Hoàn thiện công tác tiền lương gắn với vị trí việc làm và kết quả

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 80 - 81)

công việc

Để xác định tiền lương hiệu suất được đúng thì Chi nhánh cần phải coi trọng đánh giá công việc trên cơ sở rà soát mô tả công việc của từng vị trí việc làm, trong đó đánh giá công việc bằng cách xác định sự tương quan về giá trị công việc cụ thể trong mối tương quan so sánh với các công việc của VCB. Bên cạnh đó, đánh giá thực hiện công việc công bằng để xác định người lao động làm cùng một vị trí việc làm, nhưng có kết quả thực hiện công việc khác nhau thì được trả lương khác nhau.

Kết quả đánh giá thực hiện công việc được sử dụng để tính lương hàng tháng của người lao động, theo đó tiền lương chức danh được điều chỉnh tương ứng với hệ số Ki\PI. Theo công thức về tính tiền lương cho người lao động Chi nhánh thì ảnh hưởng của kết quả đánh giá thực hiện công việc (KPI) đến tiền lương hàng tháng là không nhiều, thể hiện đó là sự chênh lệch hệ số giữa người tốt nhất và người kém nhất là 0.15 (từ 0.9 đến 1.05). Để động viên, khuyến khích người lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao theo tác giả nên tăng độ dãn cách hệ số KPI như sau: Xếp loại A: hệ số quy đổi là 1.15; Loại B: hệ số quy đổi là 1.07, Loại C hệ số quy đổi là 1.00 và Loại D hệ số quy đổi là 0.85. Đề xuất đưa ra nhằm mục đích động viên, khuyến khích những lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhằm cân bằng giữa mức tăng và giảm tiền lương do tăng độ dãn cách hệ số K PI, phù hợp với mong muốn được trả lương tương xứng với kết quả thực hiện công việc của mình.

Bên cạnh việc điều chỉnh độ giãn cách giữa hệ số KPI thì Chi nhánh nên nghiên cứu điều chỉnh bội số của thang lương theo chức danh công việc từ 10 lần lên đến 12 lần. Việc điều chỉnh bội số của thang lương nhằm tăng độ giãn cách giữa các bậc lương để kích thích người lao động tích cực làm việc đạt hiệu quả cao.

Tiền lương là mối quan tâm và là động lực lao động của người lao động. Do vậy, việc xây dựng mức lương hợp lý, đáp ứng được nhu cầu sẽ là đòn bẩy kích thích năng suất và hiệu quả làm việc của người lao động. Mặc dù cơ chế tính lương

của Chi nhánh hiện nay hợp lý, mức lương mà Chi nhánh trả cho nhân viên so với các đơn vị khác trong cùng ngành là tương đối cao. Tuy nhiên, mức lương đó nếu so với nhu cầu của nhân viên và công sức lao động mà họ bỏ ra thì có thể nói là chưa tương xứng. Để đảm bảo tiền lương thực sự phát huy được vai trò của nó thì Chi nhánh cần phải thực hiện các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau, sự công bằng sẽ khuyến khích rất lớn đối với người lao động, làm họ hăng say hơn với công việc, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh.

- Tiền lương tương xứng với kết quả thực hiện công việc của người lao động và gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động, phản ánh cống hiến của người lao động, vai trò và vị trí đích thực của người lao động trong VCB. Từ đó tiền lương mới kích thích họ làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao nhất.

- Tiền lương là thước đo đánh giá sự hơn kém giữa các nhân viên và là cơ sở để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Do đó trên mặt bằng tiền lương của thị trường lao động, VCB phải tạo ra mặt bằng tiền lương của mình có tính đến mức đảm bảo đời sống cho người lao động.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w