CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1 Hoạt động Mở đầu(2p)

Một phần của tài liệu Tuần 7 (Trang 31 - 34)

1. Hoạt động Mở đầu(2p)

- 2 HS lên trả lời câu hỏi:

? Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ? Kể lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa. ? Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?

- Lớp và GV nhận xét.

- Giới thiệu bài: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo(năm 938)

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 18p

2. Các hoạt động

* Hoạt động 1:

- GV phát phiếu học tập - HS làm bài.

+ HS trình bày kết quả bài làm.

+ 3 HS giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền.

1. Tiểu sử Ngô Quyền

- Đánh dấu x vào ô trống trước những thông tin đúng về Ngô Quyền.

+ Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây) x

+ Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ.

+ Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán x

+ Trước trận Bạch Đằng Ngô Quyền lên ngôi vua x

* Hoạt động 2:

- HS đọc thầm “Sang đánh nước ta. . .hoàn toàn thất bại”

2. Diễn biến

? Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?

- Cửa sông Bạch Đằng nằm ở Quảng Ninh.

?Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?

- Để đóng cọc nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng rồi nhử quân giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược.

? Trận đánh diễn ra như thế nào? ? Kết quả trận đánh ra sao?

- 3-4 em thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng

- Ngô Quyền cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui, nhử cho giặc vào bãi cọc. Chờ lúc thuỷ triều xuống, khi hàng nghìn cọc nhọn nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào các cọc nhọn, thuyền giặc chiếc bị thủng, chiếc bị vướng vào cọc nên không tiến, không lùi được. Quân Nam Hán chết đến quá nửa. Hoằng Tháo tử

trận, quân Nam Hán thất bại.

* Hoạt động 3: 3. Ý nghĩa

? Sau khi đánh tan quân Nam Hán Ngô Quyền đã làm gì?

- Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng vương, rời đô từ Mê Linh về Cổ Loa. ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? - Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô

Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm dân ta bị phong kiến phương Bắc Đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. * Kết luận: Ngô Quyền đã đánh tan quan Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 và việc Ngô Quyền xưng vương kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài của nước ta.

3. Hoạt động Luyện tập thực hành:7p

? Dựa vào kiến thức đã học và kết hợp với lược đồ, thuật lại sơ lược diễn biến chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo.

- GV nx.

- Thuật lại sơ lược diễn biến.

* Kết luận: Qua phần luyện tập giúp học sinh nắm được diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. Đây là chiến thắng vang dội và thấy được sự tài giỏi, mưu lược của ông cha ta ngày trước. Kết thức thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc ta.

* Củng cố, dặn dò: (1p)

? Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938 có ý nghĩa gì cho dân tộc ta.

- GV chốt nội dung  ghi nhớ. - Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

--- --- ---

Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021 TOÁN

TIẾT 36: VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓCI. YÊU CẦU CẦN ĐẠT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).

- Vẽ được đường cao của một hình tam giác.

- HS có thái độ học tập tích cực. Rèn luyện cho HS tính toán khoa học, chính xác.

Một phần của tài liệu Tuần 7 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w