5. Kết cấu đề tài
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty Cổ phần Chứng
Cổ phần Chứng khoán VPS
Năm 2019 là một năm đầy khó khăn với VPS nói riêng và các CTCK nói chung do sự sụt gảm mạnh của thanh khoản thị trường. Tại HOSE, khối lượng giao dịch bình quân phiên trong năm chỉ đạt 189,2 triệu chứng khoán, tương ứng với giá trị 3.765 tỷ VNĐ/ngày, so với cùng kỳ 2018 đã có sự sụt giảm lần lượt 17,8% về khối lượng và 26,8% về giá trị giao dịch. Giá trị giao dịch trung bình ngày thông qua giao dịch khớp lệnh trên 3 sàn cũng giảm 34% trong năm 2019 xuống còn 148 triệu USD. Tổng giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài chỉ đạt 206 triệu USD trong năm 2019, giảm còn 89% so với năm 2018. Điều kiện thị trường không thuận lợi cũng khiến các hoạt động huy động vốn cổ phần và chào bán ra công chúng của một số doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng tiêu cực, không xuất hiện những thương vụ có giá trị cao kỷ lục như năm trước đó. Điều này gây bất lợi chó các hoạt động kinh doanh của CTCK, đặc biệt những mạng phụ thuộc nhiều vào thanh khoản và giá trị giao dịch thị trường như môi giới chứng khoán.
Tuy nhiên, vượt qua đại dịch Covid-19, TTCK Việt Nam đã kết thúc năm 2020 với một kết quả tăng trưởng tích cực, giúp mang lại lợi nhuận cho hàng trăm nghìn nhà đầu tư lớn, nhỏ.
Đại dịch Covid-19 đã bắt đầu cho thấy sự ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam từ cuối tháng 1/2020, dẫn đến một đợt sụt giảm mạnh và nhanh chưa từng thấy. VN- Index chỉ trong hai tháng sau đó đã sụt giảm 33,51%, xuống mức thấp nhất trong vòng ba năm. Sau đó, với khả năng kiểm soát dịch bệnh nhanh chóng và thành công của Chính phủ, TTCK Việt Nam đã có đợt phục hồi nhanh chóng thời gian những tháng còn lại năm 2020. Đồng thời, với mức độ phục hồi một cách mạnh mẽ của TTCK và mức lãi suất được duy trì thấp kỷ lục, dòng tiền đã chảy mạnh vào kênh đầu tư chứng
khoán. TTCK ghi nhận quy mô tham gia của nhà đầu tư F0 cao chưa từng thấy trong lịch sử.
Theo UBCKNN, sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh trong nước, TTCK Việt Nam đã phục hồi nhanh và mạnh mẽ. TTCK Việt Nam đã đóng cửa năm 2020 với mức phục hồi ấn tượng, tăng xấp xỉ 15% so với cuối năm 2019 và được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng khoán tăng trưởng tốt nhất thế giới. Giá trị giao dịch bình quân phiên của cả 3 sàn đạt 7.396 tỷ, tăng tới 59% so với năm trước. Kết thúc năm 2020, chỉ số VN Index vượt 1.100 điểm, đạt 1103,87 điểm, tăng mạnh tới 67% so với thời điểm thấp nhất của năm 2020, tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm 2019; chỉ số HNX Index đạt 203,12 điểm, tăng gần 119% so với thời điểm cuối quý I/2020 và tăng 98,1% so với cuối năm 2019; UPCOM-Index đạt 74,45 điểm, tăng hơn 31,6%.
Quy mô thị trường cổ phiếu đã được ghi nhận vượt mục tiêu Chính phủ đề ra cho đến năm 2020, đồng thời thị trường trái phiếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu ghi nhận đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng, tăng 69% so với thời điểm cuối quý I/2020 và tăng 20,8% so với cuối năm 2019, tương đương với 87,7% GDP năm 2019 và 84,1% GDP năm 2020, vượt mục tiêu đề ra. Thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt 1.388 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với cuối năm 2019 (tương đương 23% GDP).
Thanh khoản của thị trường được ghi nhận đà tăng mạnh lên mức cao kỷ lục cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng giá trị giao dịch bình quân năm 2020 vẫn đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên, tăng 59,3% so với bình quân năm 2019. Thanh khoản trên thị trường trái phiếu tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân đạt trên 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm 2019.
Số lượng tài khoản nhà đầu tư F0 trong nước tăng kỷ lục trong năm 2020. Riêng trong tháng 11, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 41.203 tài khoản, con số cao nhất theo tháng trong lịch sử hơn 20 năm hoạt động của TTCK Việt Nam. Cả năm 2020, số tài khoản nhà đầu tư trong nước mở mới đạt 393.659 tài khoản, tăng 94% so với số lượng tài khoản mở mới trong năm 2019; khối ngoại mở mới 2.856 tài khoản. Số lượng tài khoản của các nhà đầu tư F0 mở mới trong năm 2020 gần bằng 10 năm trước cộng lại. Luỹ kế tới hết tháng 12/2020, tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn 2,77 triệu tài khoản, tăng 16,7% so với cuối năm 2019.
Bên cạnh đó, TTCK phái sinh tiếp tục đóng vai trò phòng vệ rủi ro hiệu quả, có tác dụng ổn định tâm lý nhà đầu tư. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 156.852 hợp đồng/phiên, tăng 77% so với bình quân năm 2019. Tính tại thời điểm 31/12/2020, khối lượng mở (OI) toàn thị trường đạt 40.339 hợp đồng, tăng 143% so với cuối năm 2019.
Đến những ngày đầu giao dịch năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ, vượt ngoài mọi dự đoán. Theo
UBCKNN, Việt Nam được xếp vào danh sách là một trong số ít nước giữ được mức tăng trưởng dương 2,91% và được dự báo phục hồi ở mức 6,5 - 6,8% trong năm 2021. Đó chắc chắn là động lực chính giúp củng cố lòng tin của NĐT, thu hút dòng vốn đầu tư vào TTCK.
Cùng với đó, xét vị thế thị trường cận biên và triển vọng được nâng hạng lên thị trường mới nổi giai đoạn trước năm 2025, thị trường Việt Nam được kỳ vọng còn nhiều dư địa để có thể phát triển trên cơ sở thu hút đồng thời cả dòng vốn đầu tư nội địa và nước ngoài.
Do đó, một số giải pháp được đưa ra dưới đây dành cho VPS nhằm giữ vững và ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán.