Xu hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa của Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải vàng (Trang 75)

những năm tới

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và kinh tế số đang là xu hướng chủ đạo, các hoạt động logistics nói chung và giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển nói riêng càng ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất, dịch vụ và toàn ngành kinh tế của Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam có hơn 4000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong ngành Logistics, trong đó 89% là doanh nghiệp trong nước, 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp nước ngoài. Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành Logistics Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14% - 16%, với quy mô khoảng 40 – 42 tỷ USD/ năm. Thị trường logistics Việt Nam được đánh giá cao, đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Maysia và Thái Lan.

Mục tiêu của ngành Logistics hiện nay được thể hiện rất rõ ràng tại Quyết định 200/QĐ-TTg: Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8% - 10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% - 20%, tỷ lệ cho thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% - 60%, chi phí logistics giảm xuống còn 16% - 20% GDP, xếp hạng theo Chỉ số năng lực quốc gia về logistics trên thế giới đạt hạng thứ 50 trở lên.

Những xu hướng phát triển chính của ngành dịch vụ giao nhận vận tải của Việt Nam hiện nay là:

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành vận tải và Logistic: Với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, đã có nhiều ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động logistics. Trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia phát triển đã và đang áp dụng công nghệ hiện đại đặc biệt là trí tuệ nhân tạo để thay thế sức người thực hiện một số dịch vụ như đóng hàng vào container, xếp dỡ hàng hóa,... nhờ vậy năng suất lao động tăng cao, chi phí lao động giảm, tính cạnh tranh từ đó được nâng cao. Tuy nhiên, tại Việt Nam các doanh nghiệp chỉ mới ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh ở trình độ thấp, chủ yếu là sử dụng phần mềm khai báo hải quan điện tử,

công nghệ định vị xe và internet cơ bản,... Tuy nhiên khi bước vào xu hướng số hóa, các doanh nghiệp trong ngành vận tải và Logistics Việt Nam cần phải tìm cách thích ứng dần, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào hoạt động của mình, nhằm chuẩn hóa quy trình vận hành, tối ưu chất lượng dịch vụ và gia tăng sự trung thành từ phía khách hàng.

Xu hướng mua sắm trực tiếp mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải và logistics: Hơn 70% dân số Việt Nam đang sử dụng mạng internet và tiếp cận với các ứng dụng công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện cho ngành thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, đa dạng các sàn thương mại điện tử mọc lên như nấm. Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam, thị trường thương mại điện tử đạt 8 tỷ USD, có mức tăng trưởng 30% so với năm 2017, năm 2020 đạt 10 tỷ USD và dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng cao trong nhiều năm tới. Thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, nhiều người tiêu dùng chuyển qua mua sắm trực tuyến mở ra sự phát triển của mô hình kinh doanh mới đối với các công ty dịch vụ chuyển phát với tần suất cao. Nhiều trang thương mại điện tử cũng đầu tư và xây dựng nền tảng công nghệ và hệ thống logistics, mở rộng quy mô kho bãi, tăng cường điểm phân phối hàng hóa rộng khắp cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Mua bán sáp nhập tiếp tục sôi động với vận tải và logistics: Do áp lực cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và tác động của cuộc cách mạng 4.0, hoạt động mua lại và sáp nhập các công ty vận tải và logistics diễn ra ngày càng phổ biến. Cùng với tiềm năng tăng trưởng cao của ngành logistics Việt Nam và khả năng cạnh tranh kém của các doanh nghiệp trong nước, đã tạo cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam thông qua hình thức này, các doanh nghiệp này tận dụng mạng lưới sẵn có, cùng nguồn khách hàng và kinh nghiệm vận hành nội địa và trở thành đối thủ cạnh tranh lớn mạnh đối với các doanh nghiệp trong nước. Hoạt động M&A này cũng tạo ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong nước phải cải tiến và đổi mới để tối ưu doanh nghiệp của mình, đồng thời cũng là cơ hội tốt cho doanh nghiệp khác khi được học tập kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ, tối ưu hóa chi phí logistics của các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm.

Đầu tư vào kho bãi, trung tâm logistics và chuỗi cung ứng lạnh: Với sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp thương mại điện tử, cùng với nhu cầu thuê mặt bằng lưu giữ, phân loại hàng hoá hoàn tất đơn hàng,.. nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt xu thế, xây dựng và đầu tư vào hệ thống kho bãi, trung tâm logistics với chức năng cung ứng dịch vụ vận tải, hoàn tất đơn hàng, phân phối một cách chuyên

nghiệp theo hướng hiện đại với chất lượng cao. Ngoài ra thời gian gần đây, chuỗi cung ứng lạnh có sự tăng trưởng cao do tăng số lượng kho lạnh, tăng trưởng trong ngành thực phẩm chế biến và ngành dược phẩm, công nghệ. Đây cũng là cơ hội để thị trường chuỗi cung ứng lạnh nói chung và kho lạnh nói riêng tại Việt Nam được mở rộng và có những bước phát triển mới.

