Kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải vàng (Trang 82 - 92)

2021 – 2025

3.2.7. Kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan có thẩm quyền

➢ Đối với nhà nước

Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước về giao nhận, thiết lập khung pháp lý phù hợp với điều kiện giao nhận tại Việt Nam

Hiện thủ tục hải quan tại Việt Nam chưa thực sự được áp dụng nhiều ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý mà thiên về thủ tục giấy tờ rườm rà. Điều này ảnh hưởng đến quá trình lưu thông hàng hóa do thời gian thực hiện kéo dài. Bên cạnh đó, tàu biển khi ra vào cảng phải thông qua nhiều chốt kiểm tra, từ bộ đội biên phòng, kiểm tra liên ngành, hoa tiêu, cảng vụ, hải quan, kiểm dịch y tế. Thủ tục khai báo phức tạp và tiêu tốn thời gian, nội dung giấy tờ liên quan phải xuất trình khá nhiều và có sự trùng lặp về mặt nội dung. Trong khi đó, địa điểm làm thủ tục còn phân tán, rải rác, cách xa nhau, không tập trung khiến thời hạn làm thủ tục không thống nhất mà phải tuân theo quy định riêng của từng cơ quan, ban ngành.

Bộ Luật Hàng hải cần phải được hoàn thiện hơn nữa nhằm sửa đổi các điều khoản cho phù hợp với tình hình giao nhận hiện nay và trên thế giới, giúp ngành giao nhận vận tải cũng như các công ty giao nhận trong nước bảo vệ được quyền lợi của mình khi ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các hãng tàu nước ngoài đầu tư mạnh vào Việt Nam để chiếm lĩnh thị phần.

Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động giao nhận: Nhà nước cần phải ra tay mạnh hơn khi giải quyết tình trạng mất cân bằng và việc phân bố hàng hóa, các tàu chuyên chở, các container…tại các cảng của nước ta. Vì thế, việc nhà nước phải cải thiện và tăng cường các công cụ quản lý thích hợp để phối hợp giải tỏa lượng hàng hóa luân chuyển tại các cảng ở các khu vực Bắc Trung Nam đều đặn và cân bằng nhằm tránh tình trạng cảng quá tải, cảng lại ít đơn hàng.

Việc quản lý giá cước chưa được chặt chẽ dẫn đến cạnh tranh bất bình đẳng. Các cảng biển đua nhau giảm giá dịch vụ, giá thấp đến mức tối thiểu vẫn không đủ sức cạnh tranh và nguy cơ "phá giá" đang tiềm ẩn của các doanh nghiệp. Vấn đề có thể dẫn tới chất lượng dịch vụ tại các cảng biển suy giảm, sức đầu tư yếu và không còn khả năng để gánh nợ vốn vay trong và ngoài nước.

Đầu tư, xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giao nhận: Thứ nhất, cần phải đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư, sửa chữa và

nâng cấp các cảng tại Việt Nam. Ở các tỉnh có lượng hàng hóa lưu chuyển nhiều cần xây dựng thêm các cảng biển mới có quy mô trọng điểm. Nhằm tránh tình trạng mất cân bằng cảng hàng nhiều và cảng hàng ít dẫn đến quá tải và xuống cấp như cảng ở Hồ Chí Minh. Trên thực tế nước ta hiện có 39 cảng biển được chia thành 6 nhóm. Theo Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng hóa và đặc biệt là hàng hóa vận chuyển bằng container đường biển đang trên đà tăng trưởng với tốc độ cực kỳ cao,nhưng phân bố lượng hàng qua các cảng là không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và Hồ Chí Minh. Trong khi đó, một số cảng khác ít hoạt động hơn do nguồn hàng đổ về không nhiều. Thêm vào đó, tốc độ nâng cấp xây mới các cảng chính lại không theo kịp tốc độ phát triển về số lượng hàng hóa xuất nhập mỗi năm, dẫn đến tình trạng quá tải nghiêm trọng tại các cảng biển, đặc biệt vào mùa cao điểm.

