5. Kết cấu của đề tài
2.3.1 Đánh giá chung
Thứ nhất, về cơ cấu tài chính
Trong giai đoạn 2018-2020 ta thấy giá trị tài sản của công ty giá trị tài sản công ty tăng lên từ năm 2018 đến năm 2019. Giá trị tài sản cuối năm 2019 tăng 7.635 triệu đồng so với năm 2018. Nhưng đến năm 2020 lại giảm xuống, giảm 21.016 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,5%. Trong đó tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng qua các năm, đến năm 2020 giá trị tài sản ngắn hạn là 172.575 triệu đồng, tăng mạnh so với các năm trước, tăng 20.408 triệu đồng so với năm 2019. Tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể cuối năm 2020,
giá trị tài sản dài hạn là 407.288 triệu đồng, giảm khoảng gần 10% so với năm 2019. Qua đây có thể thấy quy mô về tài sản của công ty có sự gia tăng về quy mô và những biến động về cơ cấu qua các năm, từ năm 2018 đến năm 2020. Bên cạnh đó là vấn đề về hàng tồn kho có những thay đổi trong giai đoạn này. Hàng tồn kho cuối năm 2019 tăng khoảng gần 26% so với năm 2018, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng dữ trữ của công ty là khá tốt, có thể đáp ứng ngay cho khách hàng cần. Đến năm 2020, hàng tồn kho đã phần hạn chế, giảm xuống khoảng hơn 30% so với năm 2019, cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm là khá tốt, không còn nhiều mặt hàng tồn kho. Công ty cần có những giải pháp hiệu quả hơn nữa trong giải quyết các vấn đề hàng tồn kho để thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu, mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
Bên cạnh những biến động về tài chính thì cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn này cũng có những biến đổi. Vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên qua các năm. Đến cuối năm 2020, vốn chủ sở hữu là 424.934 triệu đồng, tăng khoảng 3,42% so với năm 2019. Mặc dù có những phát sinh thêm khoản nợ ngắn hạn để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, cụ thể nợ ngắn hạn đến cuối năm 2020 tăng lên, tăng khoảng hơn 29% so với năm 2019. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn của công ty vẫn chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy nguồn vốn của công ty là khá ổn định và khả năng làm chủ tài chính của công ty là khá tốt.
Thứ hai, về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn 2018-2020, các tỷ suất sinh lợi của công ty nhìn chung có xu hướng giảm qua các năm. Doanh thu thuần có sự tăng lên vào năm 2019, tăng gần 3% so với năm 2018. Tuy nhiên xét tổng doanh thu qua các năm ta thấy giảm xuống, trong khi đó tổng chi phí có sự tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2018-2020, đến cuối năm 2020 tổng chi phí là 272.241 triệu đồng, tăng 1.449 triệu đồng so với năm 2019 trước đó. Chi phí cao so với doanh thu dẫn đến lợi nhuận mang lại cũng ít đi. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu khá thấp và giảm dần, đến năm 2020 giảm còn 4,1%, giảm gần 31% so với năm
2019. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng thấp, cuối năm 2020 tỷ suất này chỉ đạt 3,3%, giảm hơn 35% so với năm 2019. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là rất thấp, ở mức 2,4% và giảm trên 31% so với năm 2019. Các tỷ suất sinh lợi này giảm cho thấy công ty chưa quản lý, sử dụng tiết kiệm chi phí một cách hợp lý. Bên cạnh đó là sự chưa hiệu quả trong việc sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu để thu lợi, đem lợi nhuận về cho công ty. Vì vậy, công ty cần cố gắng để khắc phục những vấn đề này, đem lại lợi nhuận để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn vốn và chi phí
Hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn cố định và vốn lưu động là chưa hiệu quả trong giai đoạn 2018-2020. Trong giai đoạn này, sức sinh lời của vốn đều rất thấp và giảm qua các năm. Đến cuối năm 2020, sức sinh lời của vốn lưu động chỉ ở mức 0,047 lần, giảm hơn 23% và sức sinh lời vốn lưu động là 0,175 lần, giảm gần 36% so với năm 2019. Bên cạnh đó, mức doanh lợi mà đồng vốn cố định, vốn lưu động cũng rất thấp và cớ xu hướng giảm xuống. Năm 2020, mức doanh lợi vốn cố định đạt 0.063 lần, giảm trên 17%, mức doanh lợi vốn lưu động ở mức cao hơn một chút so với vốn cố định là 0,232 lần, giảm khoảng 30,5% so với năm 2020. Đây là những biểu hiện rõ nhất cho thấy việc sử dụng các nguồn vốn này của công ty là chưa hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng chi phí qua các năm là chưa thực sự tốt. Biểu hiện là sức sinh lời chi phí trong giai đoạn này rất thấp và giảm xuống. Tính đến cuối năm 2020, sức sinh lời chỉ ở mức 0,052 lần, giảm khoảng 34% so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí giá vốn hàng bán cao, cuối năm 2019 là 253.246 triệu đồng, tăng 7.614 triều đồng (tăng 3,1%) so với năm 2018 và đến cuối năm 2020 có giảm xuống một chút, giảm gần 1% so với năm 2019. Việc bỏ ra chi phí cao như vậy nhưng doanh thu đem lại chưa cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp là khá cao, đến cuối năm 2020 là 9.696 triệu đồng, tăng khoảng 93,7% so với năm 2019 cho
thấy công ty chưa sử dụng và tiết kiệm chi phí một cách hợp lý, làm giảm lợi nhuận và chưa đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, hiệu suất hoạt động trong kinh doanh
Hàng tồn kho của công ty có hiện tượng bị ứ đọng trong năm 2019, biểu hiện là số vòng quay hàng tồn kho giảm 12,15% so với năm 2018. Tuy nhiên đến cuối năm 2020, lượng hàng tồn kho đã phần nào được kiểm soát, số vòng quay hàng tồn kho tăng khoảng 4,74%. Nhưng công ty cần có những biện pháp quản lý hàng tồn kho hợp lý hơn nữa để tránh gây tới tình hình tài chính cũng như kinh doanh của công ty.
Vòng quay các khoản phải thu có biến động qua các năm. Đến cuối năm 2020, số vòng quay giảm xuống là 5,73 vòng, giảm khoảng 56% so với năm 2019. Điều này cho thấy tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu giảm dẫn đến kha năng chuyển đổi sang tiền mặt cũng giảm, ảnh hưởng đến việc tài trợ vốn lưu động trong kinh doanh, biểu hiện là vòng quay vốn lưu động cũng giảm xuống trong giai đoạn này.
Cuối cùng, khả năng thanh toán
Nhìn chung, khả năng thanh toán của công ty trong giai đoạn 2018-2020 được thực hiện khá tốt. Biểu hiện rõ nhất là hệ số thanh toán tổng quát của công ty là khá tốt, tính đến cuối năm 2020 là 3,74 lần, tăng trên 18% so với năm 2019. Bên cạnh đó, khả năng thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn cũng khá ổn. Năm 2019 là 2,09 lần, tăng so với năm 2018 là 35,7%, đến năm 2020 có giảm xuống nhưng không đáng kể, giảm hơn 10% nên nhìn chung là vẫn khá ổn. Khả năng thanh toán các khoản vay cũng ở mức chưa thực sự ổn định, năm 2019 có tăng lên khoảng 0,87% nhưng lại giảm hơn 20% vào năm 2020. Có thể thấy khả năng thanh toán của công ty là được đảm bảo, tuy nhiên vẫn cần có những chính sách tài chính, đầu tư hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán cũng như tình hình tài chính sẽ ổn định hơn.