Điều chỉnh xác định nhu cầu cho người lao động

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 78)

Theo học thuyết nhu cầu của Maslow thì nhu cầu của con người có 5 nhu cầu cơ bản. Nếu như các chính sách của doanh nghiệp chỉ tập trung vào nhu cầu sinh lý (tập trung vào chế độ tiền lương) thì chưa đủ bởi vì nhu cầu của con người là khá đa dạng, ngoài nhu cầu sinh lý thì còn có rất nhiều nhu cầu khác được thỏa mãn như nhu cầu an toàn (được làm việc trong điều kiện môi trường tốt, an toàn), nhu cầu xã hội (được giao tiếp trao đổi với các đồng nghiệp, nhu cầu được tôn trọng (được chia sẻ ý kiến), nhu cầu tự khẳng định (được thăng tiến phát triển nghề nghiệp, được học tập nâng cao trình độ, được làm những công việc phù hợp với năng lực). Chính vì thế mà cần phải có phương pháp phát hiện ra nhu cầu của người lao động trong từng thời kỳ. Khi phát hiện ra nhu cầu của người lao động thì phải sử dụng các biện pháp để điều chỉnh nhu cầu nhằm thỏa mãn các nhu cầu của người lao động.

Do việc xác định nhu cầu của người lao động chưa được thực hiện bài bản nên tạo động lực lao động đối với người lao động chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy để tạo động lực lao động cho cán bộ, nhân viên tại Chi nhánh, VCB Tây Hồ cần có chính sách rõ ràng về việc tìm hiểu nhu cầu của người lao động, phân tích nhu cầu theo vị trí việc làm và đối tượng cụ thể, khi người lao động nhấn mạnh nhu cầu nào thì phải có các biện pháp để nhấn mạnh, ưu tiên thỏa mãn nhu cầu đó trước. Việc này có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau trong đó việc tiến hành định kỳ các cuộc điều tra xã hội học về nhu cầu và sự hài lòng của người lao động là một phương pháp khả thi và đem lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w