Thứ hai, đầu tư sử dụng các ứng dụng, nâng cấp và phát triển các phương tiện vận tải trong ngành giao nhận tại các cảng biển. Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin và trao đổi dữ liệu điện tử (EDI): việc ứng dụng EDI trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt là trong quản lý và khai thác cảng biển được xem là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam. Các hệ thống này chính là "phần mềm" của cảng biển. Ưu điểm của các hệ thống này là hạn chế tối đa những sai sót của con người, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, nâng cao năng suất xoay vòng xếp dỡ hàng hóa của cảng biển và công suất của kho, bãi. Hơn thế nữa IT và EDI còn là những yếu tố cơ bản làm nền móng ban đầu cho các cảng biển tiến tới việc ứng dụng thương mại điện tử và tăng tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

Tóm lại, việc ứng dụng IT và EDI trong quản lý và khai thác container tại các cảng biển Việt Nam hầu như chỉ dừng lại ở mức độ nhận thức. Vì thế cần phải sớm đưa kiến nghị lên nhà nước để có những giải pháp cũng như cách thực hiện nhanh chóng để các doanh nghiệp vận tải biển sớm ứng dụng và phát huy được khả năng của mình cả trong nước và quốc tế.

Phê chuẩn, tham gia các công ước quốc tế liên quan đến giao nhận vận tải: Hiện nay, Việt Nam đang xem xét việc gia nhập các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển: Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc pháp luật liên quan đến vận đơn đường biển (Hague-Visby) giúp quyền lợi của chủ tàu được đảm bảo, Công ước của Liên hiệp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (Hamburg) giúp bảo vệ quyền lợi cho chủ hàng và Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng vận chuyển hàng hóa một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển (Rotterdam) dung hòa cả 2 công ước nói trên và mang tính chuyên nghiệp cao

nhưng lại có ít nước tham gia. Việc kí kết và tham gia các công ước sẽ có ý nghĩa đối với ngành giao nhận nói chung và ngành vận tải biển nói riêng ở Việt Nam. Tuy nhiên, để lựa chọn công ước nào thì Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ những nội dung bao hàm trong nó và có sự so sánh với thực tế kinh tế và pháp luật hiện hành.

Vì vậy, việc gia nhập các công ước quốc tế sẽ mang lại nhiều lợi ích, đây cũng là điều mà bất kì quốc gia nào cũng luôn hướng tới. Cho nên, để giúp các doanh nghiệp tăng tiềm lực cạnh tranh trong ngành vận tải biển thì về phía nhà nước càng phải nâng cao luật Hàng hải của Việt Nam khi còn nhiều điểm không tương thích với các điều luật của các công ước quốc tế nên khi gặp trường hợp tranh chấp, chủ hàng hoặc chủ tàu của Việt Nam thường bị thua kiện do luật pháp Việt Nam còn lỏng lẻo.

➢ Đối với cơ quan hải quan

Thứ nhất, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật hải quan. Tình trạng văn bản quá dài, nhiều quy định, nhiều từ ngữ không rõ ràng, dễ dẫn đến cách hiểu, cách giải thích, cách áp dụng khác nhau, không thống nhất giữa Hải quan và doanh nghiệp, giữa các đơn vị, công chức hải quan.

Thứ hai, tiếp tục đơn giản hóa một số thủ tục hải quan. Một số quy định về thủ tục hải quan chưa rõ ràng và hợp lý như thủ tục hủy tờ khai, sửa tờ khai, thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ; việc phân tích, phân loại hàng hóa có thời gian phân tích mẫu quá dài, lấy quá nhiều mẫu; quy định về thời gian tạm nhập tái xuất phương tiện quay vòng; thời hạn nộp kết quả kiểm tra chất lượng chưa phù hợp với mặt hàng máy móc thiết bị nặng, lô hàng lớn; quy định không được sửa mã địa điểm.

Vấn đề kiểm tra thực tế hàng hóa và giám sát Hải quan, hiện quy trình thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa và giám sát hải quan tại nhiều đơn vị hải quan địa phương còn chưa rõ ràng.

