7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1.2. Nghiên cứu định tính
Để nghiên cứu sâu về mối liên hệ giữa năng lực của GV và tính TCHT của SV, làm cơ sở giải thích cho các số liệu thống kê trong nghiên cứu, tác giả sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn sâu GV và SV các lớp được khảo sát với bảng phỏng vấn như trong Phụ lục 2A và Phụ lục 2B.
47
Về phía GV: tác giả phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu đánh giá của GV về mức độ biểu hiện TCHT của SV lớp mình đang giảng dạy, đánh giá những việc đã thực hiện và cảm nhận của GV về hiệu quả giảng dạy.
Về phía SV: tác giả phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu những đánh giá của SV về năng lực giảng dạy của GV dựa trên 6 nhân tố là: kiến thức chuyên môn, kỹ năng truyền đạt, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, quản lý lớp học, sự nhiệt tình, thân thiện và sự hỗ trợ của GV, đồng thời, tìm hiểu những ảnh hưởng của các nhân tố này đến biểu hiện TCHT của SV. Tác giả cũng muốn tìm hiểu tính TCHT của SV biểu hiện ở các mặt nhận thức, thái độ, hành vi, sự nỗ lực, kết quả lĩnh hội; các nguyên nhân của một số biểu hiện TCHT đặc biệt trong kết quả thống kê để giải thích cho những sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của SV. 2.2.2. Trình tự nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo 2 giai đoạn: thử nghiệm và chính thức
Bảng 2.2. Các bước nghiên cứu
Thứ tự Giai đoạn Phương pháp Kỹ thuật 1 Thử nghiệm Định lượng Khảo sát ý kiến của 41 SV
2 Chính thức
Định lượng Khảo sát ý kiến của 374lượt SV Định tính Phỏng vấn sâu 8 GV
2.2.2.1. Nghiên cứu thử nghiệm
Phiếu khảo sát sau khi thiết kế được tiến hành khảo sát thử đối với 41 SV được chọn ngẫu nhiên từ các khoa trong trường. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích kết quả thu thập được bằng phần mềm SPSS để tính độ tin cậy của phiếu khảo sát thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Qua đó các biến có tương quan tổng nhỏ hơn 0,3 (<0,3) được chỉnh sửa (thông qua phản hồi của các SV được khảo sát) và bảng hỏi được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu (>0,7).
48
Bảng 2.3. Hệ số tin cậy của phiếu khảo sát thử nghiệm
Hệ số Cronbach’s Alpha Số câu hỏi
0,8987 41
2.2.2.2. Nghiên cứu chính thức a. Nghiên cứu định lượng a. Nghiên cứu định lượng
Tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng bằng cách khảo sát ý kiến của 374 lượt SV thông qua bảng hỏi về năng lực giảng dạy của 8 GV ở môn học cụ thể để tìm ra mối liên hệ giữa năng lực người GV và tính TCHT của SV, được diễn giải chi tiết theo cách thức chọn mẫu nghiên cứu dưới đây:
Mẫu nghiên cứu GV
Tác giả chủ trương tổ chức đánh giá những GV giảng những môn cơ sở ngành nhằm giảm thiểu những sai số liên quan đến tính chất môn học (theo quan niệm chung: SV thường ít hứng thú đối với những môn học đại cương, trong khi đó những môn chuyên ngành thì SV thường học tập chăm chỉ hơn).
Tại mỗi khoa, tác giả chọn ra 2 GV dựa trên kết quả đánh giá môn học hằng năm của Trường gồm: 1 GV có điểm đánh giá cao và 1 GV có điểm đánh giá thấp hơn để tiến hành khảo sát và đánh giá.
Trường hiện có 5 khoa, tuy nhiên tác giả không tổ chức nghiên cứu tại khoa Xây dựng do tất cả GV của Khoa đều có điểm đánh giá hằng năm đạt trên 4,0/5,0, không có sự chênh lệch trong kết quả đánh giá của SV về chất lượng giảng dạy của GV, có thể gây khó khăn cho việc phân tích kết quả. Bên cạnh đó, SV khoa CN Thông tin có những đặc điểm nhân khẩu học tương đối giống với khoa Xây dựng nên kết quả nghiên cứu dự kiến có sự tương đồng giữa hai khoa.
