7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Kết quả tự đánh giá tính TCHT của SV
3.2.1. Tính TCHT của SV Khoa CN May – Giày
Tại Khoa CN May – Giày, tác giả chọn lớp K8GD1 để khảo sát. Lớp K8GD1 nghĩa là lớp chuyên ngành Quản lý sản xuất – CN Da giày với 32 SV được khảo sát. Thời điểm khảo sát đang là năm thứ 2 của lớp K8GD1. Kết quả tự đánh giá tính THCT của SV lớp K8GD1 khi học tại lớp của 2 GV MG1 và GV MG2 được biểu diễn ở biểu đồ 3.13.
Biểu đồ 3.13. Biểu hiện TCHT của SV Khoa CN May – Giày
Quan sát biểu đồ 3.13, ta có thể dễ dàng nhận thấy biểu hiện TCHT của SV lớp K8GD1 khi học với GV MG1 cao hơn so với khi học cùng GV MG2, trong đó
biểu hiện chênh lệch lớn nhất là tiêu chí số 10: “Khi không hiểu một nội dung trong
bài giảng của GV, luôn đề nghị GV giải thích lại ngay trong giờ học hoặc hỏi GV trong giờ giải lao hoặc khi đã kết thúc buổi học” với mức chênh lệch 0,75 điểm.
Đây là biểu hiện của thái độ học tập đúng đắn, nhu cầu nhận thức, khát khao hiểu biết của SV, hay đòi hỏi GV giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ… Tuy nhiên, hành động này cũng phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó, yếu tố khách quan là GV đóng vai trò quan trọng, bởi nếu GV có khuyến khích,
68
hoan nghênh việc SV đặt câu hỏi thì SV mới dám làm, lập luận này được củng cố hơn qua kết quả phỏng vấn SV như trong hộp 3.7
Hộp 3.7. Phỏng vấn sâu SV Khoa CN May – Giày về biểu hiện TCHT
Ngoài ra, biểu hiện “Chăm chú lắng nghe GV giảng bài” ở cả hai môn học
của 2 GV đều cao trên 4,0 điểm và biểu hiện này được SV đồng ý nhiều hơn khi học với GV MG2 (mặc dù chênh lệch không đáng kể). Điều này đã được nhắc đến khi phỏng vấn SV ở phần trên (hộp 3.2 và 3.7) với lý giải rằng do GV quá nghiêm khắc, SV có phần “sợ” GV nên phải tập trung nghe giảng, không dám làm việc riêng. Mặc dù cách dạy của GV MG2 làm biểu hiện tập trung nghe giảng tăng lên nhưng do xuất phát từ sự áp lực, không thật sự hứng thú nên nhiều khả năng xuất hiện biểu hiện SV bị phân tâm, chia trí, đồng thời các biểu hiện tích cực khác của
SV đều giảm đi đáng kể, trong đó biểu hiện “thường xuyên xung phong phát biểu” và “thường xuyên xung phong giải các bài tập, tình huống” đạt thấp nhất với trung
bình 3,22 điểm.
Kết quả phỏng vấn sâu GV giúp ta có cái nhìn rõ hơn hơn về biểu hiện TCHT của SV lớp K8GD1, thể hiện ở hộp 3.8.
“Cô MG1 luôn khuyến khích các bạn là có câu hỏi gì về nội dung vừa giảng không? Và khi có bất kỳ câu hỏi nào, cô đều rất sẵn lòng giải thích và giảng lại một cách kỹ càng, chậm rãi. Bởi cô rất vui vẻ và thân thiện, nên khi có bất kỳ vấn đề gì không hiểu, không chỉ em mà các bạn khác luôn mạnh dạn xin cô hướng dẫn thêm.
Trong khi đó, cô MG2 thì khó lắm, cô cũng khuyến khích các bạn đặt câu hỏi, nhưng vì e sợ cô nên nhiều khi em và các bạn không dám hỏi” (T, SV nữ, lớp K8GD1).
69
Hộp 3.8. Phỏng vấn sâu GV Khoa CN May – Giày về biểu hiện TCHT của SV
Kết quả phỏng vấn GV cho thấy một biểu hiện TCHT của SV mà GV MG2 khá đề cao đó là chuẩn bị bài trước khi đến lớp và xem lại bài cũ sau khi kết thúc buổi học, tuy nhiên SV lớp K8GD1 chưa đáp ứng được yêu cầu của GV. Biểu đồ 3.13 cho thấy mức độ đồng ý của SV ở 2 biểu hiện này khi học với GV MG2 (tiêu chí 12 và 14) đều thấp hơn dưới 3,5 điểm. Biểu hiện này của SV khi học với GV MG1 được SV đồng ý cao hơn nhưng cũng đạt dưới 3,9 điểm.
