5. Kết cấu của đề tài
2.2.6 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Dưới đây là bảng phân tích một chỉ tiêu để đánh giá khả năng thanh toán của công ty từ năm 2018 đến năm 2020 (Bảng 2.10)
Bảng 2.10 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2018-2020
Chỉ tiêu Hệ số TT tổng quát Hệ số TT hiện thời (ngắn hạn) Hệ số TT nhanh Hệ số TT tức thời Hệ số TT lãi vay Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Hệ số thanh toán tổng quát của công ty nhìn chung có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2018, hệ số này là 2,92 và tăng lên là 3,16, tăng khoảng 8,5% so với năm 2018. Hệ số thanh toán tổng quát trong năm 2020 tiếp tục tăng lên, tăng 0,58 lần tương ứng với tỷ lệ tăng khoảng 18,3% so với năm 2019. Đây là dấu cho thấy khả năng thanh toán tổng quát của công ty là tốt.
Hệ số thanh toán ngắn hạn có sự biến động qua các năm. Năm 2018, hệ số này là 1,54 lần, nghĩa là tài sản ngắn hạn tại thời điểm này có khả năng thanh toán được 1,54 lần nợ ngắn hạn. Năm 2019, hệ số này ở mức 2,09 lần, tăng 0,55 so với năm 2018 cho thấy tài sản ngắn hạn tại thời điểm này có thể thanh toán được 1,54 lần nợ ngắn hạn. Nguyên nhân tăng lên là do trong năm 2019, công ty đã đẩy mạnh trong việc nộp thuế, thanh toán các khoản vay ngắn hạn và một số khoản phải nộp Nhà nước, từ dẫn đến các khoản nợ ngắn hạn giảm.
Nhưng đến năm 2020, hệ số thanh toán ngắn hạn lại giảm xuống, giảm 10,53% so với năm 2019. Nhìn chung, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty đang khá an toàn, công ty có khả năng chi trả các khoản nợ vào cuối mỗi năm. Hệ số thanh toán nhanh của công ty là khá ổn qua các năm. Năm 2019, hệ số này ở mức 1,75 lần cho thấy tài sản lưu động có khả năng đảm bảo thanh toán ngay 1,75 lần nợ ngắn hạn, tăng 0,45 lần ứng với tỷ lệ tăng là 34,6% so với năm 2018. Trong năm 2020, hệ số này giảm xuống một chút so với năm 2019, giảm khoảng 3,43% so với năm 2019. Qua đây có thể thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty là tốt.
Hệ số thanh toán tức thời qua các năm có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm 2019 hệ số này là 0,07 lần, tức là tiền và các khoản tương đương tiền có khả năng thanh toán được 0,07 lần nợ ngắn hạn, giảm 0,01 lần so với năm 2018. Hệ số này có tăng lên vào năm 2020, tăng lên 0,14 lần so với năm 2019. Nhìn chung, hệ số thanh toán tức thời của công ty qua các năm là đều ở mức nhỏ hơn 1, lại có sự tăng giảm không đều cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là kém.
Nói đến khả năng thanh toán lãi vay của công ty ta thấy, năm 2019 hệ số thanh toán lãi vay của công ty là 3,48 lần, tức là cứ 1 đồng lãi vay thì được đảm bảo bằng 3,48 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, hệ số này tăng lên gần 1% so với năm 2019. Đến năm 2019, hệ số này giảm xuống khoảng 20,4% so với năm 2019 nhưng vẫn ở mức khá cao là 2,77 lần. Tóm lại, khả năng chi trả lãi vay của công ty ở mức khá ổn, tạo niềm tin cho các đối tác.
