Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tiên sơn thanh hóa (Trang 30 - 33)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần quan tâm đến một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.

Doanh nghiệp có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tốt nhưng chưa chắc đã phản ánh khả năng thanh toán là cao và đảm bảo. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp có thể hiểu là năng lực tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng các nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao chứng tỏ doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, đảm bảo mức độ an toàn tài chính và khả năng chi trả tốt các khoản nợ của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu khả năng thanh toán thấp cho thấy tình hình tài chính là không tốt, doanh nghiệp gặp phải các vấn đề, rủi ro về tài chính dẫn đến mất khả năng thanh toán các khoản nợ và nguy cơ dẫn đến phá sản. Vì vậy, đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh toán là rất quan trọng và cần thiết với doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, hệ số thanh toán tổng quát còn có tên gọi khác là hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Đây là chỉ số phản ánh một cách tổng quát nhất khả năng thanh toán của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn. Theo “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà, NXB Tài chính, 2015” ta có công thức tính:

Tổng tài sản Hệ số TT tổng quát = Nợ phải trả

Nếu hệ số này lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ, từ đó chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp là ổn định. Ngược lại, nếu hệ số này nhỏ hơn 1 phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính, vì vậy sẽ mất khả năng thanh toán các khoản nợ.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Theo “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà, NXB Tài chính, 2015” ta có công thức tính:

Tài sản ngắn hạn Hệ số TT hiện thời (ngắn hạn) = N ợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này lớn hơn 1 và càng cao cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp càng cao. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì hệ số này cao quá chưa chắc là tốt. Bởi có thể doanh nghiệp sử dụng không hợp lý nguồn tài chính, đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu của doanh nghiệp, dẫn đến dư thừa và không mang lại hiệu quả gì. Ngược lại, nếu hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp là kém, tài chính không ổn định, gặp khó trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán nhanh thể hiện mối quan hệ giữa các tài sản ngắn hạn và khoản nợ ngắn hạn. Theo “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà, NXB Tài chính, 2015” ta có công thức tính:

Tài sản ngắn hạn-Hàng tồn kho Hệ số TT nhanh = Nợ ngắn hạn

Hàng tồn kho ở đây gồm thành phẩm, sản phẩm kinh doanh dở dang, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,… Nó không được xếp luôn vào tài sản ngắn hạn vì cần có thời gian bán chúng đi và khả năng thanh khoản của nó là kém nhất.

Nếu hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, khả năng thanh khoản cao. Ngược lại, nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp gặp khó trong việc trả nợ, tính thanh khoản thấp.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Đây là chỉ tiêu đánh gần hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau. Theo “Giáo trình phân tích tài chính

doanh nghiệp, Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà, NXB Tài chính, 2015” ta có công thức tính:

Tiền + Các khoản tương đương tiền Hệ số TT tức thời = Nợ ngắn hạn

Hệ số này càng cao phản ánh mức độ thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các khoản tiền và tương đương tiền là đảm bảo.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết khả năng chi trả cho lãi vay của doanh nghiệp cũng như mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ. Chỉ tiêu này được thể hiện dưới công thức. Theo “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà, NXB Tài chính, 2015” ta có công thức tính:

Hệ số TT lãi vay =

Nếu hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp càng yếu, doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép từ các chủ nợ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, thậm chí tới mức phá sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tiên sơn thanh hóa (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w