Kết quả đánh giá nhóm biểu hiện về các mặt TCHT của SV thể hiện qua biểu đồ 3.14.
Biểu đồ 3.14. Biểu hiện các mặt TCHT của SV Khoa CN May – Giày “Trong giờ học, SV rất chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu, đặc biệt khi triển khai làm việc nhóm, các em rất thích thú và chủ động xếp quây bàn ghế lại làm việc rất tích cực. Trong quá trình làm việc nhóm, các em rất hay đặt câu hỏi, tôi phải đến từng nhóm để giải thích cặn kẽ” (GV MG1).
“Trong lớp, SV rất ngoan và chăm chú nghe giảng, mỗi khi tôi đặt câu hỏi, ra bài tập đều có SV xung phong, phát biểu. Tuy nhiên, SV rất lười chuẩn bị bài trước khi đến lớp cũng như ôn lại bài cũ, nhiều khi hỏi đến bài cũ hoặc bài mới cả lớp đều im lặng mà chẳng có ý kiến nào” (GV MG2).
70
Quan sát biểu đồ 3.14 cho thấy SV lớp K8GD1 khi học với GV MG1 có biểu hiện học tập tích cực hơn so với khi học cùng GV MG2, trong đó điểm trung bình các mặt biểu hiện TCHT của SV khi học với GV MG1 đều đạt từ 4,0 điểm trở lên. Ngoại trừ các biểu hiện về sự nỗ lực của ý chí và kết quả lĩnh hội phụ thuộc khá nhiều vào phẩm chất và năng lực cá nhân cho kết quả đánh giá không chênh lệch nhiều. Còn các biểu hiện về mặt nhận thức, thái độ, hành vi thường phụ thuộc vào yếu tố khách quan – GV nhiều hơn thì đem lại kết quả có sự chênh lệch đáng kể, cho thấy sự khác nhau về biểu hiện TCHT của SV khi học với 2 GV có năng lực khác nhau. Cụ thể, với môn học do GV MG1 giảng dạy, SV đồng ý ở mức độ cao rằng bản thân yêu thích và đánh giá cao giá trị của môn học, SV thực sự hứng thú với môn học, trong giờ học chăm chú nghe giảng bài, tham gia tích cực các hoạt động được tổ chức trong lớp học, khi về nhà xem lại bài, hoàn thành các nhiệm vụ học tập, chuẩn bị bài và kết quả sau cùng là lĩnh hội được những kiến thức và kỹ năng cần thiết của môn học. Những biểu hiện nói trên xuất hiện ít hơn khi SV học với GV MG2.
Tiến hành kiểm định trị trung bình biểu hiện TCHT của SV lớp K8GD1 khi học với 2 GV cho kết quả như trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kiểm định trị trung bình biểu hiện TCHT của SV Khoa CN May – Giày
GV N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Tính TCHT
của SV
MG1 32 4,056 0,561 0,099
MG2 32 3,716 0,348 0,061
Kết quả kiểm định t cho giá trị sig. = 0,005 (Bảng 4.10 – Phụ lục 4), giúp tác giả đi đến kết luận rằng tính TCHT của SV khi học với GV MG1 cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với khi học với GV MG2. Kết quả cho thấy SV khi học với
sự hướng dẫn của GV MG1 có biểu hiện TCHT ở mức độ Rất tích cực với điểm
trung bình chung đạt 4,056điểm; còn khi SV học với GV MG2 có biểu hiện TCHT
71
3.2.2. Tính TCHT của SV Khoa Quản trị
Tại Khoa Quản trị, tác giả chọn lớp K8QT1 ,2 để khảo sát. Lớp K8QT1 ,2 nghĩa là lớp Quản trị Kinh doanh 1 và 2 với tổng số 90 SV được khảo sát. Thời điểm khảo sát đang là năm thứ 2 của lớp K8QT1 ,2. Kết quả tự đánh giá tính THCT của SV lớp K8QT1 ,2 khi học dưới sự hướng dẫn của 2 GV QT1 và GV QT2 được biểu diễn ở biểu đồ 3.15.
