Tiêu chuẩn năng lực GV

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của năng lực người giảng viên đến tính tích cực học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng CN&QT Sonadezi) (Trang 43 - 50)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Tiêu chuẩn năng lực GV

Năng lực GV được biểu hiện rõ nhất ở chất lượng giảng dạy, ở việc đem lại cho SV những buổi học chất lượng dựa trên nền tảng kiến thức, kỹ năng được hình thành qua hoạt động học tập và nghiên cứu chuyên môn. Nói đến năng lực giảng dạy là nói đến khả năng để dạy tốt (Rice, 2003), giúp GV hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đặc biệt là nhiệm vụ giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho SV. Nhiều học giả, nhà nghiên cứu và tổ chức giáo dục ở một số nước đã nghiên cứu, xây dựng những tiêu chuẩn dựa trên những yêu cầu nghề nghiệp về kiến thức chuyên môn, khả năng sư phạm và phẩm chất đạo đức cần thiết giúp GV giảng dạy tốt ở bậc đại học.

Năm 2004, Mạng lưới đại học Đông Nam Á (AUN) đã công bố tiêu chí đảm bảo chất lượng AUN, trong đó xác định những tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, khả năng sư phạm của GV, nhấn mạnh đến kỹ năng sư phạm, kỹ thuật đánh giá SV và khả năng tự đánh giá, điều chỉnh hoạt động giảng dạy của mình, cụ thể là:

 Thiết kế được một chương trình giảng dạy và học tập mạch lạc và thực hiện được chương trình này.

 Áp dụng các phương pháp dạy và học đa dạng, và chọn lựa phương pháp thích hợp nhất để đạt kết quả học tập mong muốn.

 Sử dụng và phát triển nhiều loại phương tiện truyền thông trong dạy học.

 Sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để đánh giá việc học của SV phù hợp với những kết quả học tập dự kiến.

 Tự giám sát và đánh giá việc giảng dạy cũng như chương trình giảng dạy của chính mình.

 Có suy nghĩ, cân nhắc kỹ về việc thực hành giảng dạy của chính mình.

 Xác định các nhu cầu và xây dựng các kế hoạch phát triển liên tục [1, 93].

28

Các tiêu chuẩn của AUN được trình bày ở trên bao quát toàn bộ hoạt động giảng dạy của GV, từ khâu chuẩn bị đến lúc tiến hành việc giảng dạy cùng với yêu cầu về 3 yếu tố chính của việc giảng dạy hiệu quả là: sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học và kỹ thuật kiểm tra đánh giá phù hợp nhằm đem lại kết quả học tập tích cực cho SV. AUN cũng đặt ra yêu cầu đối với GV là phải biết tự giám sát và đánh giá hiệu quả giảng dạy của bản thân để có thể đưa ra những điều chỉnh hoặc kế hoạch nâng cao chất lượng giảng dạy và phát triển chuyên môn của GV. Với những tiêu chuẩn trên, để có thể đánh giá chính xác, toàn diện năng lực GV cần phải áp dụng cả 3 phương pháp SV đánh giá GV, GV tự đánh giá và đồng nghiệp đánh giá mới có thể kết luận được năng lực GV. Với quan điểm này, để đánh giá năng lực GV phải huy động nhiều nguồn lực và các điều kiện khách quan khác nên chưa phù hợp và khả thi áp dụng trong nghiên cứu này.

Omer Cem Karacaoglu (2008) đã nghiên cứu về những biểu hiện năng lực của người GV cần có để mang lại việc học hiệu quả cho SV và sắp xếp chúng thành 4 nhóm năng lực sau:

 Nhóm năng lực liên quan đến kiến thức chuyên môn, gồm các năng lực chuyên môn liên quan đến việc nhận biết SV và tạo điều kiện cho sự tiến bộ của SV (như: đánh giá đúng SV, tôn trọng nhân cách, lắng nghe và khuyến khích SV, giúp SV hoàn thiện bản thân, chú trọng phong cách học của SV, phát triển động cơ nội tại SV…); các năng lực chuyên môn liên quan đến quá trình dạy và học (như: lập kế hoạch bài dạy, sử dụng thời gian hiệu quả, quản lý lớp học hiệu quả, xử lý những phản ứng không mong đợi trong lớp học, tích cực hóa hoạt động học tập của SV, nhiệt tình, kiên nhẫn…); những năng lực chuyên môn liên quan đến giám sát và đánh giá việc học và sự tiến bộ của SV (như: xác định những kỹ thuật và phương pháp đo lường, đánh giá, đo lường việc học một môn học của SV sử dụng những kỹ thuật đo lường khác nhau, xem xét quá trình dạy và học tập theo kết quả…); những năng lực chuyên môn liên quan đến trường lớp, gia đình, đồng nghiệp và những mối quan hệ xã

29

hội; những năng lực chuyên môn liên quan đến chương trình và nội dung (như: thông tin và kỹ năng thực thi chương trình giảng dạy một chuyên môn cụ thể, giám sát và đánh giá một chương trình giảng dạy cụ thể…).

