọng số của

từng nhân tố ảnh hưởng đến Tính TCHT của SV. Phân tích hồi qui được thực hiện

bằng phương pháp hồi qui bội với phần mềm SPSS phiên bản 16.0.

Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố Xi đến Y, tác giả tiến hành phân tích theo phương pháp hồi qui tuyến tính bội. Phân tích hồi qui được thực hiện bằng phương pháp đưa vào cùng lúc (Method: Enter).

Kết quả phân tích hồi qui được trình bày chi tiết trong Phụ lục 8 và thể hiện như trong bảng 3.28, 3.29 và 3.30.

Năng lực chuyên môn và sư phạm của GV

Nhân cách của GV

Năng lực sử dụng phương tiện dạy học

Tính TCHT của SV Năng lực quản lý lớp học và kiểm tra, đánh giá SV Năng lực giảng dạy của GV

95

Bảng 3.28. Mức độ giải thích của mô hình

Mô hình R R2 R 2 điều chỉnh Sai số chuẩn ước lượng Durbin - Watson 1 0,717a 0,514 0,509 0,364 1,988 Biến dự báo: (Hằng số) Năng lực chuyên môn và sư phạm của GV; Nhân cách của GV; Năng lực quản lý lớp học và kiểm tra đánh giá SV; Năng lực sử dụng phương tiện dạy học.

Biến phụ thuộc: Tính TCHT của SV.

Bảng 3.29. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

ANOVA Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi qui 51,795 4 12,949 97,567 0,000a Phần dư 48,972 369 0,133 Tổng 100,767 373

Biến dự báo: (Hằng số) Năng lực chuyên môn và sư phạm của GV; Nhân cách của GV; Năng lực quản lý lớp học và kiểm tra đánh giá SV; Năng lực sử dụng phương tiện dạy học.

Biến phụ thuộc: Tính TCHT của SV.

Bảng 3.30. Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận của biến Hệ số phóng đại phương sai 1 Hằng số 0,956 0,144 6,616 0,000 0,672 1,240

Năng lực chuyên môn

và sư phạm của GV 0,384 0,049 0,442 7,779 0,000 0,287 0,481 Nhân cách của GV 0,113 0,044 0,134 2,561 0,011 0,026 0,200

96 Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận của biến Hệ số phóng đại phương sai Năng lực quản lý lớp học và kiểm tra, đánh giá SV 0,169 0,049 0,183 3,427 0,001 0,072 0,265 Năng lực sử dụng

phương tiện dạy học 0,034 0,028 0,053 1,188 0,236 -0,022 0,090 Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội cho thấy mức độ giải thích của các biến độc lập (Xi) đối với biến phụ thuộc (Y) trong mô hình là 51,4% (Bảng 3.28). Nói cách khác, 51,4% sự biến thiên của mức độ TCHT của SV được giải thích bởi 4 yếu tố (Xi). Kết quả này cho thấy ngoài 4 nhân tố trong mô hình, còn các yếu tố khác quy định trên 40% sự biến thiên của tính TCHT của SV.

Đại lượng thống kê Durbin-Watson = 1,988 (Bảng 3.28), tra bảng hệ số Durbin-Watson với mức ý nghĩa 0,05 và n > 200, k = 4 có hệ số dL = 1,728 và dU = 1,809, 4-dU = 2,191, vậy dL < d < 4-dU, cho thấy không có sự tương quan giữa các phần dư. Điều này có ý nghĩa là mô hình hồi qui không bị vi phạm giả định về tính độc lập của sai số.

Đại lượng thống kê F trong bảng phân tích phương sai dùng để kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi qui với tổng thể (Bảng 3.29). Kết quả kiểm định này có mức ý nghĩa Sig. = 0,000 thì cho thấy mô hình phù hợp với tổng thể nghiên cứu và có thể sử dụng được.

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Bảng 3.30) cho thấy giá trị hệ số VIF của cả 6 biến đều < 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến.

97

độ lệch chuẩn Std.Dev. = 0,995 tức gần bằng 1 (Phụ lục 8), do đó có thể kết luận giả định phân phối chuẩn của các sai số của mô hình không bị vi phạm.

Kết quả cho thấy 3 trong số 4 nhân tố năng lực GV có mối liên hệ tuyến tính với mức độ TCHT của SV với ý nghĩa Sig. < 0,05 (sấp sỉ bằng 0,000). Nhân tố Năng lực sử dụng phương tiện dạy học có giá trị Sig. lớn nên không có mối liên hệ tuyến tính với mức độ TCHT của SV. Như vậy, ta có phương trình hồi qui như sau:

Y = 0,956 + 0,384X1 + 0,113X2 + 0,169X3

Trong đó:

Y : Tính TCHT của SV

X1 : Năng lực chuyên môn và sư phạm của GV X2 : Nhân cách của GV

X3 : Năng lực quản lý lớp học và kiểm tra, đánh giá SV

Hệ số của từng biến độc lập trong phương trình cho thấy mức độ tác động của nhân tố đó đến tính TCHT của SV. Xem xét mức độ tác động của từng biến độc lập đối với các biến phụ thuộc ta thấy: biến X1 có tác động mạnh nhất đối với Y (Beta = 0,384, Sig. = 0,000), nghĩa là khi Năng lực chuyên môn và sư phạm của GV tăng lên một mức thì tính TCHT của SV cũng tăng lên 0,384 mức. Kế đến, lần lượt là X3 (Năng lực quản lý lớp học và kiểm tra, đánh giá SV) với Beta = 0,169 và sau đó là X2 (Nhân cách của GV) với Beta = 0,113.

