5. Kết cấu đề tài
3.1.1. Định hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam
Bối cảnh hội nhập phát triển sâu rộng buộc Việt Nam phải mở rộng quy mô thị trường, trong đó có thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng. Chính phủ đang giảm sự can thiệp trực tiếp vào thị trường, buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo đó, thị trường sẽ trở nên sôi động hơn, các phí giao dịch giảm, dự án được xếp loại ưu tiên nguồn vốn sẽ giảm dần, đồng thời chuyển sang những khoản đầu tư có lợi nhuận cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán đã và đang phát triển hoàn thiện các định chế chứng khoán trung gian: việc hội nhập và mở rộng việc tiếp cận thị trường có thể sẽ thúc đẩy phát triển các định chế chứng khoán trung gian, minh bạch và kỷ luật thị trường, thúc đẩy tính công khai, qua đó thúc đẩy tăng trưởng cầu đầu tư trên thị trường và tăng nhu cầu mua chứng khoán thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành.
Bên cạnh đó, thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua TTCK. Việc hội nhập sẽ mở ra cơ hội thu hút vốn đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp từ nước ngoài thông qua TTCK. Đối với các yêu cầu cam kết độ mở sâu rộng ngày càng gia tăng trên nhiều lĩnh vực, mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ, từ đó kéo theo sự gia tăng dòng vốn đầu tư giữa Việt Nam với quốc tế.
Năm 2020, một số luật và các quy định mới quan trọng về TTCK đã được phê duyệt và một nội dung quan trọng khác là Nghị định 32 về thoái vốn Doanh nghiệp Nhà nước, giúp thúc đẩy hoạt động thoái vốn, ít nhất đối với Doanh nghiệp Nhà nước có quy mô nhỏ.
Đại dịch Covid-19 kéo dài trong năm 2021 sẽ ảnh hường đến triển vọng đầu tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như tăng trưởng vĩ mô cả năm. Tuy còn quá sớm để đánh giá mức độ giảm tăng trường của doanh nghiệp, nhưng có thể thấy rõ các ngành như Vận tải, Du lịch và Tiêu dùng bên ngoài sẽ bị ảnh hưởng ngay, trong khi một số ngành bị ảnh hưởng chậm hơn do tác động dây chuyền từ sản xuất đến thu nhập và tiêu dùng kéo dài cũng bị ảnh hưởng chậm hơn. Mặc dù khó khăn hơn nhứng các chính sách kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác cũng được kì vọng theo sát và hỗ trợ tăng trưởng. Các chính sách tài khóa và tiền tệ đã được áp dụng và sẽ được cân nhắc bao gồm giảm lãi suất, gia hạn nộp thuế cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch, tạm dừmg đóng bảo hiểm xã hội và đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng.
Các chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam năm 2021 còn nhiều thách thức xuất phát từ hiệu quả chưa rõ rang của vắc xin ngừa covid-19 và rủi ro tiềm ẩn nợ công ở
các nước phát triển. Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ đạt 2,91%, thấp nhất giai đoạn 2011-2020, nhưng đây lại là một con số cực kỳ ấn tượng và nằm trong nhóm cao trên toàn cầu. Thặng dư thương mại năm 2020 đạt mức kỷ lục là 19.1 tỷ USD, con số này cao hơn 10 tỷ USD so với năm 2019. Những điểm sáng trong năm 2020 tạo tiền đề cho sự phục hồi kinh tế của Việt Nam năm 2021.
Trong dài hạn, các quy định mới liên quan tới TTCK kỳ vọng sẽ đều chính thức được áp dụng vào nửa cuối năm 2021, theo đó tác động tích cực lên tâm lý nhà đầu tư trong nước và thúc đẩy tâm lý thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung. Đối với một số vấn đề trong các lĩnh vực quan trọng như đầu tư công vào cơ sở hạ tầng, cổ phần hóa hay cơ cấu TTCK, Việt Nam cần giải quyết cấp bách những nút thắt một cách nhanh chóng nhằm tối đa hóa đà tăng trưởng và tối ưu hóa giai đoạn dân số vàng, xác định và xây dựng tầm nhìn cho nền kinh tế trước khi dân số Việt Nam bắt đầu già đi nhanh chóng trong 7- 10 năm tới.