Thứ ba, cải thiện quy trình và các thủ tục liên quan đến thuế. Việc luân chuyển chứng từ nộp thuế giữa ngân hàng, kho bạc và cơ quan hải quan không tốt, gây phiền hà cho doanh nghiệp trong việc chứng minh đã nộp thuế cho tờ khai đã mở. Sự phối hợp về thời gian làm việc giữa cơ quan hải quan và ngân hàng chưa kịp thời, hàng đã làm thủ tục nhưng không thể nộp thuế để thông quan do ngân hàng hết giờ làm việc hoặc nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ tết.Vấn đề xác định mã HS và biểu thuế. Tình trạng một mặt hàng về các cửa khẩu khác nhau, cơ quan hải quan các chi cục áp mã HS khác nhau gây bức xúc cho doanh nghiệp.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả phương thức, phương tiện quản lý hải quan, trình độ chuyên môn. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của hải quan còn một số hạn chế:

bị kẹt, bị lỗi; chậm cập nhật tình hình nộp thuế của doanh nghiệp, có trường hợp đến 2 - 3 ngày; ở các cửa khẩu vùng xa mạng Internet 3G dùng không được, rất khó khăn cho doanh nghiệp trong việc mở, sửa chữa tờ khai. Về việc tra cứu nợ thuế trên Cổng thông tin của Tổng cục Hải quan gây rủi ro về lộ thông tin của doanh nghiệp.

Tóm tắt chương 3

Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển muốn đi được lâu dài cần phải có chiến lược và mục tiêu rõ ràng. Từ đó làm tiền đề để xây dựng kế hoạch kinh doanh, đề ra những giải pháp cải thiện chất lượng, nhắm tới mục tiêu xa hơn là mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường.

Để cải thiện chất lượng dịch vụ giao nhận cần có một cách nhìn tổng quát và toàn diện phát hiện những lỗ hổng trong quá trình điều hành hoạt động cũng như thiếu sót và hạn chế trong nội bộ công ty để nâng cao năng lực đội ngũ công nhân viên, xây dựng, bổ sung trang thiết bị hiện đại cũng như học hỏi cách áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quản lý hệ thống. Bên cạnh đó cũng cần mạnh dạn đề xuất những ý kiến thiết thực và hiệu quả lên nhà nước cấp cao và các cơ quan ban ngành có liên quan trong việc giảm bớt các thủ tục rườm rà, phức tạp; đơn giản hóa các thủ tục hải quan; xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải,... để có được dịch vụ với chất lượng tốt hơn, hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

Tuy chỉ mới xuất hiện trong vài chục năm trở lại đây tại Việt Nam, nhưng ngành Logistics Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng, dấn thân sâu vào những trung tâm giao dịch vận tải thế giới nhờ việc Chính phủ ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho ngành phát triển. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, nhiều Hiệp định thương mại được ký kết, cùng sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử và ngành công nghiệp tự động hóa, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện. Trong bối cảnh đó thì hoạt động giao nhận hàng hóa trở thành hoạt động quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của quốc gia. Đặc biệt là dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển được xem là cầu nối mạnh mẽ nhất, mang hàng hóa từ khắp các quốc gia trên thế giới tập trung tại thị trường tiêu dùng Việt Nam.

Kể từ khi thành lập, Công ty cổ phần giao nhận vận tải Vàng đã đạt được nhiều những thành tựu đáng kể trên con đường phát triển, quảng bá thương hiệu cũng như tạo dựng vị thế của mình trong ngành giao nhận vận tải. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường trong nước và sự xâm nhập của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Trong tương lai công ty cần có những chiến lược phù hợp để mở rộng thị trường giao nhận cũng như cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ giao nhận, đảm bảo hoàn thành tốt các tiêu chí về thời gian, độ an toàn của hàng hóa, giá cả hợp lý, linh hoạt trong giải quyết vấn đề và đảm bảo duy trì tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình để giữ chân khách hàng cũ cũng như thu hút khách hàng mới, hoàn thành mục tiêu đặt ra, duy trì mức tăng trưởng ổn định và nâng cao năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó thực hiện chính sách nghiên cứu để mở rộng thị trường giao nhận, đồng thời học hỏi những ứng dụng khoa học tân tiến trong quá trình vận hành để đơn giản hóa các quy trình vận hành, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng từ phía khách hàng mà vẫn đảm bảo doanh thu cho công ty.