Tóm lại, kết quả phân tích hồi qui bội cho thấy mức độ TCHT của SV có mối tương quan thuận và khá mạnh với 3 yếu tố gồm: Năng lực chuyên môn và sư phạm của GV, Năng lực quản lý lớp học và kiểm tra đánh giá SV và Nhân cách của GV. Trong đó, nhân tố Năng lực chuyên môn và sư phạm của GV có tác động mạnh nhất đến tính TCHT của SV. Mức độ giải thích của 3 nhân tố (biến độc lập – Xi) đối với mức độ TCHT của SV (biến phụ thuộc – Y) trong mô hình là 51,4%.

Kết luận chương 3

98

thập từ 4 Khoa của Trường Cao đẳng Sonadezi, tác giả tiến hành phân tích kết quả đánh giá của SV về năng lực GV và biểu hiện tính TCHT tương ứng của SV, trên cơ sở đó thực hiện kiểm định sự khác biệt về mức độ biểu hiện tính TCHT của SV giữa các nhóm SV đánh giá năng lực của GV khác nhau. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích tương quan giữa năng lực GV và tính TCHT của SV. Cuối cùng, tác giả thực hiện phân tích nhân tố và hồi qui tuyến tính nhằm đánh giá mức ảnh hưởng của nhân tố năng lực GV và tính TCHT của SV. Các phát hiện chính trong chương này gồm:

(i) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện tính TCHT giữa các nhóm SV có đánh giá năng lực GV ở mức độ khác nhau, đồng thời thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa biểu hiện TCHT của SV với mức độ đánh giá năng lực của GV (SV đánh giá GV có năng lực càng cao thì biểu hiện TCHT càng tăng và ngược lại).

(ii) Có mối tương quan thuận khá chặt chẽ giữa năng lực người GV và tính TCHT của SV.

(iii) 3 nhân tố năng lực GV được rút ra có mối tương quan thuận với tính TCHT của SV bao gồm: (1) Năng lực chuyên môn và sư phạm của GV; (2) Năng lực quản lý lớp học và kiểm tra, đánh giá SV và (3) Nhân cách của GV. Trong đó, Năng lực chuyên môn và sư phạm của GV có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất.

99

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa năng lực của GV và tính TCHT của SV. Những GV được SV đánh giá có năng lực cao thì biểu hiện TCHT của SV ở lớp học đó cũng cao và ngược lại, SV đánh giá GV có năng lực thấp thì biểu hiện TCHT của SV ở lớp học đó cũng giảm. Phân tích tương quan cho hệ số tương quan cao cho thấy mối tương quan thuận khá chặt chẽ giữa năng lực người GV và tính TCHT của SV.

Khung lý thuyết được xác định gồm 4 nhân tố thuộc về năng lực GV ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện TCHT của SV Trường Cao đẳng Sonadezi, được đo lường với 22 tiêu chí theo thang đo 5 mức, với khả năng diễn giải 51,4% sự biến thiên của mức độ biểu hiện TCHT của SV.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 nhân tố năng lực GV có mối liên hệ tỷ lệ thuận với mức độ biểu hiện TCHT của SV Trường Cao đẳng Sonadezi gồm: (1) Năng lực chuyên môn và sư phạm của GV; (2) Năng lực quản lý lớp học và kiểm tra, đánh giá SV và (3) Nhân cách của GV. Trong đó, Năng lực chuyên môn và sư phạm của GV có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất.

GV có kiến thức chuyên môn vững chắc có khả năng truyền đạt những kiến thức cô đọng, chuẩn xác, cập nhật và tiên tiến nhất cho SV, góp phần hình thành động cơ và thái độ học tập tích cực cho SV, tạo tiền đề cho tính tự giác trong học tập, tích cực tự học, tự nghiên cứu của SV. Bên cạnh đó, kiến thức chuyên môn của GV kết hợp chặt chẽ với khả năng sư phạm thuần thục, thể hiện ở kỹ năng truyền đạt tốt, áp dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực, làm cho tiết học trở nên sinh động, thu hút SV vào bài giảng, tham gia đóng góp xây dựng bài, phát huy tinh thần làm việc nhóm… góp phần quan trọng trong việc nâng cao tính TCHT cho SV. Năng lực quản lý lớp học và kiểm tra, đánh giá SV cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy tính TCHT của SV. Năng lực này là 2 thành phần thuộc kỹ năng chuyên môn của GV mà bất kỳ GV nào cũng có thể dễ dàng áp dụng vào trong thực tế giảng dạy. GV duy trì kỷ luật lớp học tốt, tạo bầu không khí học tập

