Mối liên hệ giữa mức độ SV đánh giá năng lực người GV và biểu hiện

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của năng lực người giảng viên đến tính tích cực học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng CN&QT Sonadezi) (Trang 97 - 105)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Mối liên hệ giữa mức độ SV đánh giá năng lực người GV và biểu hiện

TCHT của SV Khoa CN May – Giày.

Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) được trình bày chi tiết ở Phụ lục 5.1 và thể hiện kết quả như trong bảng 3.9 và 3.10.

Bảng 3.9. Thống kê mô tả điểm trung bình biểu hiện TCHT của SV theo mức đánh giá năng lực của GV Khoa CN May – Giày

Thống kê mô tả

Tính TCHT của SV N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Năng lực rất cao 17 4,349 0,312 0,075

Năng lực cao 24 3,877 0,371 0,075

Năng lực đáp ứng yêu cầu 21 3,584 0,454 0,099

Năng lực thấp 2 3,235 0,332 0,235

Tổng 64 3,886 0,494 0,061

Bảng 3.10. Kết quả phân tích phương sai ANOVA

ANOVA Tổng các bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương Kiểm định F Sig. Giữa các nhóm 6,412 3 2,137 14,273 0,000 Trong các nhóm 8,984 60 0,150 Tổng 15,396 63

Kết quả phân tích phương sai cho mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,000, nên tác giả an tâm bác bỏ giả thuyết H0 và đi đến kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện tính TCHT giữa 4 nhóm SV có đánh giá năng lực GV ở mức độ khác nhau [9, 151]. Đồng thời, quan sát bảng thống kê mô tả 3.9, tác giả thấy rằng mức độ TCHT của SV tăng dần khi mức độ đánh giá năng lực GV tăng. Để thấy rõ hơn sự khác biệt về biểu hiện TCHT giữa các nhóm có mức độ đánh giá năng lực GV khác nhau, tác giả sử dụng dạng kiểm định Dunnet để so sánh trị trung

82

bình của các nhóm với lựa chọn mặc định là nhóm cuối cùng (nhóm đánh giá GV có năng lực thấp), đã cho kết quả như trong bảng 3.11.

Bảng 3.11. So sánh khác biệt biểu hiện TCHT giữa các nhóm SV đánh giá năng lực GV Khoa CN May – Giày

Tính TCHT của SV Dunnett t (2-đầu)

(I) Đánh giá năng lực GV

(J) Đánh giá năng lực GV

Chênh lệch trung

bình (I-J) Sai số chuẩn Sig. Năng lực rất cao Năng lực thấp 1,114* 0,289 0,001

Năng lực cao Năng lực thấp 0,642* 0,284 0,046

Năng lực đáp ứng yêu cầu Năng lực thấp 0,349 0,286 0,330 *. Kiểm định chênh lệch trung bình với mức ý nghĩa 0,05

Bảng 3.11 cho thấy kết quả kiểm định t cho từng cặp nhóm đánh giá năng lực GV. Tác giả thấy chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về biểu hiện TCHT của SV giữa nhóm SV đánh giá GV có năng lực rất cao và năng lực cao với nhóm SV đánh giá GV có năng lực thấp (Sig. < 0,05), nghĩa là những SV đánh giá GV có năng lực cao hoặc rất cao sẽ có biểu hiện TCHT hơn so với những SV đánh giá GV có năng lực thấp [9,153-154]. Trong khi đó, sự khác biệt ý nghĩa về biểu hiện TCHT của SV không xảy ra giữa nhóm SV đánh giá GV có năng lực đáp ứng yêu cầu và nhóm SV đánh giá GV có năng lực thấp. Qua nghiên cứu trường hợp Khoa CN May – Giày, tác giả nhận xét rằng chỉ khi nào SV đánh giá GV có năng lực cao thì SV mới tăng biểu hiện TCHT, cho thấy biểu hiện TCHT của SV chịu ảnh hưởng nhiều bởi mức độ đánh giá năng lực GV, hay nói cách khác, năng lực của GV có mối liên hệ với tính TCHT của SV.

3.3.2. Mối liên hệ giữa mức độ SV đánh giá năng lực người GV và biểu hiện TCHT của SV Khoa Quản trị. TCHT của SV Khoa Quản trị. TCHT của SV Khoa Quản trị.

