Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc của nhân viên
tại VCB Tây Hồ. Vì vậy, nghiên cứu được thiết kế theo chu trình phân tích định lượng với các 7 bước phân tích sau:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu, trước hết tác
giả xác định rõ vấn đề nghiên cứu. Cụ thể trong nghiên cứu là động lực làm việc của người lao động tại VCB Tây Hồ. Tiếp đến, tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng mang tính định lượng tới động lực làm việc của người lao động tại VCB Tây Hồ.
Bước 2: Nghiên cứu các khái niệm, lý thuyết, các mô hình và các phát hiện
từ các nghiên cứu trong quá khứ về động lực làm việc của người lao động trong tổ chức. Đây là bước tác giả xem xét các khái niệm, lý thuyết có liên quan, nghiên cứu các mô hình và các kết quả đánh giá các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động trong tổ chức từ các công trình nghiên cứu. Bước này sẽ giúp tác giả định hình các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu cụ thể.
Bước 3: Đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, trên cơ sở nghiên cứu, xác định
các lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây, cùng với việc phân tích vấn đề nghiên cứu thực tế, tác giả đề xuất một mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu để tiến hành thực hiện một thiết kế nghiên cứu và tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra từ mục đích nghiên cứu.
Bước 4: Thiết kế nghiên cứu, sau khi xác định mô hình nghiên cứu, các giả
thuyết nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện thiết kế nghiên cứu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Cụ thể, tác giả sẽ thực hiện thảo luận với các nhà quản trị doanh nghiệp để hiệu chỉnh các câu hỏi điều tra tham khảo từ các nghiên cứu khác, xác định cỡ mẫu cần thiết để thu thập dữ liệu, xác định loại thang đo cho câu hỏi điều tra (biến quan sát) cho phù hợp với các kỹ thuật phân tích thống kê sẽ sử dụng. Kết thúc bước này, tác giả sẽ xây dựng bảng hỏi điều tra phục vụ cho việc thu thập dữ liệu nghiên cứu sơ bộ và thực nghiệm.
Bước 5: Thu thập dữ liệu nghiên cứu, đây là việc tác giả thực hiện phát đi các phiếu điều tra tới các đối tượng điều tra để thu về các dữ liệu phục vụ cho việc
Thiết kế nghiên cứu Đưa ra giả thuyết nghiên cứu
Thu thập dữ liệu Các phát hiện, nghiên cứu trước đây
Các khái niệm và lý thuyết
thực hiện phân tích trả lời các vấn đề nghiên cứu. Đối tượng điều tra được xác định là người lao động tại VCB Tây Hồ.
Bước 6: Phân tích dữ liệu, từ dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành các
bước phân tích bằng các kỹ thuật phân tích thống kê như: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích khám phá nhân tố, phân tích hồi quy, kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu bằng thống kê t và F,…
Bước 7: Kết luận và báo cáo, sau khi tiến hành phân tích các dữ liệu, tác giả
sẽ tiến hành đưa ra các kết luận và viết báo cáo để trả lời vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả cũng xác định những đóng góp, ý nghĩa, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Xác định vấn đề nghiên cứu
Hình 3.2 Quy trình thực hiện nghiên cứu 3.3. Mô tả biến nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại VCB Tây Hồ và mã hóa cụ thể như sau:
Kết luận và báo cáo
Phân tích dữ liệu
Bảng 3.2 Bảng các biến quan sát của nghiên cứu Biến nghiên
cứu Biến quan sát
Đặc điểm công việc (CV)
CV1 Công việc của tôi rất thú vị
CV2 Tôi được giao quyền hạn phù hợp tương ứng với trách nhiệm trong công việc
CV3 Tôi được khuyến khích để phát triển công việc theo hướng chuyên nghiệp
CV4 Công việc phù hợp với tính cách, năng lực của tôi CV5 Sự phân chia công việc trong công ty là hợp lý Mức độ thỏa
mãn về tiền lương và đãi ngộ khác (TN)
TN1 Mức lương của tôi hiện nay phù hợp với năng lực và đóng góp của tôi vào công ty
TN2 Tôi được thưởng tương xứng với thành tích đóng góp TN3 Công ty có các chính sách phúc lợi đa dạng, phong phú
TN4 Các chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm của tổ chức đến cán bộ nhân viên
