Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 53)

Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Mục đích xem xét các biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc được xét riêng cho từng biến độc lập. Khi mức ý nghĩa Sig của hệ số hồi quy nhỏ hơn 0.05 (Sig.<0.05), có nghĩa độ tin cậy là 95%, được kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.

Phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, phương pháp được sử dụng là phương pháp đưa vào lần lượt. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng hệ số R2 (R Square) để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu. Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai sẽ cho biết biến phụ thuộc có mối liên hệ với toàn bộ biến độc lập hay không (Sig < 0.05, mô hình xây dựng phù hợp và ngược lại).

Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dò tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Spearman), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và Q-Q plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF).

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Giới thiệu chung về VCB và VCB Tây Hồ

4.1.1. Giới thiệu chung về VCB

4.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Ngày 02/6/2008, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng với mã chứng khoán VCB chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Vietcombank ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại mà ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao như VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,..

Vietcombank hiện là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam với hơn 560 chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, hơn 2.536 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới…

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao, Vietcombank liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. Năm 2018, trong danh sách “100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2018” (do Công ty Anphabe - đơn vị tư

vấn tiên phong về giải pháp thương hiệu nhà tuyển dụng và môi trường làm việc hạnh phúc tại Việt Nam và Intage – Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu Nhật Bản công bố), Vietcombank được bình chọn xếp thứ 1 toàn ngành ngân hàng, xếp thứ 2 toàn thị trường Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2020 của Vietcombank đó là trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

4.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hình 4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietcombank

4.1.2. Giới thiệu về VCB Tây Hồ

4.1.2.1. Hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ được thành lập theo Quyết định số 316/QĐ-VCB.HĐQT ngày 20/12/2013 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, khai trương hoạt động từ ngày 20/03/2014.

Từ một chi nhánh ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ, nguồn vốn huy động khi mới thành lập chỉ có 36 tỷ đồng, nay đã lên tới trên 1.000 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay lên tới trên 1.500 tỷ đồng.

Hoạt động trong những năm đầu mới thành lập chủ yếu là huy động vốn và cho vay ngắn hạn đối với DNNN, nay các mặt hoạt động ngân hàng đã phát triển đa dạng bao gồm: huy động vốn tiền gửi các tổ chức kinh tế, huy động vốn tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế, kinh doanh vàng bạc, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán quốc tế và nghiệp vụ bảo lãnh., phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Năm đầu thành lập chỉ có khoảng 8.000 khách hàng giao dịch, đến nay đã có hơn 40.000 khách hàng. Khách hàng của Chi nhánh trước đây chủ yếu trên địa bàn quận Tây Hồ, đến nay đã mở rộng ra toàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác.

Tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh khi mới thành lập chỉ có hội sở. Nay chi nhánh thành lập thêm 2 phòng giao dịch với điều kiện phát triển kinh tế xã hội tốt.

Trong những năm gần đây, VCB Tây Hồ đã không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo vươn lên hòa nhập với cơ chế đổi mới của ngành, đưa mọi mặt hoạt động của mình ngang tầm với một số chi nhánh lớn của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

4.1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Tổ chức bộ máy của VCB Tây Hồ được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, nghĩa là các phòng ban của ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của giám đốc.

Cơ cấu tổ chức bộ máy tại VCB Tây Hồ như sau:

Theo cơ cấu trực tuyến chức năng, tổ chức bộ máy tại VCB Tây Hồ gồm 05 khối và đều chịu sự quản lý của giám đốc chi nhánh, trong đó:

- Khối quan hệ khách hàng: chịu trách nhiệm duy trì và phát triển quan hệ tín dụng của ngân hàng với các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời có nhiệm vụ đề xuất và theo dõi các khoản tín dụng và tài trợ dự án.

- Khối quản lý rủi ro: chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá một cách độc lập các đề xuất tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời thực hiện các công tác về quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO và kiểm tra nội bộ.