Biểu đồ 3.15. Biểu hiện TCHT của SV Khoa Quản trị
Biều đồ 3.15 cho thấy các biểu hiện TCHT của SV lớp K8QT1 ,2 dưới sự hướng dẫn của GV QT1 đều cao hơn so với khi học cùng GV Nguyễn H.S. Trong
đó, sự chênh lệch lớn xảy ra ở tiêu chí số 1: “Yêu thích và đánh giá cao giá trị môn
học” và tiêu chí 2: “Thực sự hứng thú với môn học”, với điểm trung bình đều đạt
trên mức 4,0 điểm, cho thấy cách dạy của GV QT1 đã giúp SV nâng cao nhận thức và thái độ đối với môn học. Có thể nói, hứng thú với môn học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao tính TCHT của SV, giúp tạo động cơ, nhu cầu và kích thích việc sử dụng các chức năng tâm lý cấp cao vào việc học tập và kết quả tất yếu là SV sẽ có thái độ và hành vi học tập tích cực tương ứng. SV nhận xét:
72
Hộp 3.9. Phỏng vấn sâu SV Khoa Quản trị về biểu hiện TCHT (1)
Ngoài ra, có 2 biểu hiện TCHT của SV khi học với GV QT2 được đánh giá
cao hơn là “thường xuyên xung phong giải đáp các bài tập và tình huống môn học
mà GV đưa ra” và “luôn đề nghị GV giải thích lại ngay trong giờ học về nội dung không hiểu”, điều này được giải thích rõ hơn qua kết quả phỏng vấn SV ở hộp 3.10.
Hộp 3.10. Phỏng vấn sâu SV Khoa Quản trị về biểu hiện TCHT (2)
Về biểu hiện TCHT của SV, phía GV cũng có nhận xét và quan điểm đánh giá riêng của mình, thể hiện qua kết quả phỏng vấn sâu GV ở hộp 3.11.
“SV rất chăm chú nghe giảng, có ý thức xây dựng bài, làm việc nhóm tích cực, chuẩn bị bài tập nhóm tốt, trình bày và lập luận vấn đề khá sâu sắc và sáng tạo, tuy nhiên vẫn còn một số nhóm thụ động và chưa thật sự đầu tư cho phần thuyết trình. Nhìn chung nhiều SV có biểu hiện học tập tích cực” (GV QT1).
“Hầu như tất cả các bạn đều mong đến giờ học của thầy QT1, thầy ít khi điểm danh nhưng lớp học bao giờ cũng đông đủ. SV như bị hút vào bài giảng của thầy, thầy khéo léo dẫn dắt cả lớp vào các tình huống thực tế và đề nghị lớp đưa ra hướng giải quyết, các nhóm đều tích cực suy nghĩ và đưa ra hướng giải quyết, nhiều nhóm đưa ra cách giải quyết thầy còn khen là rất sáng tạo, cả thầy cũng chưa nghĩ đến” (Q, SV nữ, lớp K8QT2).
“Vì môn học của thầy QT2 có nhiều bài tập, thầy S hay khuyến khích SV xung phong giải bài tập để cộng điểm vào điểm quá trình. Bên cạnh đó, việc đề nghị thầy giảng lại nội dung không hiểu thường là những ý kiến tự phát (dạng nói leo) khá thường xuyên xảy ra, do giờ học cũng không được trật tự cho lắm” (D, SV nam, lớp K8QT2).
73
Hộp 3.11. Phỏng vấn sâu GV Khoa Quản trị về biểu hiện TCHT của SV
Song song với kết quả khảo sát biểu hiện TCHT của SV ở từng tiêu chí là kết quả đánh giá các mặt TCHT của SV cũng cho thấy biểu hiện TCHT của SV khi học dưới sự hướng dẫn của GV QT1 cũng cao hơn đáng kể khi SV học với GV QT2, thể hiện cụ thể ở biểu đồ 3.16.
Biểu đồ 3.16. Biểu hiện các mặt TCHT của SV Khoa Quản trị
Điều dễ dàng nhận thấy nhất ở GV QT1 làm được hơn so với GV QT2 là đã giúp SV tạo lập được nhận thức đúng đắn về môn học, qua đó SV yêu thích và đánh giá cao giá trị môn học hơn, từ đó có thái độ học tập đúng đắn và hành vi học tập tích cực hơn. Các mặt biểu hiện TCHT của SV khi học dưới sự hướng dẫn của GV QT1 đều cao hơn thấy rõ so với khi học với GV QT2. Với cỡ mẫu tương đối lớn, nên kết quả so sánh tính TCHT của SV khi học với 2 GV có ý nghĩa về mặt thống kê, thể hiện ở bảng 3.6.
“Lớp học nhiều khi không trật tự cho lắm, một số SV ở dưới cuối lớp học vẫn còn nói chuyện riêng, không chú ý nghe giảng. Tuy nhiên, có một điều làm tôi khá hài lòng là nhiều SV tích cực xung phong giải bài tập chứng minh các em hiểu bài, khi các em không hiểu bài cũng mạnh dạn hỏi cho thấy mức độ tương tác giữa GV và SV tốt” (GV QT2).
