Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tiên sơn thanh hóa (Trang 46 - 54)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.6 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn

2020

Tình hình tài chính của công ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa:

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính doanh nghiệp tổng hợp, nó phản ánh số liệu về giá trị toàn bộ tài sản và nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối quý hay cuối năm. Qua đó nó cũng cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Dưới đây là bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa từ năm 2018 đến năm 2020 (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tài sản ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản phải thu ngắn hạn

Hàng tồn kho

Tài sản ngắn hạn khác Tài sản dài hạn

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Tổng cộng tài sản Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Tổng nguồn vốn

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2018- 2020

Qua bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Về tài sản

Nhìn chung, tổng giá trị tài của Công ty có sự thay đổi qua các năm. Giá trị tài sản cuối năm 2019 tăng 7.635 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1,29%. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 20.310 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 15,76% còn tài sản dài hạn giảm 12.675 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 2,73%. Nhưng đến cuối năm 2020, tổng giá trị tài sản lại giảm xuống còn 579.864 triệu đồng, giảm 21.016 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,5% so với năm 2019. Cụ thể tài sản ngắn hạn trong năm 2020 tăng 23.408 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 15,69%, tài sản dài hạn giảm 44.425 triệu đồng tương đương giảm 9,83%. Điều này cho thấy quy mô về tài sản của Công ty đã có sự gia tăng về quy mô và thay đổi về cơ cấu qua các năm. Biểu hiện cụ thể hơn là sự thay đổi của một số loại tài sản như:

Các khản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng từ năm 2018-2020. Cụ thể, năm 2019 tăng 14.918 triệu đồng so với năm 2018, năm 2020 tăng 21.793 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 19,34% so với trong năm 2019.

Bên cạnh đó, mặt hàng tồn kho của Công ty có sự thay đổi khác nhau qua các năm. Năm 2019, hàng tồn kho của Công ty tăng 4.994 triệu đồng tương ứng tăng 25,82% so với năm 2018. Hàng tồn kho tăng lên như vậy là do trong năm 2019, Công ty mở rộng hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc dữ trự nguyên vật liệu, cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc cũng tăng lên và dẫn đến việc hàng tồn kho lớn. Tuy nhiên, đến năm 2020, mặt hàng tồn kho lại giảm, giảm 7.342 triệu đồng tương đương giảm 30,17% so với năm 2019.

- Về nguồn vốn

Bên cạnh những thay đổi của tài sản thì nguồn vốn của Công ty cũng có những sự biến động từ năm 2018 đến năm 2020. Tổng nguồn vốn năm 2019 so

với năm 2018 tăng 7.635 triệu đồng tương ứng tăng 1,29%. Đến năm 2020 lại giảm 21.016 triệu đồng so với năm 2019. Cụ thể như sau:

Nợ phải trả của Công ty có xu hướng giảm từ năm 2018 đến năm 2020. Năm 2019, nợ phải trả là 189.985 triệu đồng, giảm 13.512 triệu đồng tương ứng giảm 6,64% so với năm 2018. Năm 2020 so với năm 2019 giảm 35.055 triệu đồng tương đương với tỷ lệ giảm là 18,45%. Trong đó, nợ ngắn hạn năm 2019 giảm khoảng 15% so với năm 2018 nhưng năm 2020 lại tăng khoảng 29,21% so với năm 2019. Nguyên nhân mà khoản nợ ngắn hạn trong năm 2020 tăng lên là do các khản phải trả, phải nộp của Công ty tăng lên.

Vốn chủ sở hữu lại có sự tăng đều qua các năm, từ năm 2018 đến năm 2020. Cụ thể, năm 2019 tăng lên là 21.147 triệu đồng tương ứng tăng 5,43% so với năm 2018. Năm 2020 cũng tăng nhưng không đáng kể, tăng lên 14.039 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 3,42%.

Qua đây những phân tích có thể thấy tình hình tài chính của công ty là tương đối ổn định, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính là khá tốt.

Kết quả kinh doanh của công ty:

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018-2020 chưa thực sự hiệu quả. Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2018 đến năm 2020 của công ty cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa (Bảng 2.2)

Bảng 2.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Kết quả kinh doanh

1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

2. Giá vốn hàng bán

3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Doanh thu hoạt động tài chính

5. Chi phí tài chính

6. Chi phí bán hàng

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp

8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

9. Lợi nhuận khác

10. Tổng lợi nhuận trước thuế

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể năm 2019 tăng 811 triệu đồng so với năm 2017, tăng tương ứng với tỷ lệ 0,27%. Tuy mới thành lập được hơn 1 năm nhưng hoạt động kinh doanh của Công ty đã đem lại nguồn doanh thu tương đối lớn. Tuy nhiên đến năm 2020, do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, doanh thu thuần năm 2020 của Công ty có xu hướng giảm so với năm 2019. Cụ thể doanh thu giảm xuống còn 287.099 triệu đồng, giảm 9.297 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 3,14%. Tuy giảm xuống nhưng không đáng kể, nhìn chung doanh thu thuần của công ty vẫn ở mức ổn định. Điều này cho thấy công ty đã cũng có những cố gắng của toàn thể nhân viên công ty cũng như những hướng đi đúng đắn của lãnh đạo công ty.

Tiếp theo ta thấy lợi nhuận thuần của công ty nhìn chung có xu hướng giảm qua các năm, từ năm 2018 đến năm 2020. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2019 giảm đi 5.696 triệu đồng so với năm 2018, giảm tương ứng với tỷ lệ 19,55%. Lợi nhuận thuần của Công ty vẫn tiếp tục giảm, đến năm 2020 giảm mạnh xuống 10.025 triệu đồng, tương ứng giảm 42,78%. Đây là một dấu hiệu không tốt cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang kém hiệu quả. Vì vậy, công ty cần tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đem lại lợi nhuận cao.

Lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng giảm qua các năm. Lợi nhuận sau thuế năm 2019 là 21.147 triệu đồng, giảm 2.843 triệu đồng so với năm 2018. Năm 2020 giảm so với năm 2018 là 7.109 triệu đồng tương ứng giảm 33,62%.

Qua khái quát về kết quả kinh doanh của công ty qua các năm, từ năm 2018 đến năm 2020, ta thấy tình hình kinh doanh của công ty là chưa thực sự ổn định, doanh thu có tăng nhưng không đều nên lợi nhuận mang lại cho công ty là chưa cao. Điều đó là không thể tránh khỏi do trong năm 2020, dịch Covid xảy ra đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty như hạn

chế tiêu thụ, đẩy mạnh sản phẩm cũng như phải cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Do vậy, công ty cần cố gắng vượt qua khó khăn đó để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và phát triển hơn nữa trên thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tiên sơn thanh hóa (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w