Cuối cùng, báo cáo này dựa trên những tài liệu cung cấp và thông tin trên trang chủ của công ty. Do thời gian có hạn và nhận thức còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo không tránh khỏi những điểm sai sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến từ phía anh chị trong công ty và quý thầy cô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Các văn bản hành chính nhà nước

1. Quốc hội (2005), Luật thương mại, Công báo Chính phủ.

B. Các tài liệu sách báo

2. Phòng kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty

Cổ phần giao nhận vận tải Vàng năm 2018, 2019, 2020.

3. Phòng kinh doanh, Tổng hợp cơ cấu các loại hình dịch vụ giao

nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần giao nhận vận tải

Vàng năm 2018, 2019, 2020.

4. Phòng kinh doanh, Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu

bằng đường biển của công ty.

5. Phòng kinh doanh, Một số chi phí liên quan đến hoạt động giao

nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển năm 2020.

6. Bộ công Thương (2021), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020, Nhà xuất bản Công Thương.

7. Dương Văn Bạo (2014), Giao nhận vận tải quốc tế, Nhà xuất bản Hàng Hải, Hải Phòng.

8. Đoàn Trần (2019), “Bước chuyển biến lớn về hội nhập. Chuyển từ tham dự sang chủ động tham gia”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 94+95.

9. Phạm Thị Hồng Hạnh (2013), “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu theo phương thức Door to Door bằng đường biển của công ty Interlogistics”, Luận văn tốt nghiệp trường đại học kinh tế thành phốHồ Chí Minh.

10. Vũ Thị Bảo Hồng (2014), “Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường container đường biển tại hi nhánh Công ty TNHH dịch vụ vận

tải và thương mại Việt Hoa”, Luận văn tốt nghiệp HUTECH.

C. Các tài liệu từ trang thông tin trên mạng

11. Công ty cổ phần giao nhận vận tải Vàng,

https://goldtrans.com.vn/cong-ty- logistics-goldtrans

12. “Logistics Việt: 4 xu hướng, 5 thách thức và những lưu ý”, Chứng khoán bảo Việt, https://bvsc.com.vn/News/20191223/730151/logistics-viet-

4-xu- huong-5-thach-thuc-va-nhung-luu-y.aspx, [23/12/2019].

13. Vũ Đại Đồng (2021), “Phát triển ngành dịch vụ logistics dưới tác động của đại dịch covid-19”, Tạp chí tài chính, https://tapchitaichinh.vn/tai-

chinh- kinh-doanh/phat-trien-nganh-dich-vu-logistcs-duoi-tac-dong-cua-dai-

dich- covid19-333560.html,[ 03/05/2021].

14. Phạm Trung Hải (2019), “Phát triển ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam”,

Tạp chí tài chính, https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-

nganh-dich-vu-logistics-tai-viet-nam-306129.html, [28/04/2019].

15. Cao Cẩm Linh (2021), “Phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số”, Tạp chí tài chính, https://tapchitaichinh.vn/tai-

chinh-kinh- doanh/phat-trien-dich-vu-logistics-o-viet-nam-trong-boi-canh-

kinh-te-so- 331297.html, [13/01/2021].

16. “Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh cục diện kinh tế thế giới mới”, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO

NHẬN VẬN TẢI VÀNG- GOLDTRANS PHIẾU ĐIỀU TRA

Tên cá nhân/ doanh nghiệp hợp tác:...

Địa chỉ:...

Email:...

Số điện thoại:...

Câu 1: Anh (chị) đã từng sử dụng dịch vụ giao nhận của Goldtrans hay không?

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận vận tải vàng (Trang 82 - 92)