- Khối tác nghiệp: là nơi hoàn tất các giao dịch được thực hiện ở phòng giao dịch hay bộ phận kinh doanh, có các chức năng chính bao gồm: (i) là trung tâm bộ máy hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ như thanh toán, tiền vay, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại; (ii) là nơi có thẩm quyền chi, trả, nhận tiền và hạch toán vào hệ thống tài khoản kế toán các nghiệp vụ về thanh toán, cho vay, kinh doanh tiền tệ, thẻ; (iii) chịu trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao dịch và lưu trữ chứng từ giao dịch của nghiệp vụ thanh toán, cho vay,...; (iv) chịu trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của các giao dịch và tính pháp lý của hồ sơ giao dịch.

- Khối quản lý nội bộ: (i) chịu trách nhiệm về mọi thông tin kế toán và tài chính của ngân hàng; (ii) quản lý, phát triển hệ thống thông tin quản lý phục vụ công tác quản trị điều hành; (iii) quản lý cơ chế điều hành vốn nội bộ và kinh doanh ngoại tệ; (iv) chịu trách nhiệm về các kế hoạch nhân sự, pháp chế, tổ chức hành chính.

- Khối trực thuộc: bao gồm các phòng giao dịch thực hiện chức năng trực tiếp giao dịch với khách hàng.

KHỐI TRỰC THUỘC KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ

KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TÁC NGHIỆP

KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG

BAN GIÁM ĐỐC

Hình 4.2 Sơ đồ bộ máy quản lý của VCB Tây Hồ

Nguồn: VCB Chi nhánh Tây Hồ 4.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong thời gian hoạt động, Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam - Chi nhánh Tây Hồ thường xuyên quan tâm tới phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ, có hệ thống cơ chế chính sách tín dụng, chính sách huy động vốn rõ ràng, cụ thể giúp Chi nhánh tổ chức thực hiện thống nhất.

Về công tác huy động nguồn vốn: Chi nhánh đã tích cực huy động vốn tạm thời nhàn rỗi của các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư trên địa bàn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đi vay vốn trung ương để đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Về phát triển các dịch vụ: Chi nhánh đã tích cực và chủ động đưa ra thị trượng các sản phẩm tốt nhất, đa dạng và phóng phú để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Thu dịch vụ còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng, tỷ trọng thu dịch vụ ròng/lợi nhuận trước thuế có xu hướng giảm dần, chưa tương xứng với tiềm năng của địa bàn.

Nguồn thu dịch vụ của Chi nhánh vẫn là các sản phẩm dịch vụ truyền thống như Thanh toán, bảo lãnh. Thu dịch vụ thẻ mặc dù khá cao, nhưng cũng phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng vì phần lớn số lượng thẻ phát hành là của án bộ nhân viên thuộc các doanh nghiệp lớn đang có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh.

Tuy nhiên VCB Tây Hồ luôn xác định phương hướng phát triển của Chi nhánh theo mô hình của một Ngân hàng bán lẻ hiện đại vì vậy Chi nhánh rất quan tâm chú

trọng đến việc đẩy mạnh phát triển, hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ, giảm thiểu các thủ tục nhằm đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của mọi đối tượng khách hàng. Từ đó nâng cao lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.

Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu của hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Vốn huy động 1,481 2,091 2,581

Dư nợ cho vay 1,116 1,516 1,743

Lợi nhuận trước thuế 528 55.6 64.7

Tổng tài sản 3,625 4,236 4,873

Nguồn: VCB Tây Hồ

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh khá hiệu quả và ổn định qua các năm.

Một Ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả là một Ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu,..) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của VCB Tây Hồ vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm: cuối năm 2019 huy động vốn đạt 2,581 tỷ đồng, tăng 23.43 % so với năm 2018. Khả năng huy động vốn tăng đểu nguyên nhân là do Chi nhánh chủ động nắm bắt tình hình, am hiểu tâm lý khách hàng đồng thời với nhiều hình thức huy động linh hoạt và chính sách khuyến mãi hiệu quả.