3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty Cổ phần giao nhận vận tải Vàng giai đoạn 2021 – 2025

Có thể nói thị trường kinh doanh dịch vụ logistics nói chung và dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển nói riêng cạnh tranh dần trở nên gay gắt, vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho công ty hiện tại là phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng, cụ thể để có thể phát triển lâu dài và hiệu quả. Mục tiêu phát triển của công ty giai đoạn 2021 – 2025: Doanh thu công ty duy trì mức tăng ổn định qua các năm, tăng trưởng trung bình 30%/ năm, lợi nhuận ròng đạt 35%- 40%. Số lượng chào hàng, ký kết hợp đồng thành công đạt trên 90%. Nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu tối đa số lượng khách hàng không hài lòng về chất lượng dịch vụ về 0%. Mục tiêu đến năm 2025, mở thêm chi nhánh mới tại Đà Nẵng, tăng số lượng nhân viên lên 200.

Phương hướng thực hiện:

Chính sách kinh doanh

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty thông qua việc đăng cai, tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm về dịch vụ. Tổ chức cho nhân viên ra nước ngoài và mời các đoàn doanh nghiệp nước ngoài về trao đổi cơ hội đầu tư, hợp tác phát triển dịch vụ. Đẩy mạnh tuyên truyền cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và thương mại nội địa về việc sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài theo phương hướng chuyên môn hóa, phân công lao động thích hợp trong chuỗi cung ứng.

Chính sách nhân sự

Quan tâm, đào tạo nhân viên, tổ chức các buổi nâng cao nghiệp vụ. Tìm hiểu, giải quyết mong muốn, nguyện vọng của nhân viên, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, tạo cảm giác thoải mái, năng động tạo cơ hội cho mỗi cá nhân có thể phát huy tối đa khả năng của mình vì mục đích chung của công ty.

Chính sách chất lượng

Tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng gắn liền với thương mại điện tử theo xu hướng phát triển trên thế giới và khu vực bằng cách học tập, áp dụng khoa học công nghệ vào bộ máy vận hành công ty. Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 đảm bảo hàng hóa an toàn. Thay mới

các thiết bị đã cũ, mở rộng quy mô kho bãi để có thể cung cấp tốt nhất những yêu cầu từ phía khách hàng.

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị để thực hiện tốt hơn dịch vụ giao nhậnhàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Vàng

3.2.1. Đổi mới, gia tăng giá trị cho khách hàng

Trong hoạt động dịch vụ vận tải biển, chất lượng của dịch vụ đem đến cho khách hàng sự tin tưởng, yên tâm là hàng hóa của mình đang được an toàn và đến tay người nhận. Việc cạnh tranh bằng chất lượng là rất cần thiết, nó giúp công ty bớt được gánh nặng cạnh tranh so với các công ty nước ngoài có tiềm lực về vốn.

Chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng được coi là yếu tố mang đến thành công cho doanh nghiệp. Sự khác biệt về chất lượng dịch vụ sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh rất lớn cho công ty. Để có thể nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng công ty cần có những giải pháp cụ thể.

Trước hết, công ty cần đổi mới, nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có. Bên cạnh đó, cung cấp thêm các dịch vụ mới nhằm đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu đa dạng từ phía khách hàng.

Dịch vụ xếp, dỡ hàng hoá nhập khẩu cũng cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Công ty cần chuẩn bị những phương tiện, thiết bị cần thiết, tổ chức các đội công nhân bốc xếp sẵn sàng tham gia xếp, dỡ hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng. Đảm bảo hàng hoá được xếp, dỡ một cách khoa học và nhanh nhất.

Dịch vụ vận chuyển cũng không thể bỏ qua. Đây là dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi rất cao về tính chuyên nghiệp. Với khối lượng hàng hoá rất lớn, việc vận chuyển nhanh và đảm bảo an toàn là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ công ty làm dịch vụ vận chuyển.

Dịch vụ của công ty phải đáp ứng được những yêu cầu là nhanh gọn, chính xác, an toàn với chi phí thấp nhất có thể. Muốn vậy, công ty nên tự mình xây dựng một số chỉ tiêu như thời gian hoàn thành công việc hợp lý, theo dõi kết quả dịch vụ, đánh giá của khách hàng. Về lâu dài, công ty cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế biên soạn và chính thức ban hành năm 1987. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng toàn diện, không chỉ dịch vụ mà cả chất lượng con người. Ngoài ra, một dịch vụ tốt cũng tức là sẽ phải tư vấn trung thực cho khách hàng về tình hình cạnh tranh trên thị trường, tình hình hoạt động ngoại thương cũng như luật pháp quốc tế. Cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về đối tác xuất khẩu, đưa ra các

thích cụ thể các điều khoản phức tạp để khách hàng không bị hiểu sai, dẫn đến tranh cãi khi có tranh chấp xảy ra. Những dịch vụ bổ sung này có tác dụng duy trì và củng cố quan hệ với khách hàng cũng như nâng cao vị thế của công ty trong cạnh tranh.

