7. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Kết quả đánh giá năng lực GV Khoa Ngoại ngữ
GV Khoa Ngoại ngữ được tổ chức khảo sát là 2 GV nữ, trong đó: GV NN1 có học vị thạc sĩ, 34 tuổi, có thâm niên giảng dạy 7 năm, GV NN2 có học vị cử nhân, 32 tuổi, có thâm niên giảng dạy trên 8 năm.
So sánh điểm đánh giá trung bình tiêu chí năng lực của 2 GV được thể hiện qua biểu đồ 3.7.
61
Biểu đồ 3.7. Điểm đánh giá trung bình tiêu chí năng lực GV Khoa Ngoại ngữ
Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các tiêu chí của GV NN1 đều được đánh giá cao và có sự chênh lệch lớn hơn so với GV NN2, trong đó có 4 tiêu chí có sự chênh
lệch lớn nhất là tiêu chí số 2: “GV thường xuyên mở rộng nội dung và liên hệ bài
học với thực tế”; tiêu chí số 7: “GV giảng bài thu hút”; tiêu chí số 19: “GV thể hiện sự thân thiện, cởi mở trong giao tiếp với SV” và tiêu chí số 21: “GV tỏ ra luôn sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ SV học tập” với mức chênh lệch thấp nhất là 1,10 điểm. 4 tiêu
chí liên quan đến 4 nhóm nhân tố năng lực kiến thức chuyên môn, năng lực truyền đạt, năng lực giao tiếp và năng lực hỗ trợ tư vấn SV. Các tiêu chí còn lại chênh lệch từ 0,29 – 0,98 điểm. Kết quả phỏng vấn sâu SV giải thích rõ hơn về kết quả đánh giá trên, thể hiện ở hộp 3.5.
“Cô NN1 truyền đạt bài giảng rất sinh động, bài học thực tế, không quá khuôn khổ vào tài liệu. Ngoài ra, cô còn hay dẫn giải những câu chuyện thú vị về văn hoá, phong tục, tập quán của Trung Quốc, em rất thích.
Còn cô NN2 thì giảng bài chưa đi sâu vào vấn đề, cách dạy đơn giản, nhàm chán” (P, SV nữ, lớp K9HV2).
“Cô NN1 rất quan tâm đến việc học của SV, cô hay hỏi han và chia sẻ với SV về việc học tập và sau này đi làm.
62
Hộp 3.5. Phỏng vấn sâu SV về GV NN1 và GV NN2
Điểm đánh giá trung bình các nhân tố năng lực GV cũng cho thấy rõ hơn sự
chênh lệch về năng lực giữa 2 GV, thể hiện ở biều đồ 3.8.
Biểu đồ 3.8. Điểm đánh giá trung bình các nhân tố năng lực GV Khoa Ngoại ngữ
Kết quả cho thấy sự chênh lệch khá lớn về các nhân tố năng lực của 2 GV dưới ý kiến nhận xét của SV. Sự chênh lệch này dễ dàng giúp tác giả so sánh và đưa ra bình luận về năng lực của 2 GV. Kết quả kiểm định t cũng đạt mức ý cao với giá trị sig. = 0,000 (Bảng 4.6 – Phụ lục 4), giúp tác giả có thể kết luận năng lực của GV NN1 cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với GV NN2. Kết quả đánh giá của SV đối với 2 GV này đã xếp GV NN1 vào nhóm GV có năng lực cao, với điểm trung bình chung đạt 4,131 điểm, xếp GV NN2 vào nhóm GV có năng lực thấp với 3,415 điểm, chi tiết trong bảng 3.3.
Còn trong giờ học của cô NN2, mọi thứ trở nên mất tự nhiên, việc học như máy móc. Cô không nhiệt tình, hay thiên vị, và thành kiến với nhiều SV khác” (S, SV nam, lớp K9HV2).
63
Bảng 3.3. Kiểm định trị trung bình năng lực GV Khoa Ngoại ngữ
GV N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
Năng lực GV
NN1 33 4,131 0,562 0,097
NN2 33 3,415 0,650 0,113
Mức độ đánh giá chung về GV và chất lượng giảng dạy của 2 GV cũng phản ánh đúng kết quả đánh giá trên, thể hiện ở biểu đồ 3.9.
Biểu đồ 3.9. Đánh giá chung về GV và chất lượng giảng dạy của GV Khoa Ngoại ngữ
SV lớp K9HV2 đồng ý ở mức cao đối với các nhận định GV NN1 có năng lực, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững chắc giúp nâng cao chất lượng giảng dạy môn học tốt và tạo động cơ học tập cho SV. Trong khi đó, hầu hết SV lớp K9HV2 lại có thái độ phân vân với nhận định rằng GV NN2 có năng lực, có kiến thức và chuyên môn vững chắc, hầu hết đều cho rằng chất lượng giảng dạy môn học của GV NN2 chưa tốt, cách dạy của GV chưa tạo động cơ học tập cho SV.