Kết quả phân tích phương sai được trình bày chi tiết ở Phụ lục 5.2 và thể hiện trong bảng 3.12 và 3.13.

83

Bảng 3.12. Thống kê mô tả điểm trung bình biểu hiện TCHT của SV theo mức đánh giá năng lực của GV Khoa Quản trị

Thống kê mô tả

Tính TCHT của SV N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Năng lực rất cao 17 4,220 0,322 0,078

Năng lực cao 61 3,825 0,314 0,040

Năng lực đáp ứng yêu cầu 80 3,535 0,364 0,040

Năng lực thấp 22 3,266 0,380 0,081

Tổng 180 3,665 0,427 0,031

Bảng 3.13. Kết quả phân tích phương sai ANOVA

ANOVA Tổng các bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương Kiểm định F Sig. Giữa các nhóm 11,627 3 3,876 32,235 0,000 Trong các nhóm 21,161 176 0,120 Tổng 32,788 179

Kết quả phân tích phương sai cho mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,000, vì vậy tác giả kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện tính TCHT giữa 4 nhóm SV có đánh giá năng lực GV ở mức độ khác nhau. Đồng thời, quan sát bảng 3.13 cho thấy mức độ TCHT của SV tăng dần khi mức độ đánh giá năng lực GV tăng. Cụ thể là khi SV đánh giá GV có năng lực càng cao thì điểm trung bình mức độ TCHT của SV càng tăng và ngược lại.

Tác giả tiếp tục sử dụng dạng kiểm định Dunnet để so sánh trị trung bình của các nhóm SV đánh giá năng lực GV với lựa chọn mặc định là nhóm cuối cùng (nhóm đánh giá GV có năng lực thấp), đã cho kết quả như trong bảng 3.14.

84

Bảng 3.14. So sánh khác biệt biểu hiện TCHT giữa các nhóm SV đánh giá năng lực GV Khoa Quản trị

Tính TCHT của SV Dunnett t (2-đầu)

(I) Đánh giá năng lực GV

(J) Đánh giá năng lực GV

Chênh lệch trung

bình (I-J) Sai số chuẩn Sig. Năng lực rất cao Năng lực thấp 0,953* 0,111 0,000

Năng lực cao Năng lực thấp 0,558*

0,086 0,000 Năng lực đáp ứng yêu cầu Năng lực thấp 0,268*

0,083 0,004 *. Kiểm định chênh lệch trung bình với mức ý nghĩa 0,05

Ở Khoa Quản trị, tác giả thấy sự khác biệt có ý nghĩa về biểu hiện TCHT của SV giữa nhóm đánh giá GV có năng lực thấp và tất cả các nhóm đánh giá GV có năng lực cao hơn (Sig. < 0,05), cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa biểu hiện TCHT của SV với mức độ đánh giá năng lực của GV, nghĩa là mức độ TCHT của SV tăng theo mức độ SV đánh giá năng lực GV và ngược lại. Nói cách khác, năng lực của GV có mối liên hệ với tính TCHT của SV.

3.3.3. Mối liên hệ giữa mức độ SV đánh giá năng lực người GV và biểu hiện TCHT của SV Khoa Ngoại ngữ.

Kết quả phân tích phương sai được trình bày chi tiết ở Phụ lục 5.3 và thể hiện như trong bảng 3.15 và 3.16.

Bảng 3.15. Thống kê mô tả điểm trung bình biểu hiện TCHT của SV theo mức đánh giá năng lực của GV Khoa Ngoại ngữ

Thống kê mô tả

Tính TCHT của SV N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Năng lực rất cao 10 4,441 0,365 0,115

Năng lực cao 21 4,121 0,281 0,061

Năng lực đáp ứng yêu cầu 15 3,742 0,399 0,103

Năng lực thấp 10 3,333 0,385 0,121

Năng lực kém 10 2,766 0,676 0,213

85

Bảng 3.16. Kết quả phân tích phương sai

ANOVA Tổng các bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương Kiểm định F Sig. Giữa các nhóm 19,082 4 4,771 27,761 0,000 Trong các nhóm 10,482 61 0,172 Tổng 29,564 65

Kết quả phân tích phương sai cho mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,000, vì vậy tác giả kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện tính TCHT giữa 5 nhóm SV có đánh giá năng lực GV ở mức độ khác nhau. Bảng 3.15 cho thấy mức độ TCHT của SV tăng dần khi mức độ đánh giá năng lực GV tăng. Tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định Dunnet để so sánh trị trung bình của các nhóm với lựa chọn mặc định là nhóm cuối cùng (nhóm đánh giá GV có năng lực kém), đã cho kết quả như trong bảng 3.17.