2.2.7 Phân tích Dupont
Phân tích theo mô hình Dupont 3 bước:
Dưới đây là bảng phân tích tài chính của công ty từ năm 2018 đến năm 2020 theo mô hình Dupont 3 bước (Bảng 2.11)
Bảng 2.11: Phân tích tài chính theo mô hình Dupont 3 bước của công ty giai đoạn 2018-2020
Mô hình Dupont 3 bước
Biên lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế ÷ Doanh thu thuần)
Vòng quay tài sản (Doanh thu thuần ÷ Tổng tài sản BQ)
Hệ số đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản BQ ÷ VCSH bình quân)
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tiếp theo là biểu đồ thể hiện tài chính của Công ty (Biểu đồ 2.1)
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện tài chính của Công ty giai đoạn 2018-2020
Hệ số lãi ròng cho bạn biết khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu hầu như chỉ trang trải được các chi phí hay đã có thêm một phần “lời” khá tốt. Các doanh nghiệp thương mại thường có biên lợi nhuận thấp, và rõ ràng tổng công ty Cổ phần Tiên Sơn Thanh Hóa là một công ty sản
xuất kinh doanh với hàm lượng giá trị gia tăng khá thấp và giảm dần qua các năm. Năm 2018 là 8% giảm xuống còn 7% năm 2019 và 5% năm 2020.
Vòng quay tổng tài sản thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trên tổng vốn đầu tư vào tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu. Dĩ nhiên, việc cao hay thấp phụ thuộc vào đặc thù ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Ở đây, chúng ta có thể hiểu con số năm 2018 là 0,5 và năm 2019 là 0,49 có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản sẽ tạo ra 0,5 đồng và 0,49 đồng doanh thu. Điều này cho thấy công ty là một doanh nghiệp có hiệu quả sử dụng tài sản thấp và có xu hướng giảm qua các năm.
Hệ số đòn bẩy tài chính đo lường mức độ nợ mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho hoạt động của mình. Con số năm 2018 là 1,52 và năm 2020 là 1,36 nghĩa rằng giá trị vốn chủ sỡ hữu đang khá lớn, số nợ phải giảm dần qua các năm, điều này cho thấy khả năng trả nợ là khá ổn.
Phân tích theo mô hình Dupont 5 bước:
Sau đây là bảng phân tích tài chính của công ty từ năm 2018 đến năm 2020 theo mô hình Dupont 5 bước ( Bảng 2.12)
Bảng 2.12: Phân tích tài chính theo mô hình Dupont 5 bước của công ty giai đoạn 2018- 2020
Mô hình Dupont 5 bước
Gánh nặng thuế (Lợi nhuận sau thuế ÷ Lợi nhuận trước thuế)
Gánh nặng lãi vay (EBT ÷ EBIT)
Biên lợi nhuận hoạt động (EBIT ÷ Doanh thu thuần)
Vòng quay tài sản (Doanh thu thuần ÷ Tổng tài sản bình quân)
Hệ số đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản BQ ÷ VCSH bình quân)
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Tiếp theo là biểu đồ thể hiện tài chính của Công ty (Biểu đồ 2.2)
Mô hình dupont 5 bước
2.000 15.0% 1.500 1.000 0.500 10.0% 5.0% -
Gánh nặng thuế (Lợi nhuận sau thuế ÷ Lợi nhuận trước thuế)
Gánh nặng lãi vay (EBT ÷ EBIT)
Vòng quay tài sản (Doanh thu thuần ÷ Tổng tài sản bình quân) Hệ số đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản BQ ÷ VCSH bình quân) Biên lợi nhuận hoạt động (EBIT ÷ Doanh thu thuần) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Gánh nặng thuế đo lường mức độ thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải trả. Theo như tính toán cho thấy rằng năm 2018 Công ty giữ lại gần 81% và năm 2020 là khoảng 75% cho mỗi đồng họ làm ra sau khi đã trừ hết các chi phí, hay nói cách khác là mức thuế của Công ty phải chịu đang ở khoảng 19% năm 2018 và 25% năm 2020.
Năm 2018 là 0,713 và năm 2020 là 0,639 cho thấy Công ty không có quá nhiều các khoản vay nợ trên chỉ số gánh nặng lãi vay của 2 năm này là khá thấp. Điều này chứng tỏ Công ty đang có nguồn vốn chủ sở hữu khá là vững chắc.
Biên lợi nhuận hoạt động là một chỉ số để đánh giá mức độ tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi so với doanh thu. Ở đây, có thể hiểu chi phí sản xuất ÷ chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2018 chiếm khoảng 86% doanh thu của họ và năm 2020 chiếm khoảng 90% doanh thu của họ.
Từ 2 phần phân tích Dupont trên ta có thể thấy tỷ suất ROE của công ty có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2019 tỷ suất này giảm xuống 1,1% so với năm so với năm 2018 và giảm tiếp 1,8% trong năm 2020.