Học thuyết tự động viên

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 39 - 40)

Hackman và Oldham (1974) đã xây dựng mô hình này nhằm xác định cách thiết kế công việc sao cho người lao động có được động lực làm việc ngay từ bên trong họ cũng như tạo được sự thỏa mãn công việc nói chung và tạo được hiệu quả công việc tốt nhất.

Để xây dựng được thiết kế công việc như thế, theo hai nhà nghiên cứu này phải có 3 yếu tố:

Công việc trước hết phải sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau Người nhân viên phải nắm rõ công việc từ đầu đến cuối Công việc phải có tầm quan trọng nhất định

Ba yếu tố này sẽ mang lại ý nghĩa trong công việc cho người lao động cũng như mang lại sự thú vị cho họ. Kế đến, công việc phải cho phép nhân viên thực hiện một số quyền nhất định nhằm tạo cho nhân viên cảm nhận được trách nhiệm về kết quả công việc của mình. Cuối cùng, công việc phải đảm bảo có tính phản hồi từ cấp trên, ghi nhận thành tựu của nhân viên cũng như những góp ý, phê bình nhằm giúp nhân viên làm việc tốt hơn ở lần sau. Nó giúp nhân viên biết được kết quả thực sự của công việc mình làm.

Hackman và Oldham mô tả thực trạng công việc mà mọi người cố gắng làm tốt, bởi vì họ được đền đáp và thỏa mãn, như là một động lực nội tại.

Quan điểm của họ về cách thức đi đến kết luận này được thể hiện như sau:

Hình 2.6 Học thuyết tự động viên

Nguồn: R.M. Ryan & E.L. Deci, 2000

Hackman và Oldham cho rằng tất cả các đặc trưng thiết yếu của công việc phải được thể hiện để có được động lực nội tại. Đó là những gì mà mọi nhân viên cần phải có.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w