TN5 Tôi hài lòng với các chế độ phúc lợi của công ty Cơ hội đào
tạo và thăng tiến (DT)
DT1 Vị trí (chức vụ) hiện tại phù hợp với năng lực
DT2 Biết rõ và hình dung được tiến trình phát triển nghề nghiệp của mình DT3 Công ty tạo cho tôi nhiều cơ hội phát triển chuyên môn nghiệp vụ DT4 Công ty luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực
DT5 Chính sách thăng tiến của công ty công bằng Quan hệ
công việc (QH)
QH1 Bất cứ vấn đề gì tôi cũng có thể thảo luận được với quản lý trực tiếp của mình
QH2 Quản lý trực tiếp hỏi ý kiến của tôi khi có vấn đề liên quan đến công việc của tôi
QH3 Quản lý trực tiếp bảo vệ quyền lợi hợp lý cho tôi
QH4 Tôi và đồng nghiệp luôn phối hợp và sẵn sàng giúp đỡ nhau QH5 Các đồng nghiệp của tôi cởi mở và trung thực với nhau Sự ghi nhận
đóng góp cá nhân (KT)
KT1 Công ty có chính sách khen thưởng theo kết quả làm việc KT2 Chính sách khen thưởng kịp thời, rõ ràng, công bằng, công khai
KT3 Lãnh đạo đánh giá đúng năng lực của tôi
KT4 Mọi người ghi nhận đóng góp của tôi vào sự phát triển của công ty KT5 Công ty luôn nhất quán thực thi các chính sách khen thưởng và công
Môi trường làm việc (MT)
MT1 Điều kiện làm việc an toàn
MT2 Giờ giấc làm việc nghiêm chỉnh, rõ ràng
MT3 Tôi được cung cấp đầy đủ phương tiện, máy móc và thiết bị phục vụ cho công việc
MT4 Không khí làm việc thoải mái, vui vẻ MT5 Tôi không bị áp lực công việc quá cao Động lực làm
việc (DL)
DL1 Công ty truyền được cảm hứng cho tôi trong công việc DL2 Tôi tự nguyện nâng cao kỹ năng để làm việc tốt hơn
DL3 Tôi sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân để hoàn thành công việc DL4 Tôi thường làm việc với tâm trạng tốt nhất
DL5 Tôi luôn cảm thấy hứng thú khi làm công việc hiện tại DL6 Tôi thấy có động lực trong công việc
3.4. Mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu của nghiên cứu được xác định theo nguyên tắc tối thiểu để đạt được sự tin cậy cần thiết của nghiên cứu. Cỡ mẫu tối thiểu như thế nào là phù hợp hiện nay còn nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu và chưa thống nhất được. Comrey và Lee (1992) đưa ra các cỡ mẫu với các quan điểm tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Theo Tabachnick và Fidell (2007) có thể sử dụng công thức kinh nghiệm sau để xác định cỡ mẫu tối thiểu: n >= 50 + 8p, trong đó n là cỡ mẫu tối thiểu, p là số nhân tố (biến độc lập) trong mô hình nghiên cứu sử dụng hồi quy. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) sử dụng quy tắc nhân 5, tức là số biến quan sát nhân 5 sẽ ra cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu để đảm bảo tính tin cậy. Nghiên cứu này lấy mẫu theo quy tắc của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), theo đó, cỡ mẫu phù hợp của nghiên cứu là 130.
3.5. Thiết kế bảng hỏi và thu thập dữ liệu
3.5.1. Thiết kế bảng hỏi
Bảng hỏi chính thức được hiệu chỉnh sau khi thực hiện khảo sát sơ bộ trên 20 nhân viên và yêu cầu họ chỉ ra tất cả những phần khó hiểu, không rõ ràng của bảng hỏi. Thang điểm 5 điểm được sử dụng cho các tuyên bố của phần thứ hai khác nhau, từ "1" – Hoàn toàn không đồng ý, "2" - Không đồng ý, "3" - Không có nhận xét, "4" - Đồng ý, "5" – Hoàn toàn đồng ý.
Kỹ thuật xây dựng thang đo Likert là một kỹ thuật sử dụng phổ biến trong nghiên cứu hành vi bằng việc gán cho các mức độ đồng ý về các phát biểu theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Có hai loại thang đo Likert là thang đo chẵn và thang đo lẻ, thang đo chẵn (thang đo 4 điểm hay 6 điểm) là thang đo không có điểm trung lập yêu cầu người trả lời phải chọn lựa giữa hai nhóm trạng thái là đồng ý và không đồng ý, thang đo lẻ là thang đo có điểm trung lập thể hiện trạng thái lưỡng lự khi trả lời (thang đo 3, 5, 7 hay 9 điểm). Về nguyên tắc các thang đo càng chi tiết càng chính xác, tuy nhiên ở mức chi tiết quá lớn (ví dụ: 7 điểm trở lên) trong một số ngôn ngữ (ví dụ: Việt Nam) lại gây khó khăn cho người trả lời vì mức độ phân biệt các trạng thái đồng ý hay không đồng ý ở các mức điểm không có sự chênh lệch nhiều.