Mẫu nghiên cứu SV
Tác giả tổ chức nghiên cứu khảo sát trên lớp tương ứng mà GV tham gia giảng dạy với số lượng cụ thể như sau:
49
Bảng 2.4. Chi tiết mẫu khảo sát nghiên cứu định lượng
Stt Môn học Giảng viên Giới tính Trình độ Điểm đánh giá học kỳ gần nhất Lớp Số lượng SV Khoa 1 CSN1 MG1 Nữ ThS 4,42 K8GD1 32 CN May – Giày 2 CSN2 MG2 Nữ CN 3,98 K8GD1 32 3 CSN3 QT1 Nam ThS 4,28 K8QT1,2 90 Quản trị 4 CSN4 QT2 Nam ThS 3,82 K8QT1,2 90 5 CSN5 NN1 Nữ ThS 4,34 K9HV2 33 Ngoại ngữ 6 CSN6 NN2 Nữ CN 3,65 K9HV2 33 7 CSN7 IT1 Nam CN 4,04 K8CNTT1 32 CN Thông tin 8 CSN8 IT2 Nam ThS 3,87 K8CNTT1 32 Tổng cộng 374
Toàn bộ số phiếu khảo sát và dữ liệu thu được sẽ được mã hóa và phân tích bằng phần mềm SPSS.
b. Nghiên cứu định tính
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn không cấu trúc trong quá trình phát phiếu khảo sát để hiểu rõ hơn về các lựa chọn của SV.
Phòng vấn sâu 8 GV khi GV kết thúc một buổi giảng tại lớp được khảo sát. Phỏng vấn sâu 8 SV sau khi hoàn thành việc nhập dữ liệu và phân tích thống kê sơ bộ nhằm tìm hiểu chủ yếu về những biểu hiện của GV và mối quan hệ giữa các biến số hoặc giải thích cho số liệu trong kết quả thống kê. Chọn từ mỗi lớp 2 SV để phỏng vấn với những sự khác nhau về giới tính và kết quả học tập xếp loại Khá trở lên, cụ thể là:
1. SV T. Nữ. Lớp K8GD1. Học lực: Khá 2. SV A. Nam. Lớp K8GD1. Học lực: Khá
50 3. SV Q. Nữ. Lớp K8QT2. Học lực: Khá 4. SV D. Nam. Lớp K8QT2. Học lực: Giỏi 5. SV P. Nữ. Lớp K9HV2. Học lực: Khá 6. SV S. Nam. Lớp K9HV2. Học lực: Giỏi 7. SV L. Nữ. Lớp K8CNTT1. Học lực: Khá 8. SV V. Nam. Lớp K8CNTT1. Học lực: Xuất sắc 2.2.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 187 SV, gồm 80 nam và 107 nữ, tập trung tại 4 Khoa trong Trường gồm: khoa CN May – Giày: 32 SV, khoa Quản trị: 90 SV, khoa Ngoại ngữ: 32 SV và khoa CN Thông tin: 32 SV. Mẫu nghiên cứu chủ yếu là SV năm thứ hai với 154 SV và năm thứ nhất với 33 SV. Kết quả học tập của SV trải đều theo các mức xếp loại từ yếu đến xuất sắc (tập trung ở mức trung bình và trung bình khá), thể hiện ở các biểu đồ dưới đây.
Bảng 2.5. Phân loại kết quả học tập của mẫu nghiên cứu
Stt Xếp loại Số lượng Tỷ lệ % 1 Xuất sắc 1 0,5 2 Giỏi 5 2,7 3 Khá 41 21,9 4 Trung bình khá 92 49,2 5 Trung bình 46 24,6 6 Yếu 2 1,1 Tổng 187 100
Số phiếu khảo sát phát ra là 374, số phiếu thu về là 374 phiếu, do sĩ số lớp nhỏ, tác giả có điều kiện đến trực tiếp lớp để phát và giám sát việc đánh giá của SV nên tỷ lệ thu về là 100%, tất cả các phiếu đều hợp lệ. Số phiếu khảo sát dùng để xử lý là 374 phiếu.
51
Bảng 2.6. Tổng hợp phiếu khảo sát
Stt Khoa Số lượng Tổng
Năm nhất Năm hai
1 CN May – Giày 64 64
2 Quản trị 180 180
3 Ngoại ngữ 66 66
4 CN Thông tin 64 64
Tổng 66 310 374
2.2.4. Độ tin cậy của phiếu khảo sát
Kết quả Cronbach Alpha của 41 biến thuộc phiếu khảo sát được trình bày trong Bảng 3.2 – Phụ lục 3. Các hệ số tương quan biến tổng (item total corelation) của các biến đều lớn hơn tiểu chuẩn cho phép là 0,3. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo = 0,949 và các hệ số Alpha nếu như loại bỏ bớt 1 mục hỏi nào đó (Alpha If item deleted) đều nhỏ hơn hoặc bằng 0,949 (≤ 0,949) cho thấy thang đo có độ tin cậy cao và được chấp nhận để đo ảnh hưởng của năng lực giảng dạy của GV đến tính TCHT của SV tại Trường Cao đẳng Sonadezi.
