5. Kết cấu đề tài
2.2.2. Những chỉ tiêu về hoạt động môi giới chứng khoán của Công ty Cổ phần Chứng
phần Chứng khoán VPS từ năm 2018- 2020
2.2.2.1. Số lượng tài khoản tại VPS
Sau hơn 13 năm đi vào hoạt động, VPS đã có hàng nghìn tài khoản của các khách hàng mở mới và gia tăng hoạt động giao dịch tại VPS, bao gồm rất nhiều tài khoản của tổ chức và nhà đầu tư cá nhân lớn.
Biểu đồ 2.1: Số lượng tài khoản từ năm 2018-2020 tại VPS
250000 200000 150000 100000 50000 0 Năm 2018 Năm 2019
Số lượng tài khoản tại VPS
(Nguồn: Số liệu thống kê của VPS và TTLKC năm 2018- 2020)
Nhìn vào biểu đồ 2.1 có thể thấy số lượng tài khoản của VPS tăng từ năm 2018 đến 2020. Năm 2018, công ty có 2.771.409 tài khoản khách hàng, chiếm 8,34% trên tổng số tài khoản toàn thị trường vào thời điểm cuối năm. Năm 2019, công ty đã có 2.374.894 tài khoản, giảm 396.515 tài khoản tài khoản so với năm 2018 và chiếm 8,60% so với toàn thị trường. Đến năm 2020, tài khoản của VPS vẫn tiếp tục tăng với 2.771.409 tài khoản (tăng 10,45%), tốc độ tăng so với toàn thị trường tăng cao. Tính đến tháng 3 năm 2021, tổng số tài khoản của công ty là 3.029.407 tài khoản. (Số lượng tài khoản tính cả trong và ngoài nước).
Như vậy, số lượng tài khoản mở tại VPS tăng qua các năm nhưng thị phần tăng không đều. Có thể nói, những năm 2017- 2018 là những năm TTCK rất phát triển, là cơ hội thúc đẩy hoạt động MGCK của VPS cũng như các CTCK khác. Số lượng tài khoản năm 2018 tăng cao, sau đó đến năm 2019, số lượng đó bắt đầu tăng chậm hơn và có dấu hiệu giảm mạnh. Một phần là do khả năng cạnh tranh khốc liệt của các CTCK, nhiều công ty đưa ra mức phí và các chính sách ưu đãi cạnh tranh để thu hút nhà đầu tư mới và một số lượng khách hàng chuyển sang CTCK khác. Do đó, VPS đã
và đang đưa ra những giải pháp cũng như các sản phẩm đa dạng, hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư để ngày càng nâng cao thị phần.
Đối với thị trường chung cả nước, năm 2020, mặc dù chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, tuy nhiên Việt Nam đã có những chính sách và chủ trương kiểm soát tốt dịch bệnh, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước cũng có nhiều điểm sáng, đồng thời các CTTCK Việt Nam cũng dần phục hồi bền vững và giữ vững tăng trưởng ngoạn mục trên hầu hết tất cả các khía cạnh của thị trường vào giai đoạn cuối năm 2020.
TTCK Việt Nam vinh dự được đánh giá là 1 trong 10 các TTCK có sức chống chịu với đại dịch và khả năng phục hồi tốt nhất thế giới. Chỉ số VN Index vượt 1.100 điểm, đạt 1103,87 điểm, tăng mạnh tới 67% so với thời điểm thấp nhất của năm 2020, tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 2019; chỉ số HNX Index tăng gần 119% so với thời điểm cuối quý I/2020 và tăng 98,1% so với cuối năm 2019.
Quy mô thị trường cổ phiếu đã vượt mục tiêu của Chính phủ đề ra cho đến năm 2020, đồng thời thị trường trái phiếu cũng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, tăng 69% so với thời điểm cuối quý I và tăng 20,8% so với cuối năm 2019, tương đương với 87,7% GDP năm 2019 và 84,1%GDP năm 2020, vượt mục tiêu đề ra. Thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.388 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với cuối năm 2019 (tương đương 23% GDP).
Thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng giá trị giao dịch bình quân năm 2020 đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 59,3% so với bình quân năm 2019. Thanh khoản trên thị trường trái phiếu tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân đạt trên 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm 2019.
Số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới tăng kỷ lục trong năm 2020. Số tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới năm 2020 đạt 393.659 tài khoản, tăng 94% so với số lượng tài khoản mở mới trong năm năm 2019, khối ngoại mở mới 2.856 tài khoản. Luỹ kế tới hết tháng 12/2020, tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn 2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7% so với cuối năm 2019.
2.2.2.2. Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán
Bảng 2.6: Doanh thu và tỷ trọng hoạt động môi giới của VPS
Đơn vị: tỷ VNĐ
Năm
2018 2019 2020
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của VPS năm 2018- 2020)
Từ năm 2018 đến năm 2020, tỷ trọng doanh thu hoạt động MGCK trên tổng hoạt động kinh doanh của VPS đã có sự tăng lên và để có thể so sách, đánh giá dễ dàng và thấy rõ ràng hơn về tỷ trọng này của công ty thông qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.2: Doanh thu hoạt động MGCK và tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của VPS 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 Năm 2018
Doanh thu hoạt động MGCK
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của VPS năm 2018-2020)
Thông qua bảng 2.7 và biểu đồ 2.2 cho thấy doanh thu hoạt động môi giới VPS tăng đều qua các năm trong 3 năm qua và tỷ trọng doanh thu môi giới trên tổng doanh thu hoạt động kinh doanh lại tăng chậm hơn.
Năm 2018, khi bối cảnh TTCK đang phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của VPS, tỷ trọng doanh thu môi giới trên tổng hoạt động kinh doanh
vượt bậc từ năm 2017 đến năm 2018 mà còn phải nhắc đến nghiệp vụ MGCK của công ty đang được thực hiện một cách có hiệu quả hơn và dần chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của công ty.
Đến năm 2020, mặc dù tỷ trọng doanh thu MGCK trên tổng doanh thu hoạt động kinh doanh có giảm nhưng không đáng kể và việc tăng doanh thu môi giới vẫn được duy trì, đạt 252,16 tỷ VNĐ (tăng 56,75% so với năm 2019). Điều này cho thấy hoạt động môi giới đang hoạt động khá tốt. Tuy nhiên, so với các CTCK khác thì doanh thu môi giới chứng khoán chiếm khá thấp trong toàn bộ doanh hoạt động kinh doanh.
Xét tổng quan TTCK Việt Nam, TTCK tiếp tục khẳng định là kênh huy động vốn quan trọng với tổng mức huy động trên TTCK ước đạt 413.700 tỷ đồng, tăng 30% so với cuối năm 2019.
Quy mô thị trường cổ phiếu vượt mục tiêu Chính phủ đề ra cho đến năm 2020 và thị trường trái phiếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, tăng 69% so với thời điểm cuối quý I/2020 và tăng 20,8% so với cuối năm 2019, tương đương với 87,7% GDP năm 2019 và 84,1% GDP năm 2020, vượt mục tiêu đề ra. Thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.388 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với cuối năm 2019 (tương đương 23% GDP).
Thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng giá trị giao dịch bình quân năm 2020 vẫn đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 59,3% so với bình quân năm 2019. Thanh khoản trên thị trường trái phiếu tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân đạt trên 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm 2019.