 Nhóm năng lực liên quan đến sự hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn như: hiểu biết các khái niệm và nguyên lý cơ bản trong lĩnh vực mình giảng dạy, tổng hợp những kỹ năng và kiến thức của nhiều ngành học, theo dõi những tiến bộ của khoa học cũng như trong chính lĩnh vực của mình, tham gia nghiên cứu khoa học…

 Nhóm năng lực liên quan đến sự hoàn thiện bản thân, như: khả năng tự đánh giá, chấp hành nội quy, thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, sẵn sàng thay đổi và hợp tác, học tập suốt đời, sử dụng công nghệ hỗ trợ cho việc phát triển cá nhân và nghề nghiệp, chuẩn bị bài với câu hỏi thường trực “Làm thế nào tôi có thể thực hiện việc này tốt hơn?”, tham gia những tổ chức chuyên môn để phát triển nghề nghiệp…

 Nhóm năng lực liên quan đến những giá trị quốc gia và quốc tế như: yêu nghề, yêu quê hương, đất nước, con người – đặc biệt là SV, trung thực, cởi mở, sức khỏe tốt, nắm vững những giá trị dân tộc, trang bị những kỹ năng mà con người hiện đại cần có (máy tính, internet…), sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ hiệu quả, trở thành gương mẫu cho SV của mình qua những ứng xử và nhân cách của bản thân, có nhân cách và cá tính mạnh mẽ…[64, 90-93]

Những tiêu chuẩn về biểu hiện năng lực của người GV do Omer Cem Karacaoglu đề xuất được tác giả sử dụng làm tham khảo trong quá trình xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực GV trong nghiên cứu.

Năm 2010, Trung tâm SEAMEO INNOTECH qua quá trình nghiên cứu khảo sát về những tiêu chuẩn năng lực giảng dạy, những chính sách, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, giám sát và đánh giá các hoạt động của GV tại 11 nước Đông Nam Á đã xác định khung năng lực giảng dạy cho GV ở các nước Đông Nam Á

30

gồm 5 thành phần chính là: kiến thức chuyên môn, kỹ năng chuyên môn, nhân cách/đặc điểm chuyên môn, những giá trị và tiêu chuẩn đạo đức cá nhân/nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp và học tập suốt đời, được biểu diễn cụ thể ở hình 1.2.

Hình 1.2. Thành phần chính của tiêu chuẩn năng lực giảng dạy của GV ở khu vực Đông Nam Á

Trong đó:

 Kiến thức chuyên môn: nhấn mạnh đến việc người GV nắm vững nội dung kiến thức chuyên ngành mình giảng dạy và phương pháp truyền đạt kiến thức đó, như: kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực môn học GV phụ trách; kiến thức về lĩnh vực chuyên môn; kiến thức về phương pháp giảng dạy chuyên ngành – sự kết hợp giữa chuyên môn và giảng dạy – một yêu cầu nghề nghiệp tất yếu đối với mỗi GV; kiến thức về chương trình đào tạo, chương trình, biên soạn giáo trình; kiến thức về SV và những đặc điểm của người học; kiến thức về điều kiện học tập bao gồm

Kiến thức chuyên môn Nhân cách/Đặc điểm chuyên môn Kỹ năng chuyên môn Những giá trị và tiêu chuẩn đạo

đức cá nhân/ nghể nghiệp Phát triển nghể nghiệp và học tập suốt đời NĂNG LỰC

31

đặc điểm lớp học, nhà trường, cộng đồng, văn hóa, xã hội...; kiến thức về mục tiêu, giá trị, kết quả của giáo dục cùng với những nền tảng lịch sử và triết học của giáo dục.

 Kỹ năng chuyên môn: bao gồm 3 kỹ năng chính yếu đáp ứng tốt nhất việc truyền đạt kiến thức cho SV và nâng cao hiệu quả giảng dạy trong lớp học gồm: khả năng sư phạm, quản lý lớp học và đánh giá người học.

