Phương pháp đo lường động lực lao động

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 45 - 46)

Để đo lường động lực làm việc của người lao động, ngày nay các nhà nghiên cứu dựa trên các kỹ thuật phân tích đa biến trong kinh tế lượng và thống kê toán để đánh giá. Đầu tiên các khái niệm nghiên cứu trong mô hình đo lường được thiết lập thông qua các biến quan sát (các câu hỏi điều tra) được đánh giá tính tin cậy thông qua hệ số Cronbach Alpha. Tiếp theo để rút gọn dữ liệu các nhà nghiên cứu có thể sử dụng phân tích khám phá nhân tố (EFA) hoặc phân tích khẳng định nhân tố (CFA) tùy thuộc vào những giả định tiên nghiệm từ lý thuyết và các công trình nghiên cứu có trước. Để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu với nhau các nhà nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích tương quan. Khi xem xét ảnh hưởng giữa các nhân tố với nhau theo những giả thuyết nhân – quả thì kỹ thuật phân tích hồi quy đa biến (hồi quy bội) được sử dụng hoặc ở mức cao hơn các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu thế hệ thứ hai như phân tích bằng phương trình cấu trúc tuyến tính (SEM). Với sự hỗ trợ của các phầm mềm thống kê hiện đại (SPSS, SAS, AMOS, STATA, R…) các phương pháp đo lường này đã trở lên đơn giản hơn, việc phân tích trở lên rất nhanh chóng và thuận tiện.

Đặc điểm công việc Mức độ thỏa mãn về tiền lương

và đãi ngộ khác Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Quan hệ công việc

Sự ghi nhận đóng góp cá nhân

Môi trường làm việc

Động lực làm việc của

người lao động tại VCB Tây Hồ

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w