Bảng câu hỏi được chia làm 3 phần:
(1) Phần 1: Một số thông tin về chủ thể điều tra
(2) Phần 2: Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại VCB Tây Hồ, từ "1" – Hoàn toàn không đồng ý, "2" - Không đồng ý, "3" - Không có nhận xét, "4" - Đồng ý, "5" – Hoàn toàn đồng ý.
(3) Phần 3: Kiến nghị của các đối tượng điều tra.
3.5.2. Thu thập dữ liệu
Trước hết, nghiên cứu tiến hành điều tra thử 20 nhân viên để kiểm tra mức độ rõ ràng và tính chính xác của từ ngữ. Bên đó, nghiên cứu cũng tham khảo ý kiến của các nhà quản trị để điều chỉnh bảng câu hỏi trước khi gửi đi phỏng vấn chính thức.
130 phiếu điều tra đã được gửi tới nhân viên VCB Tây Hồ bằng email. Kết quả sau hơn 2 tuần khảo sát đã thu về 129 phiếu khảo sát, trong đó có 4 phiếu không hợp lệ do bỏ trống nhiều thông tin, 125 phiếu hợp lệ được dùng để phân tích định lượng.
3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu được mã hoá thành các biến, nhập và làm sạch dữ liệu trước khi xử lý nhằm mục đích phát hiện các sai sót như khoảng trống hoặc trả lời không hợp lệ. Thông tin thu thập được sẽ sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý.
3.6.1. Thống kế mô tả
Thống kê mô tả là quá trình thu thập, tổng hợp và sử lý dữ liệu để biến đổi dữ liệu thành thông tin. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu (Sternstein, Martin 1996). Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:
- Thu thập dữ liệu: khảo sát, đo đạc .... - Biểu diễn dữ liệu: dùng bảng và đồ thị
- Tổng hợp dữ liệu: tính các tham số mẫu như trung bình mẫu, phương sai mẫu, trung vị....
3.6.2. Phân tích khám phá nhân tố EFA
Phân tích khám phá nhân tố sẽ giúp nhà nghiên cứu rút gọn dữ liệu từ nhiều mục hỏi về ít mục hỏi hơn mà vẫn phản ánh được ý nghĩa của chúng. Một số tiêu chuẩn khi phân tích khám phá nhân tố là hệ số KMO tối thiểu bằng 0.5, kiểm định Bartlett có p-value nhỏ hơn 0.05, hệ số eigenvalue tối thiểu bằng 1, phương sai giải thích tối thiểu là 50% (Hair và cộng sự, 2006). Phương pháp rút trích nhân tố sử dụng là phương pháp principal component với phép xoay varimax để thu được số nhân tố là bé nhất (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Phân tích khám phá nhân tố được thực hiện riêng với các biến độc lập và biến phụ thuộc.
3.6.3. Kiểm định thang đo
Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm ra những mục câu hỏi cần giữ lại và những mục câu hỏi cần bỏ đi trong các mục đưa vào kiểm tra (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) hay nói cách khác là giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha t ừ 0.6 trở lên.
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha t ừ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
3.6.4. Phân tích hồi quy
Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Mục đích xem xét các biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc được xét riêng cho từng biến độc lập. Khi mức ý nghĩa Sig của hệ số hồi quy nhỏ hơn 0.05 (Sig.<0.05), có nghĩa độ tin cậy là 95%, được kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, phương pháp được sử dụng là phương pháp đưa vào lần lượt. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng hệ số R2 (R Square) để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu. Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai sẽ cho biết biến phụ thuộc có mối liên hệ với toàn bộ biến độc lập hay không (Sig < 0.05, mô hình xây dựng phù hợp và ngược lại).
Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dò tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Spearman), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và Q-Q plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF).
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Giới thiệu chung về VCB và VCB Tây Hồ
4.1.1. Giới thiệu chung về VCB
4.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Ngày 02/6/2008, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng với mã chứng khoán VCB chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Vietcombank ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại mà ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank có nhiều lợi thế