Bảng 3.17. So sánh khác biệt biểu hiện TCHT giữa các nhóm SV đánh giá năng lực GV Khoa Ngoại ngữ

Tính TCHT của SV Dunnett t (2-đầu)

(I) Đánh giá năng lực GV

(J) Đánh giá năng lực GV

Chênh lệch trung

bình (I-J) Sai số chuẩn Sig. Năng lực rất cao Năng lực kém 1,675*

0,185 0,000

Năng lực cao Năng lực kém 1,354*

0,159 0,000 Năng lực đáp ứng yêu cầu Năng lực kém 0,976*

0,169 0,000

Năng lực thấp Năng lực kém 0,567* 0,185 0,011

*. Kiểm định chênh lệch trung bình với mức ý nghĩa 0,05

Ở Khoa Ngoại ngữ, tác giả tiếp tục thấy sự khác biệt có ý nghĩa xảy ra giữa nhóm đánh giá GV có năng lực kém và tất cả các nhóm đánh giá GV có năng lực cao hơn (Sig. < 0,05), cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa biểu hiện TCHT của SV với mức độ đánh giá năng lực của GV, nghĩa là cứ khi GV được đánh giá cao hơn

86

một bậc thì tính TCHT tăng thêm một bậc và ngược lại. Qua đây, có thể kết luận năng lực của GV có mối liên hệ với tính TCHT.

3.3.4. Mối liên hệ giữa mức độ SV đánh giá năng lực người GV và biểu hiện TCHT của SV Khoa CN Thông tin.

Kết quả phân tích phương sai được trình bày chi tiết ở Phụ lục 5.4 và thể hiện như trong bảng 3.18 và 3.19.

Bảng 3.18. Thống kê mô tả điểm trung bình biểu hiện TCHT của SV theo mức đánh giá năng lực của GV Khoa CN Thông tin

Thống kê mô tả

Tính TCHT của SV N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Năng lực rất cao 9 4,104 0,328 0,109

Năng lực cao 26 3,797 0,403 0,079

Năng lực đáp ứng yêu cầu 16 3,574 0,355 0,088

Năng lực thấp 8 2,941 0,429 0,151

Năng lực kém 5 2,774 0,591 0,264

Tổng 64 3,598 0,559 0,069

Bảng 3.19. Kết quả phân tích phương sai

ANOVA Tổng các bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương Kiểm định F Sig. Giữa các nhóm 10,200 4 2,550 15,824 0,000 Trong các nhóm 9,507 59 0,161 Tổng 19,707 63

Kết quả phân tích phương sai cho mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0,000, vì vậy tác giả kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện tính TCHT giữa 5 nhóm SV có đánh giá năng lực GV ở mức độ khác nhau. Bảng 3.18 cũng cho thấy mức độ TCHT của SV tăng dần khi mức độ đánh giá năng lực GV tăng. Tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định Dunnet để so sánh trị trung bình của các nhóm với lựa chọn

87

mặc định là nhóm cuối cùng (nhóm đánh giá GV có năng lực kém), đã cho kết quả như trong bảng 3.20.

Bảng 3.20. So sánh khác biệt biểu hiện TCHT giữa các nhóm SV đánh giá năng lực GV Khoa CN Thông tin

Tính TCHT của SV Dunnett t (2-đầu)