100

vui vẻ, thoải mái giúp tạo môi trường học tập cởi mở, tích cực và chủ động cho SV phát huy sáng tạo trong việc tìm tòi và tiếp thu tri thức mới. GV duy trì công tác kiểm tra định kỳ và đánh giá kết quả học tập công bằng góp phần khuyến khích SV tích cực ôn tập, luyện tập, tham dự đầy đủ các buổi học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập nhằm đạt kết quả học tập cao nhất, phản ánh đúng trình độ và năng lực của bản thân.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ngoài các yếu tố về chuyên môn của GV có mối liên hệ tỷ lệ thuận vớ tính TCHT của SV, thì đặc điểm/nhân cách của GV cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tính TCHT của SV. Những GV có thái độ giảng dạy tích cực như nhiệt tình, thân thiện, cởi mở, luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ SV… nhận được nhiều thiện cảm từ phía SV và được SV đánh giá cao, đồng thời tác động mạnh mẽ đến tích TCHT của SV. Kết quả thống kê mô tả và phỏng vấn sâu SV cho thấy khi 2 GV được đánh giá có trình độ chuyên môn tương đương nhau, thì thái độ giảng dạy của GV trở thành nhân tố quyết định sự khác biệt về tính tích cực, chủ động học tập của SV.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học trong quá trình giảng dạy luôn được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Ban, Ngành cũng như Ban lãnh đạo Nhà trường khuyến khích và được xem như là một biện pháp để đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho thấy không có mối liên hệ giữa năng lực sử dụng các phương tiện dạy học của GV với tính TCHT của SV. Trước thực trạng hiện nay có khá nhiều GV lạm dụng công nghệ dạy học, lạm dụng máy móc để che lấp cho yếu kém về mặt chuyên môn, kết quả nghiên cứu hàm chứa một gợi ý cho GV, đặc biệt là các GV trẻ cần tập trung và đẩy mạnh việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình giảng dạy, nhằm thu hút SV vào bài giảng và tăng tính TCHT của SV dựa trên nền tảng kiến thức chuyên môn và khả năng sư phạm của bản thân mà không bị lệ thuộc vào máy móc, phương tiện dạy học.

Những điểm còn hạn chế và gợi ý nghiên cứu tiếp theo

101

Nghiên cứu chưa xem xét đến mối tương quan giữa năng lực GV với kết quả học tập.

Phương pháp đánh giá năng lực GV dựa trên ý kiến của SV chưa đánh giá được toàn diện các mặt năng lực của GV, đồng thời chưa phản ảnh được năng lực thực tế của GV.

Từ những hạn chế trên, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng khách thể nghiên cứu thành “SV tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” hoặc rộng hơn là “SV đại học, cao đẳng”, nghiên cứu mối tương quan giữa năng lực người GV với kết quả học tập, xem xét ảnh hưởng của nhân tố năng lực nào của GV mang lại đến kết quả học tập cao nhất cho SV. Phương pháp đánh giá năng lực GV có thể sử dụng thêm phương pháp đáng giá đồng nghiệp, GV tự đánh giá để mang lại kết quả đánh giá toàn diện và chính xác hơn.

102

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. AUN-QA (2005), Sổ tay thực hiện các hướng dẫn đảm bảo chất lượng trong

mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. A.V. Daparogiet (2009), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới

cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

4. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCHTW khoá

VIII, Nxb Chính trị Quốc gia.

5. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ X.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI.

7. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại lý luận biện pháp kỹ thuật, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Đoàn Huy Oánh (2004), Sơ lược lịch sử giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia

TP.HCM.

9. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS, tập 1, Nxb Hồng Đức.

10. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS, tập 2, Nxb Hồng Đức.

11. Huỳnh Văn Sơn (chủ biên) và nhóm tác giả (2012), Giáo trình tâm lý học sư

phạm đại học, Nxb Đại học Sư phạm TP.HCM.

12. Huỳnh Văn Sơn (2011), Nhập môn tâm lý học phát triển, Nxb Giáo dục Việt

Nam.

103

nào, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. J. Dewey (2008), Dân chủ và giáo dục, Nxb Tri thức, Hà Nội.

15. Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương biên dịch (2008), Émile hay là về giáo dục,

Jean Jacques Rousseau, Nxb Tri thức, Hà Nội.

16. Lê Hoàng Giang (2011), Người dạy là "nhân vật" trung tâm của quá trình dạy

học, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 3-2011.

17. Lê Thị Xuân Liên (2006), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh – sinh

viên trong dạy học toán ở trường cao đẳng sư phạm, Kỷ yếu Hội thảo“Đổi

mới phương pháp giáo dục các môn khoa học tự nhiên”, Trường Cao đẳng Sư

phạm Quảng Trị.

18. Lê Văn Hồng (chủ biên) và nhóm tác giả (2009), Tâm lý học lứa tuổi và tâm

lý học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Ngô Văn Hà, Đỗ Thị Hằng Nga (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy

giáo, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, Số 5(40). 2010.

20. Nguyễn Đức Vũ (1993), Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng

cường hoạt động độc lập của sinh viên, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của năng lực người giảng viên đến tính tích cực học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng CN&QT Sonadezi) (Trang 110 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)