Kiểm định sự tin cậy thang đo

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 63 - 70)

Như đã trình bày, để kiểm tra sự tin cậy của từng khái niệm nghiên cứu trong mô hình được đo lường bằng các biến quan sát đã thiết lập có đạt sự tin cậy cần thiết hay không ta sử dụng hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Kết quả phân tích từ dữ liệu thu thập được đối với từng khái niệm nghiên cứu như sau:

4.3.1.1. Kết quả kiểm định thang đo nhân tố Đặc điểm công việc (CV)

Nhân tố Đặc điểm công việc trong nghiên cứu được thiết lập bằng năm biến quan sát từ CV1 đến CV5. Kết quả phân tích từ dữ liệu thực tế cho thấy hệ số

Cronbach Alpha lớn hơn 0.6, các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 (bảng 4.2). Điều đó chứng tỏ năm biến quan sát được xây dựng từ lý thuyết đạt tính tin cậy cần thiết để đo lường nhân tố Công việc thú vị và thách thức.

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định bằng Cronbach Alpha nhân tố Đặc điểm công việc

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nhân tố “Đặc điểm công việc”: α =0.862, N= 5

CV1 15.4715 12.417 0.635 0.795

CV2 15.6062 12.823 0.608 0.807

CV3 15.5492 11.968 0.757 0.785

CV4 15.8601 13.142 0.584 0.860

CV5 15.9744 12.435 0.672 0.779

Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 4.3.1.2. Kết quả kiểm định thang đo nhân tố Mức độ thỏa mãn về tiền lương và đãi ngộ khác (TN)

Kết quả phân tích dữ liệu điều tra cho thấy năm biến quan sát được xây dựng để đo lường nhân tố Mức độ thỏa mãn về tiền lương và đãi ngộ khác có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (bảng 4.3). Điều đó cho thấy thực tế năm biến quan sát từ TN1 đến TN5 đảm bảo tính tin cậy của một thang đo tốt.

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định bằng Cronbach Alpha nhân tố Mức độ thỏa mãn về tiền lương và đãi ngộ khác

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nhân tố “Mức độ thỏa mãn về tiền lương và đãi ngộ khác”: α =0.805, N= 5

TN1 14.6632 145.027 0.585 0.748

TN2 14.8290 15.892 0.623 0.729

TN3 14.1969 15.284 0.576 0.794

TN4 14.3886 15.968 0.554 0.870

TN5 14.8234 15.231 0.643 0.783

4.3.1.3. Kết quả kiểm định thang đo nhân tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến (DT)

Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế cho thấy các biến quan sát đo lường nhân tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.6, các hệ số tương quan biến tổng của từng biến đều lớn hơn 0.3 (bảng 4.4). Điều đó cho thấy khái niệm nghiên cứu Cơ hội đào tạo và thăng tiến đảm bảo tính tin cậy khi đo lường bằng các biến quan sát đã thiết lập.

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định bằng Cronbach Alpha nhân tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nhân tố “Cơ hội đào tạo và thăng tiến”: α = 0.791, N =5

DT1 20.8342 37.202 0.600 0.807

DT2 20.5907 35.712 0.468 0.835

DT3 20.7668 32.930 0.716 0.780

DT4 20.8912 33.618 0.575 0.812

DT5 20.6743 33.671 0.603 0.824

Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 4.3.1.4. Kết quả kiểm định thang đo nhân tố Quan hệ công việc (QH)

Nhân tố t Quan hệ công việc rong nghiên cứu được thiết lập bằng năm biến quan sát từ QH1 đến QH5. Kết quả phân tích từ dữ liệu thực tế cho thấy hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6, các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 (bảng 4.5). Điều đó chứng tỏ năm biến quan sát được xây dựng từ lý thuyết đạt tính tin cậy cần thiết để đo lường nhân tố Quan hệ công việc.

Bảng 4.5 Kết quả phân tích bằng Cronbach Alpha nhân tố Quan hệ công việc

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nhân tố “Quan hệ công việc”: α = 0.828, N =5

QH1 20.8342 37.202 0.600 0.807

QH2 20.5907 35.712 0.468 0.835

QH3 20.7668 32.930 0.716 0.780

QH4 20.8912 33.618 0.575 0.812

QH5 20.7635 33.765 0.633 0.836

4.3.1.5. Kết quả kiểm định thang đo nhân tố Sự ghi nhận đóng góp cá nhân (KT)

Nhân tố Sự ghi nhận đóng góp cá nhân trong nghiên cứu được thiết lập bằng năm biến quan sát từ KT1 đến KT5. Kết quả phân tích từ dữ liệu thực tế cho thấy hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6, các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 (bảng 4.6). Điều đó chứng tỏ bốn biến quan sát được xây dựng từ lý thuyết đạt tính tin cậy cần thiết để đo lường nhân tố Sự ghi nhận đóng góp cá nhân.