(I) Đánh giá năng lực GV

(J) Đánh giá năng lực GV

Chênh lệch trung

bình (I-J) Sai số chuẩn Sig. Năng lực rất cao Năng lực kém 1,330*

0,223 0,000

Năng lực cao Năng lực kém 1,023*

0,196 0,000 Năng lực đáp ứng yêu cầu Năng lực kém 0,800*

0,205 0,001

Năng lực thấp Năng lực kém 0,167 0,228 0,812

*. Kiểm định chênh lệch trung bình với mức ý nghĩa 0,05

Ở Khoa CN Thông tin, tác giả thấy rõ sự khác biệt có ý nghĩa xảy ra giữa nhóm đánh giá GV có năng lực kém và các nhóm đánh giá GV có năng lực từ mức đáp ứng yêu cầu trở lên (Sig. < 0,05), trong khi đó, sự khác biệt ý nghĩa về biểu hiện TCHT của SV không xảy ra giữa nhóm SV đánh giá GV có năng lực thấp và năng lực kém. Qua đây, có thể nhận xét ở trường hợp Khoa CN Thông tin rằng chỉ khi nào SV đánh giá GV có năng lực cao thì SV mới tăng biểu hiện TCHT, cho thấy biểu hiện TCHT của SV chịu ảnh hưởng nhiều bởi năng lực GV, hay nói cách khác, năng lực của GV có mối liên hệ với tính TCHT của SV.

Tóm lại

Qua quá trình phân tích ở trên, tác giả thấy được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện tính TCHT giữa các nhóm SV có đánh giá năng lực GV ở mức độ khác nhau. Tổng hợp dữ liệu khảo sát thu thập được từ 4 Khoa, tác giả có được dữ liệu tổng về kết quả SV đánh giá năng lực GV và tính TCHT của SV Trường Cao đẳng Sonadezi. Tiến hành phân tích phương sai cho kết quả được trình bày chi tiết ở Phụ lục 5.5 và thể hiện như trong bảng 3.21, 3.22 và 3.23.

88

Bảng 3.21. Thống kê mô tả điểm trung bình biểu hiện TCHT của SV theo mức đánh giá năng lực của GV Trường

Thống kê mô tả

Tính TCHT của SV N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

Năng lực rất cao 53 4,283 0,338 0,046

Năng lực cao 132 3,876 0,353 0,030

Năng lực đáp ứng yêu cầu 132 3,571 0,383 0,033

Năng lực thấp 42 3,219 0,400 0,061

Năng lực kém 15 2,768 0,628 0,162

Tổng 374 3,708 0,519 0,026

Bảng 3.22. Kết quả phân tích phương sai

ANOVA Tổng các bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương Kiểm định F Sig. Giữa các nhóm 47,036 4 11,759 80,757 0,000 Trong các nhóm 53,730 369 0,146 Tổng 100,767 373

Bảng 3.23. So sánh khác biệt biểu hiện TCHT giữa các nhóm SV đánh giá năng lực GV Trường

Tính TCHT của SV Dunnett t (2-đầu)

(I) Đánh giá năng lực GV

(J) Đánh giá năng lực GV

Chênh lệch trung

bình (I-J) Sai số chuẩn Sig. Năng lực rất cao Năng lực kém 1.514* 0,111 0,000

Năng lực cao Năng lực kém 1.107*

0,103 0,000 Năng lực đáp ứng yêu cầu Năng lực kém 0,802* 0,103 0,000

Năng lực thấp Năng lực kém 0,450* 0,114 0,000

89

Các kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện TCHT giữa 5 nhóm SV có đánh giá năng lực GV ở mức độ khác nhau, đồng thời mức độ TCHT của SV tăng dần khi mức độ đánh giá năng lực GV tăng. Kiểm định Dunnet cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa xảy ra giữa nhóm đánh giá GV có năng lực kém và tất cả các nhóm đánh giá GV có năng lực cao hơn. Vì vậy, tác giả có thể đi đến kết luận rằng biểu hiện TCHT của SV liên hệ mật thiết với mức độ đánh giá năng lực GV, hay nói cách khác, năng lực của GV có mối liên hệ với tính TCHT của SV.

Nhằm lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa năng lực người GV và tính TCHT của SV, tác giả sử dụng đại lượng thống kê là hệ số tương quan Pearson (r) để xem xét mối quan hệ giữa năng lực GV và tính TCHT của SV. Kết quả phân tích tương quan cho hệ số tương quan cao là 0,713 với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 (Phụ lục 6). Điều này cho thấy rằng giữa năng lực GV (dựa trên đánh giá của SV) và biểu hiện TCHT của SV có mối liên hệ thuận khá chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của năng lực người giảng viên đến tính tích cực học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng CN&QT Sonadezi) (Trang 97 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)