Kết quả phân tích thống kê hệ số tin cậy Cronbach Alpha 2 thang đo Năng
lực giảng dạy của GV và thang đo Tính TCHT của được trình bày chi tiết trong
Bảng 3.4 và 3.6 – Phụ lục 3. Theo đó, thang đo Năng lực giảng dạy GV có hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt 0,919 và thang đo Tính TCHT của SV có hệ số tin cậy Cronbach Alpha đạt 0,869. Tất cả hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường
thành phần đều đạt giá trị lớn hơn 0,4. Có thể nói, thang đo thiết kế trong luận văn có ý nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết.
Với mục đích thống nhất cách đánh giá năng lực của GV và tính TCHT của SV, tác giả quy ước các mức độ dựa điểm trung bình chung các tiêu chí đánh giá tương ứng các mức độ sau:
Mức độ năng lực GV
52
- 4,00 – 4,49 điểm: GV có năng lực cao
- 3,50 – 3,99 điểm: GV có năng lực đáp ứng yêu cầu - 3,00 – 3,49 điểm: GV có năng lực thấp
- Dưới 3,00 điểm: GV có năng lực kém
Mức độ TCHT của SV - Trên 4,00 điểm: Rất tích cực - 3,75 – 3,99 điểm: Tích cực - 3,25 – 3,74 điểm: Bình thường - 3,00 – 3,24 điểm: Chưa tích cực - Dưới 3,00 điểm: Không tích cực Kết luận chương 2
Chương 2 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp và quy trình thiết kế mẫu và xây dựng công cụ đo lường. Nội dung chương này đã giải quyết các vấn đề sau:
(i) Từ mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả chọn từ 4 Khoa trong Trường mỗi Khoa 2 GV với tiêu chí 1 GV được đánh giá cao và 1 GV được đánh giá thấp hơn (dựa trên kết quả đánh giá môn học hằng năm của Trường) để so sánh và tìm ra mối liên hệ giữa mức độ đánh giá năng lực và tính TCHT của SV. (ii) Xây dựng công cụ đo lường (Phiếu khảo sát, Bảng phỏng vấn) để tìm mối
liên hệ giữa mức độ đánh giá năng lực GV và biểu hiện TCHT của SV. (iii) Khảo sát thử nghiệm và đánh giá độ tin cậy của công cụ đo lường. Kết quả
đánh giá cho thấy công cụ đo lường được xây dựng là phù hợp để tiến hành nghiên cứu chính thức. Công cụ đo lường khi đưa vào nghiên cứu chính thức cũng đạt hệ số tin cậy rất cao.
53
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả SV đánh giá năng lực GV
3.1.1. Kết quả SV đánh giá năng lực GV Khoa CN May – Giày
GV Khoa CN May – Giày được tổ chức khảo sát là 2 GV nữ, trong đó: GV MG1 có học vị thạc sĩ, 36 tuổi, có thâm niên giảng dạy 7 năm, GV MG2 có học vị cử nhân, 45 tuổi, có thâm niên giảng dạy trên 10 năm.
So sánh điểm đánh giá trung bình tiêu chí năng lực của 2 GV được thể hiện qua biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.1. Điểm đánh giá trung bình tiêu chí năng lực GV Khoa CN May – Giày
Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình của hầu hết các tiêu chí về năng lực của GV MG1 cao hơn so với GV MG2, với mức chênh lệch cao nhất là 0,97 điểm (tiêu chí 13). Kết quả khảo sát cũng cho thấy điểm mạnh của GV MG1 là áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, kết hợp dạy lý thuyết và lượng bài tập thực hành hợp lý, thường xuyên di chuyển trong lớp học, thân thiện, cởi mở, luôn sẵn sàng giúp đỡ SV… thể hiện ở các tiêu chí liên quan (tiêu chí số 5, 8, 14, 19 và 21) đều có giá trị trung bình đạt trên 4,50 điểm. Kết quả phỏng vấn sâu SV về GV MG1 được thể hiện ở hộp 3.1.
54
Hộp 3.1. Phỏng vấn sâu SV về GV MG1
Trong khi đó, hầu hết các tiêu chí của GV MG2 được SV đánh giá thấp hơn, đặc biệt là các tiêu chí về giao tiếp và thái độ. Tuy nhiên, vẫn có tiêu chí GV MG2 được đánh giá cao hơn là tiêu chí số 1 và 2, đây là những tiêu chí thuộc về kiến thức chuyên môn của GV. Ngoài ra, những tiêu chí khác thuộc về kiến thức chuyên môn và các tiêu chí tư vấn, hỗ trợ SV của GV MG2 được đánh giá cao trên 4,0 điểm. Kết quả phỏng vấn sâu SV giải thích rõ hơn về vấn đề này, thể hiện trong hộp 3.2.
