7. Cấu trúc của luận văn
1.2.4.1. Tính tích cực
Trong từ điển tiếng Việt: Tính tích cực (TTC) được hiểu theo hai nghĩa: Một
là chủ động hướng hoạt động nhằm tạo ra những thay đổi, phát triển (tư tưởng tích cực, phương pháp tích cực). Hai là hăng hái, năng nổ với công việc (tích cực học tập, tích cực làm việc) [23, 1120].
35
Theo A.N. Leonchiev đã định nghĩa: “TTC chỉ sự sẵn sàng hoạt động và con người tích cực có ý nghĩa là con người đang ở trạng thái hoạt động. Nhu cầu có mối quan hệ chặt chẽ với TTC, nó chính là nguồn gốc, là động lực của TTC” [12, 63].
Theo tác giả Vũ Dũng, TTC là đặc điểm chung của các cơ thể sống. Trong mối tương quan với hoạt động, TTC đóng vai trò điều kiện động lực của các quá trình hình thành, thực hiện và thay đổi về loại hình của hoạt động, nó là thuộc tính quan trọng của sự vận động nội sinh của hoạt động. TTC được đặc trưng bởi sự chi phối mạnh mẽ của các hành động đang diễn ra, tính đặc thù của những trạng thái bên trong của chủ thể ở thời điểm hành động, tính quy định của mục đích hành động trong hiện tại, tính siêu hoàn cảnh (tức sự vượt quá các giới hạn của mục đích ban đầu), và tính bền vững tương đối của hành động trong sự tương quan với mục đích đã thông qua [53, 354-355].
Các nhà Tâm lý học Việt Nam tiêu biểu như: Phạm Minh Hạc, Nguyễn Quang Uẩn… dựa trên quan điểm tiếp cận hoạt động – nhân cách – giao tiếp, đều thống nhất cho rằng: TTC là một phẩm chất nhân cách điển hình của con người. Các thành tố tâm lý của TTC gồm có: nhu cầu, động cơ, hứng thú, niềm tin, lý tưởng. Cho nên, đã nói đến TTC có nghĩa là nói tới tính chủ thể trong hoạt động, nói tới tính tương đối ổn định và bền vững của thuộc tính tâm lý này. TTC là đặc trưng trong hoạt động của con người [35][27].
Nhìn nhận TTC qua các dấu hiệu của chúng. Một số tác giả như A.N. Lêônchiev, A.V. Daparogiet… đã đánh giá TTC của trẻ thông qua những dấu hiệu nhất định cũng như vạch ra những dấu hiệu, những biểu hiện và các thành tố tâm lý đặc trưng của TTC và đã thống nhất cho rằng những thành tố tâm lý cơ bản, đặc trưng cho TTC là:
- TTC gắn liền với hoạt động, hay nói khác đi TTC phải thể hiện trong trạng thái hoạt động và được biểu hiện trong những hành động, hành vi cụ thể của trẻ em.
36
- TTC để chỉ tính sẵn sàng hoạt động của chủ thể, là nhu cầu đối với hoạt động của chủ thể. Yếu tố nhu cầu có mối liên hệ chặt chẽ với tính tích cực - đây chính là nguồn gốc của TTC. Có thể khẳng định nếu không có nhu cầu thì không có TTC.
- TTC để chỉ tính chủ động, hành động một cách có ý thức, theo chủ ý của chủ thể để đối lập với sự bị động, thụ động (TTC tiệm cận hoặc gần bằng không) [35;142-146].
Như vậy, có thể hiểu: TTC gắn liền với hoạt động, mang tính chủ động của chủ thể và có nguồn gốc bên trong là động cơ, nhu cầu, hứng thú hoạt động chính của chủ thể, là động lực thúc đẩy chủ thể cố gắng, nỗ lực, vượt khó để đạt được mục đích đề ra.