 Nhân cách/Đặc điểm chuyên môn: nói đến một số đặc điểm cá nhân góp phần hình thành nhân cách người GV phù hợp với yêu cầu thời đại mới như: tác phong công nghiệp, ứng xử chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm, giảng dạy nhiệt tình, sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ cho SV... nhằm tạo dựng uy tín cho người GV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Những giá trị và tiêu chuẩn đạo đức cá nhân/nghề nghiệp: đề cập đến những tiêu chuẩn đạo đức và sức khỏe giúp GV trở thành gương mẫu ở trường cũng như trong cộng đồng.

 Phát triển nghề nghiệp và học tập suốt đời: đề cập đến những cam kết của GV về việc phát triển nghề nghiệp và học tập suốt đời như tham gia vào các tổ chức nhà giáo, các hoạt động chuyên môn và một số yếu tố biểu lộ khát khao nâng cao nghề giảng dạy... [67, 76-77]

Các tổ chức, chuyên gia xây dựng khung tiêu chuẩn dành cho GV có thể phục vụ cho việc đánh giá và nâng cao năng lực GV, tuy nhiên điều đó vẫn không nằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng học tập của SV và giúp GV phát triển nghề nghiệp. Các quan điểm trên trình bày cụ thể, chi tiết những tiêu chuẩn về năng lực của GV, mà chủ yếu là các tiêu chuẩn về năng lực giảng dạy, trong đó tập trung vào 3 khía cạnh chính mà GV cần phải có để thực hiện nhiệm vụ và vai trò của

mình, đó là các tiêu chuẩn năng lực về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khung tiêu chuẩn năng lực giảng dạy mà Trung tâm SEAMEO INNOTECH đã xây dựng để phục vụ cho việc đánh giá năng lực giảng dạy của GV bởi 2 lý do sau:

32

 Khung tiêu chuẩn năng lực giảng dạy của GV rõ ràng, cụ thể, có thể lượng hóa thành các tiêu chí đánh giá năng lực GV;

 Nghiên cứu của Trung tâm SEAMEO INNOTECH thực hiện tại các nước Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam, nên các tiêu chí SEAMEO INNOTECH đưa ra để đánh giá năng lực GV có mức độ phù hợp cao đối với nghiên cứu này.

Tuy nhiên, do nghiên cứu sử dụng phương pháp SV đánh giá GV và chấp nhận một số điểm yếu của phương pháp này, nên trong những tiêu chuẩn về năng lực giảng dạy của GV do SEAMEO INNOTECH đưa ra, có tiêu chuẩn năng lực giảng dạy của GV mà SV không thể đánh giá được đó là Những giá trị và tiêu chuẩn đạo đức cá nhân/nghề nghiệp và Phát triển nghề nghiệp và học tập suốt đời. Chính vì thế, trong nghiên cứu này, tác giả đi vào xây dựng các tiêu chí SV đánh giá năng lực giảng dạy của GV ở 3 tiêu chuẩn: (1) Kiến thức chuyên môn; (2) Kỹ năng chuyên môn và (3) Nhân cách/Đặc điểm chuyên môn của GV.

Kiến thức chuyên môn: là những hiểu biết của GV về những khái niệm và

nguyên lý cơ bản trong lĩnh vực mình giảng dạy. GV phải là người nắm vững kiến thức chuyên môn mới có thể truyền đạt và giải thích cho SV thông hiểu. Bên cạnh đó, với khối lượng kiến thức phong phú, đa dạng và thay đổi từng ngày của ngành học cũng như các lĩnh vực liên quan, GV phải không ngừng trau dồi, cập nhật thông tin để bắt kịp xu hướng công nghệ, sự thay đổi của thời đại nhằm truyền đạt những kiến thức cập nhật, tiên tiến nhất cho SV. Kiến thức chuyên môn còn bao gồm sự hiểu biểu sâu sắc về phương pháp giảng dạy chuyên ngành – tức là phương pháp để truyền đạt kiến thức đó, điều này đòi hỏi GV phải nắm vững bản chất của vấn đề, nội dung kiến thức mới có thể cách lựa chọn và vận dụng cách dạy phù hợp nhất. Ngoài ra, kiến thức chuyên môn còn là hiểu biết về chương trình, biên soạn giáo trình, chế biến tài liệu để cung cấp cho SV những tài liệu cô đọng và dễ hiểu nhất. Tiêu chuẩn kiến thức chuyên môn thường được biểu hiện qua các tiêu chí như: GV thường xuyên mở rộng nội dung và liên hệ bài học với thực tế, nhấn mạnh những thông tin quan trọng, kết hợp dạy lý thuyết và đưa ra lượng bài tập thực hành, đưa

33

ra các bài tập vừa sức, các tình huống thực tế, kích thích SV suy nghĩ và trao đổi, cung cấp cho SV những giáo trình, tài liệu tham khảo, đề cương bài giảng chất lượng…

Kỹ năng chuyên môn theo SEAMEO INNOTECH bao gồm 3 kỹ năng chính

yếu là: khả năng sư phạm, quản lý lớp học và đánh giá người học.