3.2.2. Đẩy mạnh, quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín, thương hiệu

Hiện tại Việt Nam có rất nhiều công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải, tuy nhiên không phải công ty nào cũng có vị thế vững chắc trong ngành và được khách hàng biết tới. Diện mạo công ty chính là bộ mặt thu hút khách hàng, việc đẩy mạnh, quảng bá hình ảnh công ty là điều vô cùng quan trọng, không những thu hút thêm nhiều khách hàng, nâng cao uy tín, thương hiệu mà còn giúp công ty mở rộng quy mô và phát triển lâu dài.

Công ty cần đầu tư vào Website riêng, phải có một trang chủ để quảng bá về mình, đồng thời cũng là phương tiện tiếp xúc với khách hàng. Điều này tạo lợi thế rất lớn cho công ty vì xác suất khách hàng truy cập vào Website rất cao. Bên cạnh đó còn gây ấn tượng tốt đối với khách hàng về một thương hiệu giao nhận có uy tín. Đặc biệt, Website cần được thiết kế nổi bật thế mạnh vận chuyển hàng của công ty, thuận lợi dễ dàng tra cứu với người truy cập.

Công ty cũng có thể sử dụng Email Marketing để trực tiếp gửi thư quảng cáo dịch vụ của mình cho các đối tác. Đồng thời tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, tổ chức các buổi hội thảo, giới thiệu tới khách hàng các dịch vụ mà công ty cung cấp, những ưu điểm, lợi thế mà công ty có. Hoạt động này không những giúp quảng bá rộng rãi thương hiệu mà còn tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng mới tiềm năng đến với công ty.

3.2.3. Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực chất lượng là tiền đề vững chắc cho một doanh nghiệp. Năng lực chuyên môn tốt, nghiệp vụ đảm bảo không những giúp hoạt động của công ty được vận hành một cách trôi chảy mà còn giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế tối đa những thiệt hại xảy ra do lỗi tác nghiệp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty, muốn làm được điều đó, công ty cần:

Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao đào tạo những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng cho cán bộ công nhân viên và đội ngũ trực tiếp phục vụ khách hàng, tài trợ cho các cán bộ nhân viên tham gia các lớp học để nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Bố trí nhân viên tham gia triển lãm tại nước ngoài, thực hiện các nghiệp vụ mua bảo hiểm hàng hoá, giải quyết tranh chấp, các vấn đề phát sinh,..

Nâng cao ý thức cạnh tranh cho cán bộ công nhân viên để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc, đồng thời có mức lương, thưởng hấp dẫn để thu hút

nhân lực có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm.

Khi bố trí nhân viên cần chú ý đến các yếu tố hình thành nên phẩm chất và trình độ chuyên môn của nhân viên, chỉ khi sử dụng đúng người thì hiệu quả lao động mới được đảm bảo.

Chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực trẻ có lợi thế tiếp cận nhanh với tri thức mới, có khả năng nhạy bén với ngoại ngữ, công nghệ,.. Công ty có thể tuyển chọn, đầu tư ngay cho sinh viên đang theo học các chuyên ngành ngoại thương, kinh tế quốc tế, logistics tại các trường đại học thông qua tổ chức ngày hội việc làm tại trường, hoặc buổi tham quan thực tế tại công ty hay tuyển thêm thực tập sinh để đào tạo, khơi gợi niềm đam mê với ngành ngay từ ban đầu.

3.2.4. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết bị phục vụ cho hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

Việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại Việt Nam còn

ở mức khiêm tốn chủ yếu tập trung ở lĩnh vực khai báo hải quan và GPS, chưa có doanh nghiệp nào ứng dụng các hệ thống tự động hóa cho kho hàng, trung tâm phân phối. Các loại phương tiện phục vụ công tác giao nhận và vận chuyển còn hạn chế và lạc hậu trong khi thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Vàng cũng cần thiết phải nâng cấp phương tiện, trang thiết bị nhằm nâng cao dịch vụ giao nhận và vận chuyển để có thể tăng khả năng cạnh tranh hơn trong thời gian tới, doanh nghiệp cần:

Đầu tư sửa chữa hoặc mua mới các trang thiết bị hiện đại, đầu tư thêm phương tiện vận chuyển để đưa vào sử dụng nhằm giảm thiểu thời gian giao nhận và giữ an

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải vàng (Trang 75)