2.2.2.3. Chi phí môi giới chứng khoán
Giai đoạn năm 2018- 2020 là khoảng thời gian phát triển mạnh mẽ của nghiệp vụ MGCK đem lại doanh thu lớn cho VPS khi khách hàng giao dịch, đồng thời chi phí hoạt động MGCK cũng tăng qua các năm
Bảng 2.7: Chi phí môi giới chứng khoán và tỷ suất chi phí MGCK trên doanh thu MGCK của VPS
Năm
Doanh thu hoạt động MGCK Chi phí hoạt động MGCK
Tỷ suất chi phí MGCK trên doanh thu MGCK (%)
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của VPS năm 2018-2020)
Nhìn vào bảng 2.8 cho thấy tỷ suất chi phí môi giới trên doanh thu MGCK có sự thay đổi không đồng đều qua các năm, tăng từ năm 2018 đến 2019 nhưng lại giảm
mạnh vào năm 2020. Nhìn vào tình hình thị trường năm 2021, tỷ suất này vẫn có dấu hiệu có thể tăng lên.
Mặc dù cả doanh thu và chi phí MGCK đều tăng từ năm 2019 đến năm 2020 nhưng xét về tỷ suất thì lại giảm từ 103,98% xuống còn 89,61% cho thấy các nhân viên môi giới của VPS đang làm rất tốt vai trò của mình, thị trường trong giai đoạn này cũng có bước tiến mạnh mẽ cùng với những chính sách cắt giảm phí giao dịch nhằm thu hút đầu tư của công ty đã thúc đẩy công chúng tham gia vào TTCK, giúp cho nghiệp vụ MGCK hoạt động hiệu quả hơn.
Năm 2019, do chi phí MGCK tăng quá cao so với tỷ lệ tăng của doanh thu dẫn đến tỷ suất này tăng mạnh lên 103,98%. Mặc dù trong năm 2019, VPS vẫn tiếp tục duy trì các chính sách chiến lược nhưng doanh thu thu được lại không thể bù đắp được phần chi phí đã bỏ ra. So với năm 2018, tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động MGCK đều tăng trong năm 2019, bao gồm phí giao dịch, chi phí quản lý hoạt động môi giới, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác. Đặc biệt, phí giao dịch tăng cao từ 34,54 tỷ VNĐ lên đến 90,73 tỷ VNĐ và chi phí khác tăng đột biến từ 16,22 triệu VNĐ lên 25,76 tỷ VNĐ. Điều này cho thấy hoạt động MGCK của công ty giai đoạn trước có dấu hiệu bất thường và có khả năng đi xuống.
2.2.2.4. Lợi nhuận từ hoạt động môi giới chứng khoán
Để xem xét hiệu quả hoạt động MGCK của một CTCK thì phải phân tích tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động
Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận MGCK trên doanh thu MGCK của VPS
Năm
Doanh thu hoạt động MGCK Chi phí hoạt động MGCK Lợi nhuận MGCK Tỷ suất (%)
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán của VPS năm 2018-2020)
Dựa trên bảng 2.8, ta thấy từ năm 2019 đến năm 2020 tỷ suất lợi nhuận của VPS tăng mạnh mặc dù trước đó, giai đoạn 2018- 2019 thì năm 2019 lại giảm sâu, thậm chí còn âm.
Cùng với sự gia tăng của doanh thu MGCK thì chi phí MGCK cũng tăng mạnh từ 262,19 tỷ VNĐ lên 562,02 tỷ VNĐ. Từ năm 2019 đến năm 2020, tuy chi phí MGCK tăng mạnh nhưng tỷ suất lợi nhuận cũng tăng cao với chênh lệch 6,4%, cho
thấy hoạt động môi giới vẫn được thực hiện rất tốt. Trong khi đó, năm 2019, lợi nhuận từ hoạt động MGCK đem lại ngày càng giảm xuống, chi phí MGCK cao hơn doanh thu hoạt động MGCK rất nhiều khiến cho tỷ suất lợi nhuận giảm sâu, thậm chí là lỗ - 10,03 tỷ VNĐ. Như vậy, năm 2019, VPS đã bỏ ra chi phí lớn cho hoạt động MGCK nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả nhiều để đem lại lợi nhuận cho công ty.