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định bằng Cronbach Alpha nhân tố Sự ghi nhận đóng góp cá nhân

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nhân tố “Sự ghi nhận đóng góp cá nhân”: α =0.819, N= 5

KT1 14.2384 13.417 0.732 0.895

KT2 14.6321 13.823 0.696 0.707

KT3 14.5890 13.968 0.728 0.745

KT4 14.2938 13.142 0.701 0.760

KT5 14.5645 13.278 0.688 0.716

Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 4.3.1.6. Kết quả kiểm định thang đo nhân tố Môi trường làm việc (MT)

Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế cho thấy hệ số Cronbach Alpha của các biến quan sát đo lường nhân tố Môi trường làm việc lớn hơn 0.6. các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (bảng 4.7). Điều đó cho thấy các biến quan sát được thiết lập để đo lường nhân tố Môi trường làm việc đạt tính tin cậy cần thiết và phù hợp.

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định bằng Cronbach Alpha nhân tố Môi trường làm việc

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Nhân tố “Môi trường làm việc”: α = 0.841, N = 5

MT1 24.9793 28.687 0.519 0.826

MT2 24.8705 26.113 0.765 0.775

MT3 24.6477 27.063 0.672 0.795

MT4 24.3985 26.314 0.567 0.814

MT5 24.0314 28.495 0.633 0.857

4.3.1.7. Kết quả kiểm định thang đo biến phụ thuộc Động lực làm việc (DL)

Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6, các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường biến phụ thuộc đều lớn hơn 0.3 (bảng 4.10). Điều đó cho thấy biến phụ thuộc (là một biến tiềm ẩn) được đo lường bằng bốn biến quan sát từ DL1 đến DL6 đảm bảo tính tin cậy của một khái niệm nghiên cứu tốt.

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định bằng Cronbach Alpha biến phụ thuộc Động lực làm việc

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Biến phụ thuộc “Động lực làm việc”: α = 0.832, N = 6

DL1 16.9896 32.406 0.532 0.883 DL2 17.3782 27.799 0.856 0.807 DL3 17.3161 29.301 0.692 0.847 DL4 17.4041 28.034 0.850 0.809 DL5 17.5869 27.876 0.721 0.853 DL6 17.6384 29.382 0.655 0.761

Nguồn: Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS

4.3.2. Phân tích khám phá nhân tố

Phân tích khám phá nhân tố nhằm giúp rút gọn từ nhiều biến quan sát về ít biến hơn mà vẫn chứa đựng những thông tin chính của toàn bộ dữ liệu. Bởi vì phân tích nhân tố là kỹ thuật phân tích phụ thuộc lẫn nhau không có sự phân biệt giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Vì vậy nghiên cứu này tiến hành phân tích khám phá nhân tố với các biến quan sát thuộc biến độc lập cùng một lượt và các biến quan sát thuộc biến phụ thuộc riêng. Kết quả phân tích cho thấy như sau:

Bảng 4.9 Kết quả phân tích khám phá nhân tố biến độc lập

Biến quan sát Factor loading

1 2 4 5 6 CV1 0.685 CV2 0.622 CV3 0.610 CV5 0.595 CV4 0.589 TN1 0.753 TN3 0.702 TN4 0.691 TN5 0.636 TN2 0.605 DT2 0.818 DT1 0.786 DT3 0.753 DT4 0.733 DT5 0.698 QH1 0.774 QH3 0.766 QH2 0.751 QH4 0.611 QH5 0.609 KT5 0.819 KT2 0.813 KT3 0.806 KT4 0.604 KT1 0.599 MT1 0.937 MT2 0.929

MT3 0.770 MT5 0.670 NT4 0.649 Eigenvalue 8.747 2.637 1.977 1.646 1.362 1.251 KMO 0.821 p- value (Bartlett test) 0.000 Phương sai giai thích 68.77

Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu bằng phẩn mềm SPSS 4.3.2.2. Phân tích khám phá nhân tố biến phụ thuộc

Kết quả phân tích đối với biến phụ thuộc Động lực làm việc từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy hệ số KMO lớn hơn 0.5 (0.774), kiểm định Bartlett’s có p – value nhỏ hơn 0.05 (0.000), giá trị eigenvalue lớn hơn 1, hệ số factor loading đều lớn hơn 0.5, phương sai giải thích lớn hơn 50% (69.51%), các biến quan sát hội tụ về một nhân tố duy nhất (bảng 4.10). Điều đó cho thấy sử dụng phân tích khám phá nhân tố là phù hợp, biến phụ thuộc Động lực làm việc là một thang đo đơn hướng.

Bảng 4.10 Kết quả phân tích khám phá nhân tố biến phụ thuộc

Biến quan sát Thành phần chính Động lực làm việc DL3 0.935 DL2 0.805 DL1 0.739 DL4 0.670 DL5 0.658 DL6 0.634 Eigenvalue 3.384 KMO 0.774

p-value (Bartlett test) 0.000

Phương sai giải thích 69.51

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh tây hồ (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w