Khả năng sư phạm trước hết là nói đến kỹ năng truyền đạt, giảng bài của

GV, đây là kỹ năng quan trọng và hàng đầu có tác dụng thu hút SV vào bài giảng bởi vấn đề không phải là nói cái gì, mà là nói như thế nào. Ngoài ra, GV không chỉ nói mà còn phải biết sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích sự tham gia của SV, sử dụng thành thạo và hiệu quả các công cụ trực quan. GV không chỉ thuyết giảng những gì biết mà còn phải biết cách khích lệ học viên phát huy trí tuệ của chính họ. Có kỹ năng tạo lập môi trường học tập vui vẻ, an toàn và tích cực; Có kỹ năng khích lệ SV đưa ý kiến và trao đổi nhiệt tình trong buổi học. Kỹ năng sư phạm của GV thường được biểu hiện qua các tiêu chí: kỹ năng giảng bài thu hút, sử dụng PPDH khuyến khích sự tham gia của SV, sử dụng hiệu quả tài liệu đa dạng và phương tiện nghe nhìn trong quá trình giảng dạy, thường xuyên khuyến khích SV đặt câu hỏi và trả lời thỏa đáng tất cả các câu hỏi, bài giảng về mặt thiết kế nội dung bài dạy sinh động, thu hút.

Kỹ năng quản lý lớp học là khả năng GV sử dụng những kỹ thuật quản lý và

tổ chức lớp học phù hợp. Giảng đường ĐH khác rất nhiều so với lớp học bậc phổ thông, SV không còn bị điểm danh, giám sát việc đi đúng giờ, phòng học rộng rãi SV có thể ngồi bất cứ chỗ nào tùy thích, không cần theo sự sắp xếp của GV… Vì vậy, GV ĐH gánh thêm một trách nhiệm quan trọng là quản lý lớp học. GV phải có khả năng duy trì kỷ luật lớp học tốt, theo dõi, giám sát việc học tập của SV như: thường xuyên quan sát thái độ theo dõi của SV, đặc biệt là những SV ngồi ở vị trí cuối lớp để SV tập trung vào bài giảng, có kỹ năng duy trì kỷ luật lớp học tốt, GV phải vừa thể hiện sự mềm dẻo nhưng cũng phải cứng rắn, nghiêm khắc khi cần để tạo uy trước mặt SV, GV cũng nên thường xuyên di chuyển trong lớp học để theo dõi biểu hiện học tập của cả lớp để có những nhắc nhở hoặc điều chỉnh phù hợp.

34

Kỹ năng kiểm tra, đánh giá SV là cách thức GV đánh giá mức độ tiếp thu và

tiến bộ học tập của SV, bao gồm việc sử dụng những kỹ thuật đo lường và chiến lược đánh giá hiệu quả nhằm góp phần khuyến khích SV học tập tích cực. Trong đó, yêu cầu GV phải thông báo cho SV cách thức đánh giá và cho điểm ngay khi bắt đầu khoá học, và không được làm khác đi so với những điều đã thông báo, trừ những trường hợp đặc biệt. Những bài thi, bài luận và bài tập của SV được cho điểm cẩn thận và công bằng thông qua một hệ thống chấm điểm hợp lí mà SV có thể hiểu được. GV cung cấp cho SV nhận xét chính xác và kịp thời về việc học của SV một cách thường xuyên trong suốt khóa học, kèm theo giải thích về cách cho điểm và những gợi ý mang tính xây dựng về việc làm thế nào để SV có thể học tốt hơn. Ngoài ra, việc thường xuyên áp dụng kiểm tra cũng có ý nghĩa nhất định đối với việc ôn tập, củng cố kiến thức của SV đồng thời tạo thói quen học tập tích cực cho SV. Những tiêu chí của kỹ năng này là: công bằng trong cách đánh giá kết quả học tập, phản ánh đúng trình độ của SV, tổ chức kiểm tra sau khi kết thúc một phần

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của năng lực người giảng viên đến tính tích cực học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng CN&QT Sonadezi) (Trang 43 - 50)