Giới thiệu về VCB Tây Hồ

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 56 - 60)

4.1.2.1. Hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Tây Hồ được thành lập theo Quyết định số 316/QĐ-VCB.HĐQT ngày 20/12/2013 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, khai trương hoạt động từ ngày 20/03/2014.

Từ một chi nhánh ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ, nguồn vốn huy động khi mới thành lập chỉ có 36 tỷ đồng, nay đã lên tới trên 1.000 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay lên tới trên 1.500 tỷ đồng.

Hoạt động trong những năm đầu mới thành lập chủ yếu là huy động vốn và cho vay ngắn hạn đối với DNNN, nay các mặt hoạt động ngân hàng đã phát triển đa dạng bao gồm: huy động vốn tiền gửi các tổ chức kinh tế, huy động vốn tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế, kinh doanh vàng bạc, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán quốc tế và nghiệp vụ bảo lãnh., phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Năm đầu thành lập chỉ có khoảng 8.000 khách hàng giao dịch, đến nay đã có hơn 40.000 khách hàng. Khách hàng của Chi nhánh trước đây chủ yếu trên địa bàn quận Tây Hồ, đến nay đã mở rộng ra toàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác.

Tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh khi mới thành lập chỉ có hội sở. Nay chi nhánh thành lập thêm 2 phòng giao dịch với điều kiện phát triển kinh tế xã hội tốt.

Trong những năm gần đây, VCB Tây Hồ đã không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo vươn lên hòa nhập với cơ chế đổi mới của ngành, đưa mọi mặt hoạt động của mình ngang tầm với một số chi nhánh lớn của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

4.1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Tổ chức bộ máy của VCB Tây Hồ được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, nghĩa là các phòng ban của ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của giám đốc.

Cơ cấu tổ chức bộ máy tại VCB Tây Hồ như sau:

Theo cơ cấu trực tuyến chức năng, tổ chức bộ máy tại VCB Tây Hồ gồm 05 khối và đều chịu sự quản lý của giám đốc chi nhánh, trong đó:

- Khối quan hệ khách hàng: chịu trách nhiệm duy trì và phát triển quan hệ tín dụng của ngân hàng với các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời có nhiệm vụ đề xuất và theo dõi các khoản tín dụng và tài trợ dự án.

- Khối quản lý rủi ro: chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá một cách độc lập các đề xuất tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng. Đồng thời thực hiện các công tác về quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO và kiểm tra nội bộ.

- Khối tác nghiệp: là nơi hoàn tất các giao dịch được thực hiện ở phòng giao dịch hay bộ phận kinh doanh, có các chức năng chính bao gồm: (i) là trung tâm bộ máy hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm tác nghiệp cho các nghiệp vụ như thanh toán, tiền vay, kinh doanh tiền tệ, tài trợ thương mại; (ii) là nơi có thẩm quyền chi, trả, nhận tiền và hạch toán vào hệ thống tài khoản kế toán các nghiệp vụ về thanh toán, cho vay, kinh doanh tiền tệ, thẻ; (iii) chịu trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ, xử lý giao dịch và lưu trữ chứng từ giao dịch của nghiệp vụ thanh toán, cho vay,...; (iv) chịu trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của các giao dịch và tính pháp lý của hồ sơ giao dịch.

- Khối quản lý nội bộ: (i) chịu trách nhiệm về mọi thông tin kế toán và tài chính của ngân hàng; (ii) quản lý, phát triển hệ thống thông tin quản lý phục vụ công tác quản trị điều hành; (iii) quản lý cơ chế điều hành vốn nội bộ và kinh doanh ngoại tệ; (iv) chịu trách nhiệm về các kế hoạch nhân sự, pháp chế, tổ chức hành chính.

- Khối trực thuộc: bao gồm các phòng giao dịch thực hiện chức năng trực tiếp giao dịch với khách hàng.

KHỐI TRỰC THUỘC KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ

KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TÁC NGHIỆP

KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG

BAN GIÁM ĐỐC

Hình 4.2 Sơ đồ bộ máy quản lý của VCB Tây Hồ

Nguồn: VCB Chi nhánh Tây Hồ 4.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong thời gian hoạt động, Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam - Chi nhánh Tây Hồ thường xuyên quan tâm tới phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ, có hệ thống cơ chế chính sách tín dụng, chính sách huy động vốn rõ ràng, cụ thể giúp Chi nhánh tổ chức thực hiện thống nhất.

Về công tác huy động nguồn vốn: Chi nhánh đã tích cực huy động vốn tạm thời nhàn rỗi của các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư trên địa bàn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đi vay vốn trung ương để đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Về phát triển các dịch vụ: Chi nhánh đã tích cực và chủ động đưa ra thị trượng các sản phẩm tốt nhất, đa dạng và phóng phú để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Thu dịch vụ còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng, tỷ trọng thu dịch vụ ròng/lợi nhuận trước thuế có xu hướng giảm dần, chưa tương xứng với tiềm năng của địa bàn.

Nguồn thu dịch vụ của Chi nhánh vẫn là các sản phẩm dịch vụ truyền thống như Thanh toán, bảo lãnh. Thu dịch vụ thẻ mặc dù khá cao, nhưng cũng phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng vì phần lớn số lượng thẻ phát hành là của án bộ nhân viên thuộc các doanh nghiệp lớn đang có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh.

Tuy nhiên VCB Tây Hồ luôn xác định phương hướng phát triển của Chi nhánh theo mô hình của một Ngân hàng bán lẻ hiện đại vì vậy Chi nhánh rất quan tâm chú

trọng đến việc đẩy mạnh phát triển, hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ, giảm thiểu các thủ tục nhằm đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của mọi đối tượng khách hàng. Từ đó nâng cao lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.

Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu của hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Hồ

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Vốn huy động 1,481 2,091 2,581

Dư nợ cho vay 1,116 1,516 1,743

Lợi nhuận trước thuế 528 55.6 64.7

Tổng tài sản 3,625 4,236 4,873

Nguồn: VCB Tây Hồ

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh khá hiệu quả và ổn định qua các năm.

Một Ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả là một Ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu,..) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của VCB Tây Hồ vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm: cuối năm 2019 huy động vốn đạt 2,581 tỷ đồng, tăng 23.43 % so với năm 2018. Khả năng huy động vốn tăng đểu nguyên nhân là do Chi nhánh chủ động nắm bắt tình hình, am hiểu tâm lý khách hàng đồng thời với nhiều hình thức huy động linh hoạt và chính sách khuyến mãi hiệu quả.

Sau khi huy động vốn, đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Trong năm 2019, cho vay của VCB Tây Hồ đạt 1,743 tỷ đồng, tăng 14.97% so với năm 2018. Đây là thành quả của sự năng động tìm kiếm khách hàng, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng.

Do là Chi nhánh mới nên Tổng tài sản của Chi nhánh còn khiêm tốn thấp hơn Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về quy mô nhưng cùng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác (Ngân hàng Phát Triển, Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, ACB...) cả về số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng. Quy mô tổng tài sản hiện nay đang mang lại ưu thế cạnh tranh về vốn hoạt động cho VCB Tây Hồ so với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

Với định hướng chiến lược tăng trưởng cao, quản lý chi phí tốt và duy trì nợ quá hạn ở mức thấp đã giúp nâng cao lợi nhuận của Chi nhánh. Lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 64.7 tỷ đồng tăng 16.3% so với năm 2018.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w