74
Bảng 3.6. Kiểm định trị trung bình biểu hiện TCHT của SV Khoa Quản trị
GV N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Tính TCHT
của SV
QT1 90 3,778 0,429 0,045
QT2 90 3,552 0,397 0,041
Kết quả kiểm định t cho giá trị sig. = 0,000 (Bảng 4.12 – Phụ lục 4), giúp tác giả kết luận rằng tính TCHT của SV khi học với GV QT1 cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với khi học với GV QT2. Kết quả cho thấy SV khi học với sự
hướng dẫn của GV QT1 có biểu hiện TCHT ở mức độ Tích cực với điểm trung bình chung đạt 3,778 điểm; còn khi SV học với GV QT2 có biểu hiện TCHT ở mức độ
Bình thường với điểm trung bình chung đạt 3,552 điểm
3.2.3. Tính TCHT của SV Khoa Ngoại ngữ
Tại Khoa Ngoại ngữ, tác giả chọn lớp K9HV2 để khảo sát. Lớp K9HV2 nghĩa là lớp Tiếng Hoa Thương mại 2 với 33 SV được khảo sát. Thời điểm khảo sát đang là năm thứ 1 của lớp K9HV2. Kết quả tự đánh giá tính THCT của SV lớp K9HV2 học dưới sự hướng dẫn của 2 GV NN1 và GV NN2 được biểu diễn ở biểu đồ 3.17.
Biểu đồ 3.17. Biểu hiện TCHT của SV Khoa Ngoại ngữ
Có sự chênh lệch rõ ràng và mức chênh lệch cao về biểu hiện TCHT của SV lớp K9HV2 khi học với 2 GV NN1 và GV NN2. SV học dưới sự hướng dẫn của
75
GV NN1 được đánh giá có năng lực cao hơn đã thể hiện tính TCHT tốt hơn so với khi học với GV NN2. Trong đó, tiêu chí số 1 và 2 (về nhận thức và thái độ) có biểu hiện khác nhau và chênh lệch rõ rệt khi học với 2 GV khác nhau (chênh lệch trên 1,18 điểm). Điều này cũng đã xảy ra tương tự ở Khoa CN May – Giày và Khoa Quản trị. Nên tác giả có thể kết luận sơ bộ rằng năng lực GV có ảnh hưởng làm tăng nhận thức và hứng thú tích cực của SV đối với môn học. Các biểu hiện TCHT của SV được xác nhận qua kết quả phỏng vấn sâu ở hộp 3.12.
Hộp 3.12. Phỏng vấn sâu SV Khoa Ngoại ngữ về biểu hiện TCHT
Kỹ năng trình bày và kiến thức sâu rộng của GV NN1 là một thế mạnh giúp thu hút SV đến lớp và chú tâm vào bài giảng. Về vấn đề này thì GV NN2 lại không làm được, ở đây không thể kết luận năng lực kiến thức chuyên môn của cô cao hay thấp, mà chỉ có thể nhận xét rằng năng lực truyền đạt của cô tương đối yếu, chưa nhiệt tình giảng dạy, thiếu sự tương tác với SV, chưa tạo môi trường thuận lợi khuyến khích SV học tập tích cực.
Kết quả phỏng vấn GV cho thấy sự bao quát của GV về biểu hiện TCHT của SV lớp K9HV2 thể hiện ở hộp 3.13
“Cô NN1 giảng bài hấp dẫn, liên hệ các vấn đề văn hóa, phong tục thú vị nên thu hút SV chăm chú nghe giảng, giờ học rất thú vị, em rất thích học môn của cô.
Còn giờ học của cô NN2 thì khô cứng, cô ở trên giảng, lớp ở dưới nghe. Cô chỉ giảng như trong sách thôi, chẳng có liên hệ gì nên giờ học nhàm chán, em không thích học môn cô dạy” (S, SV nam, lớp K9HV2).
76
Hộp 3.13. Phỏng vấn sâu GV Khoa Ngoại ngữ về biểu hiện TCHT của SV
Kết quả phỏng vấn GV phản ánh đúng thực trạng biểu hiện TCHT của SV lớp K9HV2 so với kết quả khảo sát SV khi khẳng định rằng SV tham dự giờ học còn thụ động, việc tham gia các hoạt động trên lớp còn ít, chủ yếu là những SV có học lực khá trở lên. Tuy nhiên, cách tiếp cận vấn đề của 2 GV rất khác nhau, GV NN1 thì cho rằng lý do ở đây là bởi SV còn bỡ ngỡ vì các em là SV năm thứ nhất, trong khi đó GV NN2 lại nhìn nhận ở khía cạnh tiêu cực khi cho rằng SV lười, không TCHT. Cách đánh giá này phần nào nói lên thái độ của GV có sự khác nhau dẫn đến phong cách giảng dạy cũng khác nhau. Điều này tác động trực tiếp đến biểu hiện TCHT của SV ở các mặt thể hiện qua biểu đồ 3.18.
Biểu đồ 3.18. Biểu hiện các mặt TCHT của SV Khoa Ngoại ngữ