Sau khi huy động vốn, đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Trong năm 2019, cho vay của VCB Tây Hồ đạt 1,743 tỷ đồng, tăng 14.97% so với năm 2018. Đây là thành quả của sự năng động tìm kiếm khách hàng, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng.

Do là Chi nhánh mới nên Tổng tài sản của Chi nhánh còn khiêm tốn thấp hơn Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về quy mô nhưng cùng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác (Ngân hàng Phát Triển, Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, ACB...) cả về số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng. Quy mô tổng tài sản hiện nay đang mang lại ưu thế cạnh tranh về vốn hoạt động cho VCB Tây Hồ so với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

Với định hướng chiến lược tăng trưởng cao, quản lý chi phí tốt và duy trì nợ quá hạn ở mức thấp đã giúp nâng cao lợi nhuận của Chi nhánh. Lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 64.7 tỷ đồng tăng 16.3% so với năm 2018.

4.2. Một số chính sách và giải pháp về tạo động lực tại VCB Tây Hồ

4.2.1. Lương và các chế độ đãi ngộ khác

Hàng tháng Chi nhánh trả lương cho cán bộ, nhân viên chính thức dưới hai hình thức lương cơ bản và lương công việc.

Hàng tháng mỗi cán bộ, nhân viên sẽ được đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành công việc, nhiệm vụ, kế hoạch đã được giao và việc tuân thủ nội quy lao động, quy trình làm việc tại cơ quan.

Thưởng

Chi nhánh thực hiện chế độ thưởng cho cán bộ, nhân viên trong các ngày lễ, tết như Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, Lễ 30/4 và 1/5, Quốc khánh, các ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 20/10 đều được Chi nhánh thực hiện đầy đủ và đúng theo quy định.

Việc thưởng cuối năm, trung bình Chi nhánh thưởng khoảng 5 triệu hoặc 1 tháng lương của cán bộ, nhân viên.

Ngoài ra Chi nhánh còn thực hiện việc thưởng đột xuất cho các cá nhân, nhóm, phòng có kết quả hoạt động xuất sắc, các dự án đạt chất lượng cao, các sáng kiến làm lợi cho Chi nhánh. Việc thực hiện được thông báo công khai cho toàn Chi nhánh để tuyên dương cá nhân, nhóm, phòng có thành tích xuất sắc, kích thích các cá nhân khác tiếp tục cống hiến để có được các thành tích tốt hơn.

Phúc lợi

Các phúc lợi về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đều được thực hiện như luật định, về việc được nghỉ phép: đối với phép thuờng niên thì mỗi tháng được một

ngày phép, rồi cứ mỗi 5 năm thì có thêm một ngày phép. Đối với nghỉ cưới hỏi, ma chay với số ngày như luật định thì Chi nhánh còn cho phép cán bộ, nhân viên nghỉ thêm 3 ngày không hưởng lương được duyệt nhằm giúp cho nhân viên có thời gian thu xếp việc gia đình.

Từ ngày 1/1/2018, Vietcombank thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương cố định hàng tháng và các khoản phụ cấp trách nhiệm/độc hại (nếu có). Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội mới cao hơn so với trước đó, dẫn tới các khoản chi trả từ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng lên tương ứng.

Về nghỉ bệnh, cán bộ, nhân viên phải có giấy tờ của cơ quan y tế có thẩm quyền, ngoài ra các trường hợp nghỉ việc riêng khi có nhu cầu thì việc xét duyệt khá hạn chế, chỉ chấp nhận các trường hợp có giấy tờ chứng minh ví dụ đưa cha, mẹ đi khám bệnh, …

Để đảm bảo cán bộ, nhân viên có đủ sức khỏe làm việc, Chi nhánh tổ chức khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm. Việc khám sức khỏe định kỳ giúp cán bộ, nhân

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w