Hộp 3.2. Phỏng vấn sâu SV về GV MG2
Điểm đánh giá của 2 GV ở nhiều tiêu chí chênh lệch nhau, dẫn đến kết quả đánh giá các nhân tố năng lực cũng chênh lệch, thể hiện qua biểu đồ 3.2.
“Chúng em cũng hơi sợ cô nên trong lớp không dám làm việc riêng mà phải tập trung nghe giảng bài. Em nhận thấy cô có kiến thức chuyên môn rất sâu và vững chắc, cô giảng bài cũng dễ hiểu lắm, nhưng do không khí học tập hơi cẳng thẳng nên em thấy nhiều bạn không hứng thú lắm” (T, SV nữ, lớp K8GD1). “Cô MG2 rất nghiêm khắc trong quá trình giảng bài, trong giờ học của cô các bạn đều phải nghiêm túc, không được tự nhiên phát biểu ý kiến. Cô chỉ giảng thôi, chẳng làm việc nhóm bao giờ” (A, SV nam, lớp K8GD1).
“Cô MG1 là rất vui vẻ, hòa đồng và thân thiện với SV. Chúng em rất yêu quý cô” (T, SV nữ, lớp K8GD1).
“Cô rất thường xuyên cho SV làm việc nhóm với nhau qua những bài tập tình huống thực tế. Cách cô giao bài tập thúc đẩy mọi người làm việc nhóm nghiêm túc. Cô thường xuyên theo dõi động viên các nhóm làm việc, làm cho mọi người cảm thấy được khuyến khích và làm việc hết mình” (A, SV nam, lớp K8GD1).
55
Biểu đồ 3.2. Điểm đánh giá trung bình các nhân tố năng lực GV Khoa CN May – Giày
Điểm đánh giá trung bình các nhân tố năng lực của GV cho thấy GV MG2 được SV đánh giá cao hơn GV MG1 về mặt chuyên môn. Đều này có thể giải thích bởi GV MG2 có kinh nghiệm công tác chuyên môn lẫn giảng dạy mặc dù chỉ có học vị cử nhân. Trong khi đó, các nhân tố năng lực còn lại đều đạt điểm trung bình thấp hơn bởi ảnh hưởng của một số tiêu chí có điểm đánh giá thấp: không thường xuyên sử dụng các tài liệu đa dạng và phương tiện nghe nhìn trong quá trình giảng dạy, chưa tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái, không tổ chức kiểm tra sau khi kết thúc một phần nội dung, chưa thể hiện sự nhiệt tình, thân thiện và cởi mở trong giao tiếp với SV.
Để so sánh năng lực của 2 GV, tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể – trường hợp mẫu độc lập (Indepentdet-sample T-test) cho kết quả được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kiểm định về trị trung bình năng lực GV Khoa CN May – Giày
GV N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
Năng lực GV
MG1 32 4,303 0,421 0,074
56
Kết quả kiểm định t cho giá trị sig. = 0,002 (Bảng 4.2 – Phụ lục 4), nên tác giả bác bỏ giả thuyết H0 (năng lực 2 GV là như nhau) và kết luận năng lực của GV MG1 cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với GV MG2. Kết quả đánh giá của SV đối với 2 GV này đã xếp 2 GV vào nhóm có năng lực cao, với điểm trung bình chung đạt lần lượt là 4,303 điểm (GV MG1) và 4,013 điểm (GV MG2).
Đánh giá chung của SV về năng lực GV và chất lượng giảng dạy của GV MG1 cho kết quả tích cực hơn so với GV MG2 thể hiện qua biểu đồ 3.3.
Biểu đồ 3.3. Đánh giá chung về GV và chất lượng giảng dạy của GV Khoa CN May – Giày
SV lớp K8GD1 đồng ý ở mức cao nhận định 2 GV có năng lực (2 giá trị trung bình đều lớn hơn 4,30 điểm), trong khi những nhận định về kiến thức, kỹ năng của GV cũng như chất lượng giảng dạy môn học và việc tạo động cơ học tập cho SV có sự chênh lệch đáng kể. Từ những phân tích ở trên có thể thấy rằng, chính phong cách dạy và thái độ của GV đối với SV đã ảnh hưởng tới mức độ đánh giá về GV và chất lượng môn học do GV đảm nhận.
3.1.2. Kết quả đánh giá năng lực GV Khoa Quản trị
GV Khoa Quản trị được tổ chức khảo sát là 2 GV nam, trong đó: GV QT1 có